Bảo vệ người cao tuổi, người mắc bệnh nền trong đại dịch Covid-19

Thực tế cho thấy, bất cứ lứa tuổi nào cũng đều có thể bị nhiễm dịch bệnh COVID-19, tuy nhiên, người cao tuổi, nhất là những người có bệnh nền như: hen, đái tháo đường, tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, suy thận mạn tính ... sẽ có nguy cơ dễ mắc phải khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

anh tin bai

Người cao tuổi và người có bệnh lý nền cần tiêm vắc xin Covid-19 sớm để bảo vệ sức khỏe bản thân

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện Việt Nam có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, chiếm gần 12% dân số cả nước. Tại tỉnh Bắc Kạn,theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, có 32.765 người cao tuổi, chiếm tỷ lệ 10,4% trong tổng dân số của tỉnh.

Theo nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương cũng cho thấy, người cao tuổi trung bình có từ 3 bệnh lý mạn tính trở lên, trong đó có các bệnh hay gặp, như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, xương khớp, phổi mạn tính.

Bệnh lý nền là một hoặc nhiều bệnh đã có trước đó và thường gặp ở người cao tuổi,như: bệnh đái tháo đường; tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim); hô hấp (hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính).

anh tin bai

Tiêm vắc xin Covid-19 liều bổ sung

Với người cao tuổi do ảnh hưởng của quá trình lão hóa, sức đề kháng giảm hơn so với các nhóm tuổi khác và người mắc các bệnh lý nền các cơ quan suy giảm chức năng, trong đó có hệ miễn dịch khiến khả năng chống chọi với bệnh tật suy giảm. Vì vậy việc tạo miễn dịch chủ động cho người cao tuổi và người cao tuổi có bệnh lý nền bằng cách tiêm phòng vắc xin Covid-19 là vô cùng cấp thiết.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho người cao tuổi, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tăng cường tiêm chủng vắc xin COVID-19, trong đó ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 cho người từ 65 tuổi trở lên tại các điểm tiêmvới tiêu chí an toàn đặt lên hàng đầu và được tiêm loại vắc xin có chỉ định phù hợp. Tại các điểm tiêm thực hiện nghiêm quy trình tiêm chủng an toàn theo quy định của Bộ Y tế. Do vậy, chưa có bất cứ biến chứng nặng nào xảy ra. Chỉ có số ít người phản ứng thông thường.

Với đặc thù của người cao tuổi, hầu hết tại các điểm tiêm, những người già có bệnh nền trước khi tiêm được thăm khám sàng lọc cẩn thận. Những trường hợp đang được điều trị ổn mới được chỉ định tiêm.

Trước khi tiêm, nhân viên y tế phải hỏi tư vấn kỹ lưỡng về tiền sử dị ứng thuốc và thức ăn, đồng thời cán bộ y tế cũng phải theo dõi chặt chẽ 30 phút sau tiêm.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo với người cao tuổi, người mắc bệnh nền không nên có tâm lý chần chừ, kén chọn hay từ chối tiêm chủng vắc xin Covid-19. Chỉ có tiêm chủng Covid-19 sớm mới giúp bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng người cao tuổi, người bệnh nền trong mùa dịch.

anh tin bai

Tại điểm tiêm cán bộ y tế tư vấn kỹ lưỡng và theo dõi chặt chẽ 30 phút sau tiêm cho mọi người đến tiêm

Nhiều năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm tới công tác bảo vệ, chăm sóc Người cao tuổi.Chính phủ và ngành Y tế luôn coi người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính là đối tượng ưu tiên trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Cụ thể,Bộ Y tế đã có Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính ở tuyến y tế cơ sở trong bối cảnh dịch COVID-19. Hướng dẫn nhằm giúp cán bộ y tế cơ sở phối hợp với chính quyền và các ban ngành đoàn thể địa phương, y tế tuyến trên, các cơ sở nuôi dưỡng và chăm sóc người cao tuổi và các hộ gia đình trong việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, dự phòng lây nhiễm COVID-19 cho người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính tại cộng đồng trong bối cảnh phòng chống dịch COVID-19. Trong đó có hướng dẫn cụ thể về tuyên truyền phòng bệnh cho người cao tuổi, các biện pháp sự phòng nâng cao sức khoẻ cho người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính.

Để phòng dịch COVID-19 đối với người cao tuổi, cùng với việc tiêm vắc xin tạo miễn dịch và thực hiện 5K, các bác sỹ khuyến cáo: Trong mùa dịch, quan trọng nhất là người cao tuổi cần phải nâng cao thể trạng, tuân thủ việc điều trị bệnh mạn tính hiện có theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, với những người mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường nên kiểm soát tốt huyết áp, đường máu, duy trì ổn định bệnh lý tim mạch... Bên cạnh đó, người già cần chú ý ăn đủ chất và tránh áp dụng chế độ ăn kiêng quá ngặt nghèo, vì sẽ làm cho cơ thể thiếu chất gây suy yếu hệ miễn dịch; bổ sung đủ nước hằng ngày. Cùng với đó, cần tăng cường các hoạt động trong nhà, ngoài trời trong phạm vi sức khoẻ cho phép như đi bộ, vận động nhẹ nhàng, tập thể dục quanh nhà, làm vườn,… với thời lượng ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần.

Môi trường sinh hoạt của người cao tuổi cần phải sạch sẽ, thông thoáng. Nhà cửa nên thường xuyên vệ sinh, khử trùng, nhất là các nơi, bề mặt vật dụng tiếp xúc hàng ngày như: phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh, tay nắm cửa,… Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn với nồng độ cồn tối thiểu 60% giúp người cao tuổi phòng, chống dịch COVID-19 cũng như rất nhiều tác nhân gây bệnh khác.

Đối với người cao tuổi có các bệnh mãn tính cần đảm bảo đủ thuốc, không tự ý bỏ thuốc, thay đổi thuốc, tăng liều, giảm liều. Khi có vấn đề về sức khỏe, cần liên hệ ngay với trạm y tế xã, phường, thị trấn hoặc bác sĩ gia đình để được tư vấn; trong trường hợp thật sự cần thiết, cấp cứu mới đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh; luôn sử dụng khẩu trang và sát khuẩn tay nếu ra ngoài.

Sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng, thay vì hoang mang lo lắng trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, người cao tuổi bình tĩnh tuân thủ các hướng dẫn phòng bệnh, đặc biệt luôn giữ tinh thần lạc quan cùng lối sống lành mạnh để phòng tránh dịch COVID-19 hiệu quả hơn.

P.TH

Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 735
  • Trong tuần: 9 886
  • Tất cả: 1129185
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập