Triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 - 2022

Thực hiện Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế về việc Phê duyệt Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022; Kế hoạch số 451/KH-UBND ngày 16/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bắc Kạn về triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm
2021-2022,Ngày 02/8/2021, Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn xây dựng Kế hoạch số 2707/KH-SYT triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19tiêm văc xin phòng Covid-19 tỉnh Bắc Kạn năm 2021-2022. Mục tiêu nhằm Phòng chống dịch chủ động bằng việc sử dụng các loại vắc xin phòng COVID-19 để đạt được miễn dịch cộng đồng cho người dân trên địa bàn tỉnh.

anh tin bai

Khu vực tiếp đón, khai báo y tế trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh

Mục tiêu cụ thể:Tiếp nhận và sử dụng 100% số liều vắc xin phòng COVD-19 được Bộ Ytế cấp và các nguồn khác của tỉnh để tiêm cho người dân theo thứ tự ưu tiên do
Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm vắc xin COVD-19 quyết định; Tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong năm 2021, trên 70% dân số được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đếnhết quý I năm 2022; Đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình triển khai các chiến dịch tiêmvắc xin phòng COVID-19.

Yêu cầu của chiến dịch: Tổ chức tiêm chủng nhanh nhất, an toàn nhất trên địa bàn toàn tỉnh (Dựkiến tiêm 8.000 đến 10.000 liều/ngày nếu có đủ vắc xin); Đảm bảo giãn cách, không tập trung đông người trong cùng một thời gian,một điểm tiêm chủng để đảm bảo an toàn phòng chống dịch; Đảm bảo chất lượng tiêm chủng, đúng tiến độ và công bằng, minh bạch,công khai cho đối tượng được tiêm biết; Huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tham gia chiến dịch:Các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, các ban ngành đoànthể như: Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiếnbinh...tham gia chiến dịch.

Đối tượngtiêm chủng vắc xin phòng COVID-19: Là toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vắc xin theo khuyếncáo của nhà sản xuất, trong đó ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu phòng chốngdịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế, các đối tượngmắc bệnh mãn tính. Cụ thể:

- Người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế (công lập và tư nhân);

- Người tham gia phòng chống dịch (thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống
dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tradịch tễ, tổ Covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...);

- Lực lượng Quân đội;Lực lượng Công an;

- Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi
nước ngoài; người làm việc trong các cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, các tổ chức
quốc tế hoạt động tại Việt Nam;

- Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;

- Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấpdịch vụ điện, nước;

- Giáo viên, người làm việc, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục, đào
tạo; lực lượng bác sỹ trẻ; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các
tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá... thường xuyên tiếp xúc với
nhiều người;

- Người mắc các bệnh mạn tính; Người trên 65 tuổi;

- Người sinh sống tại các vùng có dịch;

- Người nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;

- Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập,
lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để công tác, học tập và lao
động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam; vận động
viên thể dục, thể thao thuộc các đội tuyển của tỉnh dự thi đấu các giải quốc gia,
quốc tế;

- Các đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làmviệc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khuchế xuất, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tín dụng, du lịch...), cơ sở kinhdoanh dịch vụ thiết yếu như các cơ sở lưu trú, ăn uống, ngân hàng, bưu chínhviễn thông, chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế...cơ sở bán lẻ, bán buôn, chợ,công trình xây dựng, người dân ở vùng, khu du lịch, người cung cấp hàng hóatiếp xúc với nhiều người;

- Các chức sắc, chức việc các tôn giáo;Người lao động tự do;

- Các đối tượng khác theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh và đề xuất của các đơn vị viện trợ vắc xin cho Bộ Y tế;

Thời gian thực hiện: Từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022. (Các Trung tâmy tế huyện, thành phố, Bệnh viện đa khoa tỉnh ngay sau khi nhận được vắc xin thì thông báo kịp thời về thời gianđịa điểm cho đối tượng tiêm và triển khai tiêm theo quy định).

Phạm vi thực hiện: trên địa bàn tỉnh.

Địa điểm tiêm chủng:Tổ chức tại các điểm tiêm chủng cố định đã đủ điều kiện tiêm chủng baogồm: 108 Trạm Y tế, 08 Trung tâm Y tế tuyến huyện, thành phố Bệnh viện Đakhoa tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; tổ chức các điểm tiêm chủng lưu động để triển khai tiêm chủng với sốlượng tại khu công nghiệp, nhà máy, các cơ quan, trường học có nhiều đối tượngtiêm hoặc có thể tổ chức các điểm tiêm ngoại Trạm Y tế đối với các thôn bản xaTrạm Y tế từ 8 km trở lên.

Hình thức tổ chức chiến dịch: Tùy theo số lượng vắc xin được cung ứng, tình hình dịch trên địa bàn, BanChỉ đạo chiến dịch tiêm chủng cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố quyết định cáchình thức triển khai tiêm chủng; trong đó ưu tiên triển khai hình thức tổ chức tạicác điểm tiêm chủng công lập cố định kết hợp với tiêm lưu động. Trong trườnghợp cần thiết sẽ huy động sự tham gia của các cơ sở tiêm chủng dịch vụ ngoài
công lập.

Các công tác chuẩn bị cho chiến dịch:Rà soát lập danh sách đầy đủ đối tượng tiêm phòng vắc xin COVID-19xắp xếp theo thứ tự ưu tiên trên địa bàn. Danh sách thống kê đối tượng trongdiện tiêm chủng COVID-19 phải có đầy đủ thông tin bao gồm họ và tên, ngàytháng năm sinh, điện thoại, nghề nghiệp, số chứng minh thư/căn cước công dân,số thẻ bảo hiểm y tế, địa chỉ nơi ở hiện tại...theo đúng quy định tại Quyết địnhsố 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế về việc Phê duyệt Kế hoạch triển
khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021- 2022. Danh sách đối
tượng được tiêm vắc xin phải được Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19
huyện, thành phố trở lên phê duyệt và công khai tại cơ sở tiêm chủng;

Cơ sở tiêm chủng phải tự thực hiện rà soát các nội dung về an toàn tiêmchủng theo Phụ lục 1 tại Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 của BộY tế Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19;

Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao, biểu mẫu tiêm
chủng để ứng dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai chiến dịch. Chuẩn
bị đầy đủ các hòm lạnh, phích vắc xin để vận chuyển, bảo quản vắc xin.

Để triển khai Chiến dịch vắc xin phòng COVID-19 đạt hiệu quả, các hoạt động truyền thông cần triển khai đa dạng với nhiều hình thức trực tiếp tại cộng đồng vàgián tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống đài phát thanh,mạng xãhội nhằm nâng cao nhận thức, chia sẻ thông tin và vận động người dân, huyđộng xã hội tham gia tiêm chủng.Chủ động xây dựng các phương án kịp thời ứng phó với sự cố truyềnthông về tiêm chủng nếu xảy ra.Nội dung truyền thông, tập trung:Mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19.Mục tiêu, đối tượng, địa bàn, phương thức triển khai tiêm vắc xin.Chỉ định, chống chỉ định của vắc xin, phản ứng có thể gặp phải và hướngdẫn cách xử lý các phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng.Hướng dẫn cài đặt sổ sức khỏe điện tử, cách thức đăng ký tiêm vắc xin./.

Phương Thào (CDC)

Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 278
  • Trong tuần: 10 094
  • Tất cả: 1164946
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập