BỘ Y TẾ KHUYẾN CÁO KHI TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19

Tính đến thời điểm hiện nay, Bộ Y tế đã phê duyệt 5 loại vắc xin có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh COVID-19, gồm: Vắc xin AstraZeneca, vắc xin Pfirez, vắc xin Sputnick, vắc xin Vero Cell và vắc xin Spikevax (Modema)

 
anh tin bai

CDC Bắc Kạn tổ chức tập huấn triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế - GS.TS. Nguyễn Thanh Long dự kiến: Sẽ có 8 triệu liều vắc xin về Việt Nam trong tháng 7/2021. Với nguồn cung cấp số lượng lớn vắc xin về Việt Nam trong thời gian tới, sẽ triển khai khoảng 19.000 điểm tiêm trên toàn quốc. Bộ trưởng Bộ Y tế - Trưởng Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đã chỉ đạo: “Tất cả các liều vắc xin về đến Việt Nam phải được sử dụng hiệu quả, không được phép lãng phí một liều nào”, “Đặc biệt, vấn đề an toàn tiêm chủng phải được đặt lên hàng đầu, tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc: TIÊM ĐẾN ĐÂU AN TOÀN ĐẾN ĐÓ”

anh tin bai

Lãnh đạo CDC Bắc Kạn kiểm tra công tácchuẩn bị tiêm vắc xin phòng COVID-19đợt 1 tại đơn vị

Để đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 Quốc giađã tổ chức tập huấn trực tuyến nhiều đợt về: Các qui trình tiếp nhận, bảo quản và sử dụng vắc xin; Qui trình kỹ thuật tiêm đối với từng loại vắc xin; Hướng dẫn khám sàng lọc các đối tượng tiêm vắc xin; Hướng dẫn xử trí chi tiết các mức độ phản ứng trong và sau tiêm vắc xin; Hướng dẫn theo dõi các dấu hiệu sau tiêm vắc xin… Trưởng Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19Quốc gia, yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các qui trình tiếp nhận, bảo quản và sử dụng vắc xin; qui trình kỹ thuật tiêm đối với từng loại vắc xin; Khám sàng lọc kỹ các đối tượng đến tiêm; Tuân thủ 5K và bố trí các điểm tiêm vắc xin theo sơ đồ 1 chiều.

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đề nghị các địa phương phải kiện toàn ngay các đội cấp cứu cơ động để sẵn sàng hỗ trợ các điểm tiêm khi cần. Cơ sở điều trị tổ chức tiêm chủng cho đối tượng cần theo dõi đặc biệt là các trường hợp có bệnh nền,…

Bộ Y tế khuyến cáo, 10 việc cần làm và cần tránh trước khi tiêm vắc xin COVID-19:

1. Chuẩn bị sẵn giấy tờ chứng minh được độ tuổi, công việc của mình, đối tượng ưu tiên được tiêm vắc xin COVID:Khai báo đầy đủ các thông tin cá nhân trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

2. Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan sức khỏe:Khai báo trung thực tình trạng bệnh lý và tiền sử và mức độ dị ứng(nếu có), để được tư vấn trước khi tiêm nhằm đảm bảo an toàn trong và sau tiêm.

3. Tránh dùng các thuốc kháng viêm steroid một tuần trước khi tiêm chủng như:Prednisone, dexamethasone,… một tuần trước và sau khi tiêm chủng, vì các thuốc steroid ức chế mạnh quá trình viêm và có thể làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm đáp ứng đối với vắc xin COVID-19. Cần thay bằng thuốc khác có tác dụng tương tự và không làm ức chế miễn dịch của cơ thể.

4. Đến điểm tiêm đúng hẹn và tuân thủ thực hiện 5K tại điểm tiêm chủng: Đến điểm tiêm đúng giờ theo hẹn để tránh tập trung đông người, thực hiện 5K, giữ khoảng cách tối thiểu theo qui định.

5. Không dùng thuốc giảm đau trước tiêm: Các chuyên gia khuyên không nên dùng các thuốc giảm đau non-steroide (ibuprofen)ngay trước khi tiêm vắc xin COVID-19 vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin. Ibuprofen là một loại thuốc chống viêm, sẽ ngăn cản nỗ lực của vắc xin trong việc huấn luyện hệ thống miễn dịch phản ứng với virus bằng cách làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Nếu có các phản ứng phụ sau khi tiêm như đau cánh tay, ớn lạnh và đau cơ…, đó là do hệ thống miễn dịch đang tạo ra các kháng thể chống lại virus.

6. Uống đủ nước: Rất quan trọng đối với sức khỏe hằng ngày, uống đủ nước còn có thể kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vắc xin COVID-19 gây ra.

7. Không uống rượu bia trước và vào ngày tiêm chủng:Các chuyên gia khuyến cáo không uống rượu bia để tối ưu hóa sức khỏe, giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể ở trạng thái tốt nhất, chống lại vi rút nếu bị phơi nhiễm hoặc giúp tạo ra kháng thể chống lại vi rút khi tiêm chủng.Nói KHÔNG với rượu, bia để tối ưu hóa sức khỏe trong thời kỳ đại dịch.

8. Mặc quần áo thích hợp khi tiêm: Mặc áo ngắn tay để dễ bộc lộ vùng da ở phần trên cánh tay, giúp thầy thuốc thuận lợi thực hiện kỹ thuật tiêm chủng.

9. Nên tiêm vào bên cánh tay không thuận: Phòng sau khi tiêm, có thể  bị đau ở nơi tiêm, khó khăn khi vận động thì cánh tay thuận có thể thực hiện các hoạt động hằng ngày dễ dàng hơn.

10. Chủ động tìm hiểu rõ các thông tin về phản ứng phụ của vắc xin trước khi tiêm: Sau khi tiêm vắc xin, phải ở lại theo dõi phản ứng hay tác dụng phụ nghiêm trọng của vắc xin tại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút. Nếu có bất cứ biểu hiện nào báo ngay cho bác sĩ tại nơi tiêm. Lưu giữ giấy xác nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19. Không nên lái xe ngay sau khi tiêm vắc xin để phòng những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Cập nhật trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử các phản ứng sau tiêm gặp phải nếu có. Không được bôi hoặc đắp thuốc bất cứ thứ gì lên vết tiêm. Ghi nhớ tên, địa chỉ, số điện thoại của bác sĩ theo dõi và cơ sở y tế cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

Các chuyên gia y tế của WHO khuyến cáo: Tiêm vắc xin phòng COVID-19 đạt bao phủ trong cộng đồng càng sớm thì càng sớm tạo miễn dịch cộng đồng, càng bảo đảm an toàn khi bạn sống chung với dịch.

anh tin bai

Infographic các dấu hiệu thường gặp sau tiêm vắc xin phòng COVID-19

Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với bản thân, là trách nhiệm đối với cộng đồng!

 

BSCKI. Sầm Hiền

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn


Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 1437
  • Trong tuần: 11 030
  • Tất cả: 1164587
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập