XÉT NGHIỆM TEST NHANH VÀ PCRTRONG CHẨN ĐOÁN SARS-CoV-2 ĐỘ NHẠY, ĐỘ ĐẶC HIỆU, ÂM TÍNH GIẢ VÀ DƯƠNG TÍNH GIẢ
anh tin bai

Xét nghiệm test nhanh kháng nguyên

Xét nghiệm RT-PCR

1.     So sánh giữa hai kỹ thuật xét nghiệm

So sánh

Xét nghiệm RT-PCR

Xét nghiệm test nhanh kháng nguyên

Khái niệm

RT-PCR (Realtime- Polymerase Chain Reaction)là xét nghiệm sinh học phân tử giúp xác định sự hiện diện của vi rút thông qua phát hiện vật liệu di truyền của vi rút SARS-CoV-2.

Test nhanh kháng nguyên là xét nghiệm phát hiện sự hiện diệnProtein đặc hiệu của vi rút SARS-CoV-2có trong mẫu dịch đường hô hấp của người bệnh.

Mẫu bệnh phẩm

Mẫu ngoáy dịch tỵ hầu, mẫu ngoáy dịch họng, dịch phế quản

Mẫu ngoáy dịch tỵ hầu, mẫu ngoáy dịch họng, mẫu nước bọt

Đối tượng xét nghiệm

- Ưu tiên cho người cần chẩn đoán sớm hoặc khẳng định kết quả dương tính của test nhanh.

- Nhóm người bị phơi nhiễm trong 21 ngày.

- Đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiễm Covid-19.

- Người cần giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 để đi làm.

- Người cần khám sàng lọc COVID-19 một cách chính xác.

- Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho nhân viên.

- Người làm hồ sơ xuất cảnh; du học.

- Ưu tiên xét nghiệm cho người có triệu chứng mắc COVID-19.

- Người không có triệu chứng nhưng có nguy cơ nhiễm caonhư nhân viên y tếđang điều trị cho các bệnh nhân COVID-19.

- Người dân ở nơi có tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 cao trên 5%.

- Người tiếp xúc trực tiếp ca nhiễm Covid-19, nhưng chưa kịp làm RT-PCR trong thời gian ngắn.

- Lái xe, giao hàng, người cần gấp kết quả xét nghiệm để đi lại.

- Người lao động làm việc trong môi trường đông đúc, kín gió như khu công nghiệp, nhà máy…

Độ phức tạp

Phức tạp

Đơn giản, dễ thực hiện

Độ đặc hiệu

90-100%

Trên 90%

Độ nhạy

Rất cao, kể cả mẫu bệnh phẩm trên bệnh nhân đã khỏi COVD-19 có xác vi rút SARS-CoV-2 thì vẫn dương tính.

Độ nhạy phát hiện ca bệnh kém hơn RT-PCR, không sử dụng khẳng định chẩn đoán. Tỷ lệ cho kết quả "âm tính giả" cao.

Thời gian xét nghiệm

Cho kết quả từ 3-4 giờ.

Cho kết quả từ 15-30 phút.

Chi phí

Hiện nay từ 734.000đ/mẫu đơn.

Hiện nay từ 100.000đ-200.000đ/mẫu (tùy từng loại)

Ưu điểm

- RT-PCR là phương pháp phổ biến và có độ chính xác cao nhất, là tiêu chuẩn vàng để xác định một người có nhiễm vi rút SARS-CoV-2 hay không.

- Cho kết quả xét nghiệm nhanh.

-Tiện sử dụng, có thể làm tại phòng thường cũng được.

Nhược điểm

- Thời gian có kết quả lâu.

- Kết quả âm tính giả có thể xảy ra nếu mẫu không được lấy đúng cách hoặc quá sớm sau tiếp xúc với vi rút hoặc quá muộn khi nhiễm vi rút.

- Đòi hỏi cao về kỹ thuật: người lấy mẫu, kỹ thuật viên xét nghiệm, thiết bị, máy móc hiện đại, phòng ốc phức tạp.v.v...

- Giá thành cao.

 
 

- Hay xảy ra dương tính giả (do độ đặc hiệu thấp) hoặc âm tính giả do mới nhiễm, lượng vi rút thấp, vi rút chưa nhân lên.

- Không có giá trị chẩn đoán

2. Độ nhạy và độ đặc hiệu, âm tính giả, dương tính giả của xét nghiệm

2.1. Độ nhạy và độ đặc hiệu

- Độ nhạy của một xét nghiệm là tỷ lệ những trường hợp thực sự có bệnh và có kết quả xét nghiệm dương tính trong toàn bộ các trường hợp có bệnh. Nói đơn giản độ nhạy của một xét nghiệm là khả năng phát hiện bệnh của xét nghiệm đó.

 Công thức để tính độ nhạy như sau:

- Độ nhạy = Số dương tính thật/(số dương tính thật + số âm tính giả)

- Độ đặc hiệu của một xét nghiệm là tỷ lệ những trường hợp thực sự không có bệnh và có kết quả xét nghiệm âm tính trong toàn bộ các trường hợp không bị bệnh. Nói đơn giản độ đặc hiệu của một xét nghiệm là độ chính xác của xét nghiệm đó.

Công thức để tính độ đặc hiệu như sau:

- Độ đặc hiệu = Số trường hợp âm tính thật/ (số trường hợp âm tính thật + số trường hợp dương tính giả)

2.2. Dương tính giả và âm tính giả

Khi đề cập đến Độ nhạy và Độ đặc hiệu, có hai khái niệm luôn đi song hành là Dương tính giả và Âm tính giả. Vậy Dương tính giả và Âm tính giả là gì?

- Dương tính giả là kết quả xét nghiệm Dương tính trong khi đó người đi kiểm tra thực sự không nhiễm tác nhân gây bệnh.

- Âm tính giả là kết quả xét nghiệm Âm tính trong khi đó người đi kiểm tra thực sự là nhiễm tác nhân gây bệnh.

Như vậy, âm tính giả hay dương tính giả là tình trạng kết quả xét nghiệm không chính xác với tình trạng bệnh.

Bs. Nguyễn Thái Hồng

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn

Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 6
  • Trong tuần: 9 822
  • Tất cả: 1164674
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập