BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe người bệnh, là một trong những bệnh gây tàn phế (suy hô hấp) và có tỉ lệ tử vong cao -  đứng thứ 4, sau bệnh tim, ung thư và bệnh tai biến mạch máu não. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng mùa lạnh, bệnh rất dễ xuất hiện.

anh tin bai

Cán bộ Y tế BVĐK tỉnh kiểm tra chức năng hô hấp của người bệnh để tầm soát bệnh phổi tắc nghẽn.

Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên toàn cầu chiếm khoảng  9 đến 10% dân số, còn Việt Nam tỷ lệ người mắc căn bệnh này chiếm khoảng gần 10% dân số. Căn bệnh này ngày càng có xu hướng gia tăng do tình trạng môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm, số người hút thuốc lá vẫn còn cao.

Qua số liệu khám điều trị bệnh của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc kạn cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm trên 10% tổng số người được khám mỗi năm. Đa số những bệnh nhân trên đều là người lớn tuổi, tập trung ở những người có tiền sử tiếp xúc với môi trường độc hại, khói than, bụi, hút thuốc lá, thuốc lào,…

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh gây tắc nghẽn đường thông hệ hô hấp, bệnh tiến triển dần theo thời gian và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử nhỏ hoặc khí độc hại mà trong đó khói thuốc lá, thuốc lào đóng vai trò hàng đầu. Bệnh rất nguy hiểm vì không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ điều trị làm giảm sự phát triển của bệnh. Vì vậy người bệnh không nên chủ quan với biểu hiện của bệnh và hoàn toàn có cuộc sống bình thường nếu phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, tuân thủ đúng các phác đồ.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có triệu chứng thường gặp nhất là khó thở, ho, khò khè và có hiện tượng tăng tiết chất nhày, đờm. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, lười vận động, chán ăn do thiếu dưỡng khí.

Theo bác sỹ chuyên khoa, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một căn bệnh trường diễn, vì vậy, việc điều trị bệnh cần phải được duy trì và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị. 

Để hạn chế bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Bác sỹ khuyên rằng: Nếu người có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào thì nên bỏ ngay, hạn chế đến mức thấp nhất tiếp xúc với khí, khói độc hại, bụi; tránh hút thuốc lá, thuốc lào thụ động vì khói thuốc lá không những là nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà còn là nguy cơ cao của các bệnh về phổi, đặc biệt là ung thư phổi. Cần có bảo hộ lao động tốt cho những người làm việc trong môi trường có hóa chất, khói, bụi bặm. Nên tập thể dục đều đặn hàng ngày, nhất là hít thở không khí trong lành trước và sau khi ngủ dậy. Tuy nhiên, những lúc thời tiết chuyển mùa ở miền Bắc nước ta, nhất là mưa, lạnh chỉ nên tập thể dục trong nhà. Mặc ấm, không để nhiễm lạnh đột ngột; khi ra đường, cần mặc đủ ấm, cổ quàng khăn ấm; tay, chân cần đi tất.

Người bệnh luôn có đủ thuốc để dự phòng mà bác sĩ đã kê đơn trong các lần khám bệnh, đặc biệt là lúc chuyển mùa; cần tiêm vắc xin phòng bệnh cúm và phòng bệnh phế cầu hàng năm. Khi có các dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp như: ho, khạc đờm, sốt... nên đến cơ sở y tế khám bệnh và điều trị kịp thời./.

Phương Thào

Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 1574
  • Trong tuần: 10 725
  • Tất cả: 1130024
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập