NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Với tiến bộ của nền Y học ngày nay, nhiều bệnh nhiễm trùng đã được khống chế và đang có chiều hướng giảm, nhưng các bệnh không nhiễm trùng lại bắt đầu có chiều hướng phát triển mạnh. Một trong các bệnh không nhiễm trùng, trước mắt cũng như tương lai chúng ta phải đối mặt là bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ), bệnh ngày càng phổ biến,ảnh hưởng đến nhiều người, hầu hết các lứa tuổi, cả nam và nữ đều mắc.

Với tiến bộ của nền Y học ngày nay, nhiều bệnh nhiễm trùng đã được khống chế và đang có chiều hướng giảm, nhưng các bệnh không nhiễm trùng lại bắt đầu có chiều hướng phát triển mạnh. Một trong các bệnh không nhiễm trùng, trước mắt cũng như tương lai chúng ta phải đối mặt là bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ), bệnh ngày càng phổ biến,ảnh hưởng đến nhiều người, hầu hết các lứa tuổi, cả nam và nữ đều mắc.

Đái tháo đường là bệnh gì?

ĐTĐ là một bệnh mạn tính không lây, xảy ra do tuyến tụy không sản xuất đủ Insulin (một nội tiết tố có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu) hoặc do cơ thể không thể sử dụng Insulin một cách hiệu quả, khiến đường trong máu tăng cao, kéo dài, không được kiểm soát, dẫn đến làm hủy hoại các cơ quan trong cơ thể nhất là hệ thần kinh và hệ tim mạch.

Đái tháo đường được phân làm 3 loại:

- Đái tháo đường týp 1 (ĐTĐ phụ thuộc vào Insulin) là loại ĐTĐ xảy ra do tuyến tụy không sản xuất đủ Insulin. Bệnh được biểu hiện bằng các triệu chứng: đi tiểu nhiều, uống nước nhiều,cảm giác đói liên tục, sụt cân, mệt mỏi, thay đổi thị lực. Tuổi mắc th­ường từ 10-20 tuổi, bệnh nhân bị ĐTĐ týp 1 dễ bị tử vong nếu không được cung cấp đủ Insulin hằng ngày.

- Đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ không phụ thuộc vào Insulin) là loại ĐTĐ xảy ra do cơ thể không sử dụng Insulin một cách hiệu quả. Loại này chiếm 90% các trường hợp ĐTĐ trên toàn cầu, phần lớn là hậu quả của tình trạng tăng cân và ít hoạt động thể lực. Tuổi mắc th­ường từ trên 35 tuổi, bệnh có những triệu chứng giống như ĐTĐ týp 1, nhưng không rõ rệt, do đó thường được phát hiện muộn khi đã có biến chứng.

- Đái tháo đường thai nghén: là tình trạng tăng đường máu được phát hiện trong khí có thai. Trong các trường hợp này đa số đường huyết sẽ trở về bình thường sau khi sinh nở, nhưng một số trường hợp sẽ tiến triển thành bệnh ĐTĐ týp 2.

Chẩn đoán  bệnh ĐTĐ:

Bằng định lường đường trong máu: Đường máu lúc đói ≥ 7mmol/l (126mg/l) hoặc sau 2 giờ uống nước đường, đường máu ≥ 11mmol/l (200mg/l).

Biến chứng thường gặp của đái tháo đường

Đái tháo đường (ĐTĐ) làm tổn thương các cơ quan tim mạch, mắt, thận và thần kinh tạo nên các biến chứng:

- Bệnh lý võng mạc do ĐTĐ: ĐTĐ làm tổn thương kéo dài các mạch máu của võng mạc khiến người bệnh bị mù lòa. Tỷ lệ bệnh lý võng mạc tỷ lệ thuận với thời gian mắc bệnh ĐTĐ, điều nguy hiểm là các triệu chứng của bệnh lý võng mạc không biểu hiện ở giai đoạn sớm của bệnh, khi phát hiện được thì muộn. Thống kê cho thấy sau 15 năm bị ĐTĐ, khoảng 2% người bệnh bị mù lòa, 10% bị giảm thị lực nặng.

- Bệnh lý thần kinh do ĐTĐ: ĐTĐ làm hủy hoại các sợi thần kinh, gây cho người bệnh đau nhức, tê cóng và yếu các chi, chỉ cần một chấn thương nhỏ cũng làm loét bàn chân, nhiễm trùng, rất khó điều trị bảo tồn chi, dẫn đến phải cắt cụt chi.

- Biến chứng suy thận do ĐTĐ: ĐTĐ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ở giai đoạn cuối (10 – 20% bệnh nhân ĐTĐ bị tử vong vì biến chứng này).

- Bệnh  tim mạch: hay gặp là bệnh mạch vành (động mạch nuôi tim) với các triệu chứng đau thắt ngực hoặc nặng hơn là nhồi máu cơ tim, các triệu chứng của nhồi máu cơ tim do bệnh mạch vành của ĐTĐ rất kín đáo khó phát hiện. Trường hợp tổn thương của mạch vành phải can thiệp phẫu thuật đặt ống thông thì cũng rất khó thực hiện vì mạch vành bị mủn. 50% các bệnh nhân ĐTĐ sẽ bị tử vong vì bệnh tim mạch.

Đái tháo đường và gánh nặng về kinh tế

Như vậy ĐTĐ và các biến chứng của ĐTĐ sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng lâu dài về sức khỏe, kinh tế đối với bản thân, gia đình, họ hàng người bệnh, là gánh nặng cho hệ thống y tế và bảo hiểm xã hội cũng như đối với nền kinh tế của mỗi cộng đồng.

Làm thế nào để dự phòng ĐTĐ?

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng và thích hợp, giữ gìn và duy trì cân nặng cơ thể hợp lý không để bị thừa cân hoặc béo phì. Duy trì chỉ số khối của cơ thể (BMI) ở giới hạn bình thường .       

                                   Cân nặng (kg)

                       BMI  =                           (bình thường BMI là 20-25 ở nam, 19-24 ở nữ)

                                    Chiều cao (m2)

- Thường xuyên vận động thể lực (ít nhất 30 phút mỗi ngày).

- Không hút thuốc lá.

- Thường xuyên xét nghiệm lượng đường trong máu để phát hiện bệnh sớm, nơi xét nghiệm hiện nay là các bệnh viện tuyến huyện trở lên, các phòng khám tư nhân.

- Thường xuyên kiểm tra huyết áp.

Những con số biết nói

Theo kết quả Điều tra tòan quốc bệnh ĐTĐ năm 2002 của Bệnh viện nội tiết thì tỷ lệ ĐTĐ ở lứa tuổi từ 30-64 là 3%, trong đó miền núi là 2,1%, trung du là 2,2%, Đồng bằng ven biển là 2,7%, thành phố và khu công nghiệp là 4,4%.

Tại tỉnh Bắc Kạn, năm 2004 câu lạc bộ ĐTĐ được thành lập, với sự tham gia của 83 hội viên, chủ yếu hội viên có địa chỉ ở thị xã Bắc Kạn, nh­ư vậy chắc chắn còn rất nhiều người đang mắc bệnh ĐTĐ  trong giai đoạn tiềm ẩn hoặc đã có biến chứng chưa được phát hiện. Câu lạc bộ ĐTĐ tại tỉnh ta đã đóng góp một phần rất quan trọng vào phòng chống bệnh ĐTĐ và các biến chứng của nó, đặc biệt là nâng cao một b­ước nhận thức cho cộng đồng để dự phòng bệnh ĐTĐ. Trước tình hình đó Bệnh viện đa khoa tỉnh đã mở rộng triển khai khám, chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ từ tháng 8/2006, hạn chế chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

Đến nay mặc dù tỉnh ta chưa có cuộc điều tra nào về tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ, nhưng qua các con số trên, đặc biệt là  tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở miền núi  2,1% thì có thể nói rằng ĐTĐ hiện nay là một vấn đề Y tế - xã hội khẩn cấp. Mỗi người dân ở các lứa tuổi có nguy cơ mắc bệnh cần phải được trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh để chủ động phòng ngừa, khi nghi ngờ có các dấu hiệu của bệnh thì phải đi khám ngay, như­ng điều quan trọng hơn là phải thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh nh­ư trên và định kỳ đến cơ sở y tế để kiểm  tra l­ượng đường trong máu.

                                                   

                                                        BS. Nguyễn Thái Hồng
Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (ngày 09/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 952
  • Trong tuần: 7 195
  • Tất cả: 744977
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập