Cơ sở Khoa học của Phòng, chống các nguy cơ, biến chứng bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường (ĐTĐ) là những bệnh không lây nhiễm đang có số mắc, tử vong ngày một tăng. Bệnh ĐTĐ là yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh THA và bệnh nhân ĐTĐ nào mà bị mắc THA thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn, nguy cơ xảy ra các biến chứng, đột qụy và tử vong là lớn hơn so với chỉ mắc một bệnh.  Để chủ động phòng chống được các căn bệnh này thì chúng ta cần phải nắm được một số thông tin cơ bản dưới đây về yếu tố nguy cơ, biến chứng, mối liên quan giữa hai bệnh và biện pháp phòng, chống.
Tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường (ĐTĐ) là những bệnh không lây nhiễm đang có số mắc, tử vong ngày một tăng. Bệnh ĐTĐ là yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh THA và bệnh nhân ĐTĐ nào mà bị mắc THA thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn, nguy cơ xảy ra các biến chứng, đột qụy và tử vong là lớn hơn so với chỉ mắc một bệnh.  Để chủ động phòng chống được các căn bệnh này thì chúng ta cần phải nắm được một số thông tin cơ bản dưới đây về yếu tố nguy cơ, biến chứng, mối liên quan giữa hai bệnh và biện pháp phòng, chống.

1. Chẩn đoán THA và ĐTĐ

1.1. Chẩn đoán THA 

1.1.1. Theo Quyết định số 3192/2010/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế
 

Phân độ huyết áp

HA tâm thu (mmHg)

HA tâm trương (mmHg)

Huyết áp tối ưu

Huyết áp bình thường cao

Tiền tăng huyết áp

< 120

120 – 129

130 – 139

và/hoặc

và/hoặc

< 80

80 – 84

85 – 89

Tăng huyết áp độ 1

Tăng huyết áp độ 2

Tăng huyết áp độ 3

140 – 159

160 – 179

≥ 180

và/hoặc

và/hoặc

và/hoặc

90 – 99

100 – 109

≥ 110


1.1.2. Theo JNC VII: Để phòng tốc độ phát triển của bệnh THA trong cộng đồng, giúp cảnh báo cho người dân thì cần áp dụng tiêu chuẩn JNC VII (Uỷ ban Quốc gia về phát hiện, đánh giá và điều trị THA Hoa Kỳ lần thứ VII - Joint National Committee on detection, evalution and treatmen of hight blood pressure – JNC).
 

Phân loại THA  theo JNC VII

HATT  (mmHg)

 

HATTr   (mmHg)

Bình thường

< 120

< 80

Tiền THA

120 - 139

Hoặc

80 - 89

THA

Giai đoạn 1

140 - 159

Hoặc

90 - 99

Giai đoạn 2

³ 160

Hoặc

³ 100


(Nếu HA tâm thu và HA tâm trương không cùng mức phân độ thì chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ theo các mức biến động của huyết áp tâm thu)


1.2. Chẩn đoán ĐTĐ (Theo WHO  năm 1999),  dựa vào 1 trong 3 tiêu chí  sau:

Mức Glucose máu ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1mmol/L hoặc

Mức Glucose máu lúc đói (tối thiểu là 8-14 giờ sau ăn) ≥ 7,0 mmol/L hoặc

Mức Glucose máu ≥ 11,1mmol/l ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống.

2. Các yếu tố nguy cơ của THA và ĐTĐ

2.1. Các yếu tố nguy cơ tim mạch của THA 

Hút thuốc lá, thuốc lào: Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích, đặc biệt là chất Nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm co mạch gây THA.

ĐTĐ: 
Ở người bị ĐTĐ, tỷ lệ bệnh nhân bị THA cao gấp đôi so với người không bị ĐTĐ.  Khi mắc cả THA và ĐTĐ sẽ làm tăng gấp đôi biến chứng mạch máu lớn và nhỏ, làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong so với bệnh nhân THA đơn thuần.

Rối loạn lipid máu: Cholesterol và Triglycerid máu là các thành phần lipid trong máu hay còn gọi là chất béo trong máu. Nồng độ Cholesterol máu cao là nguyên nhân chủ yếu gây nên xơ vữa động mạch, làm lòng động mạch hẹp dần, hạn chế cung cấp máu cho tim và các cơ quan trong cơ thể. Động mạch bị xơ vữa sẽ kém đàn hồi và cũng  chính  là  yếu  tố  gây  THA.

Thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì làm tăng mỡ máu, mỡ máu tăng gây xơ hóa lòng mạch máu sẽ gây THA.
 
Ăn mặn và stress: Ăn mặn là ăn nhiều muối (hoặc các sản phẩm từ muối), ăn mặn là ăn trên 4g muối/ngày (01thìa gạt cà phê), muối ăn làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến THA. Ăn nhiều muối, cộng thêm bị stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng hoạt động của hệ Renin - angiotensin, dẫn đến tăng tái hấp thu natri ở ống thận; Ion natri vào  trong tế bào của cơ trơn nhiều hơn, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, THA.

Uống nhiều bia, rượu: Uống nhiều rượu, bia làm cho tim đập nhanh, mạch máu co lại, làm cho muối canxi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch, gây THA.

Tiền sử gia đình có người bị THA: Trong gia đình nếu ông, bà, cha, mẹ bị bệnh THA thì con cháu có nguy cơ mắc bệnh THA. Vì vậy, những người mà gia đình có người thân bị THA càng cần phải cố gắng loại bỏ các yếu tố nguy cơ như trên mới có thể phòng tránh được bệnh THA.

Tuổi cao: Tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng nhiều, do thành động mạch bị lão hóa và xơ vữa làm giảm tính đàn hồi, trở nên cứng hơn vì thế làm cho huyết áp tâm thu tăng cao hơn. 

2.2. Những yếu tố nguy cơ của ĐTĐ

Có 4 nhóm nguy cơ lớn là: Di truyền, nhân chủng học, hành vi lối sống và nhóm nguy cơ chuyển tiếp (nguy cơ trung gian).

Các yếu tố gen (yếu tố gia đình).

Các nguyên nhân về nhân chủng học (giới, tuổi, chủng tộc). 

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi và lối sống:  Béo phì, ít hoạt động thể lực, ăn nhiều tinh bột, chất béo, căng thẳng thần kinh.

Các yếu tố nguy cơ chuyển tiếp (nguy cơ trung gian): Tiền ĐTĐ, kháng insulin thừa cân béo phì, THA, ít hoạt động thể lực, rối loạn mỡ máu. Các yếu tố liên quan đến thai nghén (ĐTĐ thai kỳ, con cháu của những phụ nữ ĐTĐ khi mang thai).

3. Các biến chứng của THA và ĐTĐ

3.1. Các biến chứng của THA

Các biến chứng mạch vành: THA lâu ngày làm tổn thương lớp nội mạc (lớp áo trong cùng) của động mạch, nhất là mạch vành, làm các phân tử 
Cholesterol tỷ trọng thấp (LDL-c) dễ dàng đi từ lòng mạch máu vào lớp áo trong động mạch vành, rồi hình thành mảng xơ vữa động mạch, làm hẹp mạch vành. Khi đó bệnh nhân thấy đau ngực, ngẹn trước ngực (đau ngực kiểu co thắt, đè nặng vùng sau xương ức, đôi khi cảm giác đau rát, nghẹt thở), đau nhiều khi gắng sức; cơn đau giảm khi bệnh nhân ngừng gắng sức hoặc dùng thuốc dãn mạch vành. Nếu mảng xơ vữa động mạch bị nứt, vỡ thì sẽ hình thành cục huyết khối, làm tắc động mạch vành, bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim.

THA làm cơ tim phì đại (cơ tim dầy lên): THA lâu ngày làm cơ tim phì đại, dẫn đến hở van tim, nếu không được điều trị THA cũng sẽ dẫn đến suy tim.
Các biến chứng về não: 

Xuất huyết não:
 Khi huyết áp lên quá cao, mạch máu não không chịu nổi sẽ vỡ, lúc đó bệnh nhân bị xuất huyết não, đi vào hôn mê luôn, tỷ lệ tử vong gần 100% nếu không xử lý đúng từ ban đầu. Đây là tình trạng nặng nhất của đột quỵ não.

Nhũn não:
 THA làm hẹp mạch máu nuôi não (tương tự như tổn thương mạch vành); nếu mảng xơ vữa bị nứt, vỡ, sẽ hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu não gây chết một vùng não, còn gọi là nhồi máu não.

Thiếu máu não (Cơn TIA: cơn thiếu máu não thoáng qua): THA làm hẹp động mạch cảnh, động mạch não, làm máu bơm lên não không đủ khiến bệnh nhân thấy chóng mặt, hoa mắt, có khi bất tỉnh.

Các biến chứng về thận: THA làm tổn thương màng lọc cầu thận, bệnh nhân đái ra Protein (bình thường không có). THA còn làm hẹp động mạch thận, kích thích thận tiết ra chất Renin, làm huyết áp cao hơn. Vì vậy THA lâu không được điều trị hoặc  điều trị  không đạt huyết áp mục tiêu sẽ làm tổn thương mao mạch thận, gây suy thận; nếu suy thận không hồi phục (nếu suy thận giai đoạn IV) phải chạy thận nhân tạo.

Các biến chứng về mắt: THA làm tổn thương mạch máu võng mạc, thành động mạch dày và cứng làm hẹp lòng mạch lại. Khi xơ cứng thành mạch thì động mạch sẽ đè bẹp tĩnh mạch và cản trở tuần hoàn làm bệnh nhân mờ mắt dần. Nặng hơn THA làm xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác, có thể dẫn đến mù đột ngột.

Các biến chứng về mạch máu lớn: THA làm động mạch chủ phình to, gây bóc tách và vỡ thành động mạch chủ dẫn đến tử vong đột ngột. THA làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch; đặc biệt là khi có kèm rối loạn chuyển hoá Lipid và có yếu tố viêm dẫn đến hep động mạch lớn do mảng xơ vữa phát triển như mạch cảnh, mạch đùi và cẳng chân. Khi động mạch chi dưới bị hẹp nhiều, bệnh nhân cứ đi một đoạn đường lại đau chân, phải đứng lại nghỉ (gọi là đau cách hồi).

3.2. Các biến chứng của ĐTĐ

Biến chứng ở mắt: Đường máu tăng làm cho các mạch máu nhỏ tại võng mạc bị tắc nghẽn, có thể bị vỡ, sưng ứ gây ra tổn thương mắt và bệnh võng mạc. Ngoài ra, các biến chứng của ĐTĐ ở mắt còn gây đục thủy tinh thể , tăng nhãn áp, mù lòa.

Biến chứng ở thận: Đường máu tăng làm tổn thương xơ hoá cuộn mao mạch cầu thận gây nên bệnh lý thận ĐTĐ, sớm nhất là xuất hiện Microalbumin (bắt đầu có bệnh thận), sau đó xuất hiện Protein niệu (có bệnh thận thực sự). Nếu không được điều trị, dần sẽ  diễn biến đến suy thận ở các mức độ. Cuối cùng dẫn tới suy thận không thể phục hồi được, khi đó cần phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận.

Bệnh tim mạch: Đường máu tăng làm tổn thương các động mạch, nhất là các vi mạch, khi đó làm tăng sự lắng đọng mỡ, can xi tại vị trí tổn thương, tạo cục máu đông, gọi là huyết khối. Khi đó, các mạch máu hẹp không thể bơm đủ máu đến tim từ đó dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ

Ảnh hưởng tới hệ thần kinh: Việc thừa đường trong cơ thể (khi nồng độ đường trong máu cao ≥ 5,6 mmol/l lâu ngày) có thể phá hủy các bức tường của các mao mạch nhỏ, vốn có chức năng nuôi dưỡng các dây thần kinh, đặc biệt ở chân, gây loét bàn chân.

Ảnh: Các biến chứng của ĐTĐ- THA

4. Tại sao ĐTĐ lại là yếu tố nguy cơ của THA và sự nguy hiểm của mắc đồng thời hai bệnh?

4.1. ĐTĐ lại là yếu tố nguy cơ của THA

ĐTĐ gây ra rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa mỡ máu đặc biệt là tăng LDL-c và giảm HDL-c sẽ làm tăng gây xơ vữa động mạch gây nên THA.

4.2. Sự nguy hiểm của mắc đồng thời hai bệnh ĐTĐ và THA

Khi người bệnh đồng thời mắc cả hai bệnh ĐTĐ và THA sẽ bị nhiều biến chứng hơn, nguy cơ xảy ra các biến chứng, đột quị và tử vong là lớn hơn bệnh nhân chỉ mắc một trong hai bệnh. Bởi vì:

Đối với bệnh ĐTĐ: Phải bắt buộc cùng điều trị hai bệnh và điều trị các yếu tố nguy cơ của hai bệnh một lúc. Theo Hội nội tiết - ĐTĐ châu Á Thái Bình Dương, điều trị bệnh ĐTĐ có hai chỉ số quan trọng cần đạt mục tiêu là: đường huyết lúc đói là 4,4 – 6,1 mmol/l  và sau ăn 2 giờ là 4,4 – 8,0 mmol/l và HbA1c <6,5%. 

Đối với bệnh THA: Phải điều trị đạt huyết áp mục tiêu, nghĩa là phải dưới 130/80mmHg, đây mới là ngưỡng an toàn cho bệnh nhân ĐTĐ có mắc kèm theo THA. Bởi vì khi huyết áp ≥130/80 mmHg thì mạch máu sẽ không chịu được áp lực do đường, mỡ máu ngấm vào làm cho động mạch bị xơ vữa, kém đàn hồi, nên rất dễ vỡ.

5. Các biện pháp dự phòng THA và ĐTĐ

5.1. Tăng cường khám sàng lọc phát hiện bệnh nhân THA và ĐTĐ 

Khám sàng lọc liên tục để phát hiện sớm bệnh nhân mắc THA và ĐTĐ bằng cách: Người bệnh tự đến cơ sở y tế hoặc tổ chức khám thông qua khám sức khỏe định kỳ cho các cơ quan, doanh nghiệp.v.v..

5.2. Phải quản lý, điều trị tốt tiền THA/THA, tiền ĐTĐ/ĐTĐ

Là các bệnh phải điều trị suốt đời, điều trị đạt các chỉ số huyết áp, đường huyết về mức bình thường (huyết áp mục tiêu và đường huyết mục tiêu), điều trị tích cực để loại bỏ các yếu tố nguy cơ về tim mạch.

Quản lý tư vấn tốt người mắc bệnh tiền ĐTĐ để làm chậm tiến triển thành ĐTĐ.

Khi người bệnh bị mắc đồng thời cả bệnh ĐTĐ và THA thì trong điều trị cần quan tâm đến đạt mục tiêu về đường máu, huyết áp, mỡ máu, Protein niệu và
phải sử dụng các thuốc có tác dụng đến cơ quan đích như: tim, thận. 

5.3. Tăng cường giáo dục truyền thông để nâng cao ý thức phòng bệnh cho người bệnh, giúp người bệnh trở thành “Bác sỹ” của chính mình

Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức phòng chống bệnh THA, ĐTĐ cho bệnh nhân.

Tư vấn trực tiếp cho từng bệnh nhân qua các lần khám, cấp thuốc hàng tháng tại cơ sở y tế.

BS. Nguyễn Thái Hồng
Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (ngày 09/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 2
  • Trong tuần: 6 304
  • Tất cả: 745015
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập