THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM
Hiện nay tai nạn thương tích ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên và là vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước đang phát triển.

Hiện nay tai nạn thương tích ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên và là vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm

 không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước đang phát triển.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗinăm trên toàn cầu có hơn 900.000 trẻ em và vị thành niên dưới 18

 tuổi tử vong do thương tích, trong đó 90% là thương tích không chủ ý. 95% tử vong do thươngtích trẻ em xảy ra ở các

các cơ sở y tế và nhiều trẻ bị tàn tật suốt đời.

Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn

 thương tích, trong đó nhóm 15-19 chiếm tỷ lệ cao nhấtchiếm 43%, tiếp đến nhóm tuổi 5-14 chiếm 36,9%, thấp nhất là

 nhóm tuổi 0-4 chiếm 19,5%. Số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích là 6.600 trường hợp một năm chiếm tỷ lệ 35,5%

 trong tổng số trẻ tử vong trong toàn quốc do tất cả các nguyên nhân. Cứ 100.000 trẻ có 24 trẻ tử vong do tai nạn

 thương tích hay tương đương 18 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích mỗi ngày. Các em trai có xu hướng bị thương

 tích thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn so với các em gái. Tỷ lệ tử vong ở nam giới cao hơn 3 lần so với nữ giới.

Trong các nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em, thì đuối nước là nguyên nhân hàng đầuvới 3.500

 trẻ em và vị thành niên từ 0-19 tuổi tử vong mỗi năm tương đương có khoảng 10 trẻ em tử vong mỗi ngày.Trong các

 nhóm tuổi, trẻ từ 0-4 tuổi chiếm tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhấtvới khoảng 36%, nhóm tuổi 15-19 chỉ chiếm khoảng

 16%; từ 5-9 tuổi chiếm 25%, nhóm 10-14 tuổi chiếm tỷ lệ  gần tương đương với nhóm 5-9 tuổi (26%).

Tuỳ từng lứa tuổi mà trẻ có thể gặp các loại hình/nguyên nhân tai nạn thương tích khác nhau.

Đối với trẻ sơ sinh: Nguyên nhân tai nạn thương tích chiếmtỷ lệ cao nhất là đuối nước, ngã, ngạt, bỏng, tai nạn

 giao thông và ngộ độc.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Nguyên nhân tai nạn thương tích thường gặp là đuối nước, ngã, bỏng, tai nạn giao thông,

 ngộ độc, ngạt.

Đối với trẻ 1-4 tuổi: đuối nước vẫn là nguyên nhân hàng đầu,tiếp theo là bỏng, các nguyên nhân thường gặp khác

 như ngã, tai nạn giao thông,động vật cắn, ngộ độc cũng có thể gặp nhưng tỷ lệ không cao.

Đối với trẻ 5-9 tuổi: Đuối nước vẫn là nguyên nhân hàng đầu,một số nguyên nhân hay gặp khác như tai nạn giao

 thông, chấn thương do vật sắc nhọn và động vật tấn công. Những nguyên nhân ít gặp hơn như ngạt, ngã, ngộ độc, sét

 đánh.

Đối với trẻ 10-14 tuổi: Đuối nước và tai nạn giao thông là 2 nguyên nhân hàng đầu. Các nguyên nhân khác có tỷ lệ

 thấp hơn như đánh nhau, động vật tấn công, tự tử.

Đối với trẻ 15-19 tuổi: Tai nạn giao thông nổi lên như là nguyên nhân hàng đầu. Các nguyên nhân khác như tự tử,

 đánh nhau, đuối nước.

CÁC YẾU TỐNGUY CƠ GÂY TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM

Tai nạn thương tíchlà những thương tổn thực thể khi cơ thể con người bất ngờ phải chịu một lực như cơ  học,

 nhiệt, điện, hoá học hoặc phóng xạ vượt quá ngưỡng chịu đựng về sinh lý hoặc là hậu quả của tình trạng thiếu hụt các

 yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu ôxy trong trường hợp đuối nước, bóp nghẹt hay giảm nhiệt độ trong môi trường

 cóng lạnh.

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích ở trẻ em, các yếu tố này được chia làm  3 nhóm: Yếu tố con

 người, yếu tố môi trường và một số yếu tố khác.

Về yếu tố con người

Liên quan đến tuổi, giới, nhận thức, hành vi và tình trạng sức khỏe của trẻ bởi trẻ em không phải là người lớn thu

 nhỏ. Khả năng và hành vi của các em khác với khả năng và hành vi của người lớn. Khả năng về thể chất và tâm thần

 của trẻ, mức độ phụ thuộc, loại hình hoạt động và các hành vi nguy cơ tất cả đều thay đổi về căn bản khi trẻ lớn lên.

 Khi trẻ phát triển, tính tò mò và nhu cầu thử nghiệm của trẻ không thường xuyên phù hợp với năng lựcđể hiểu biết và

 phản ứng với nguy hiểm, làm cho   trẻ có nguy cơ bị thương tích.Khi còn nhỏ, trẻ có xu hướng với lấy các vật dụng,

 túm lấy và đưa vào miệng.Khi trẻ biết đi, trẻ thích đi lại và khám phá thế giới xung quanh. Sự  phát triển và hành vi của

 trẻ có liên quannhiều đến các thương tích, ví dụ ngộ độc có liên quan đến hành vi cầm đồ vật vàđưa vào miệng.

Bêncạnh đó, một số đặc điểm thể chất làm cho trẻ bị thương tích như: Kích thước nhỏbé của trẻ làm tăng nguy cơ

 trên đường vì phát hiện trẻ nhỏ khó hơn và nếu bịxe cộ va phải, trẻ dễ bị thương tích vùng đầu hoặc cổ hơn. Đồng thời

 trẻ khókhăn khi phát hiện xe cộ, nhận định về tốc độ và khoảng cách tới một chiếc xethông qua tiếng động cơ của xe.

 Da của trẻ nhỏ dễ bị bỏng sâu hơn và nhanh hơn,ở nhiệt độ thấp hơn so với da người lớn. Hơn nữa, các đặc điểm thể

 chất của trẻnhỏ có thể ảnh hưởng đến hậu quả của thương tích. Ví dụ, cùng một lượng chất độctrẻ em sẽ có khả năng

 ngộ độc hơn so với người lớn vì trọng lượng của trẻ nhỏhơn.

Cácem trai có xu hướng bị thương tích thường xuyên và nghiêm trọng hơn so với cácem gái. Các lý thuyết khác

 nhau đã được đưa ra để giải thích cho sự khác biệtnày. Có ý kiến cho rằng các em trai tham gia vào hoạt động có

 nhiều yếu tố nguycơ hơn; các em trai có mức độ hoạt động cao hơn và thường cư xử một cách bộcphát.Cũng có giả

 thuyết cho rằng các em trai được xã hội nhìn nhận theo mộtcách khác với các em gái.

Ngoài ra, việc giáo viên và người trông trẻthiếu kinh nghiệm, chưa được đào tạo về chăm sóc và đảm bảo an toàn

 về thể chấtcho trẻ cũng là nguyên nhân thuộc về yếu tố con người có thể dẫn đến thươngtích ở trẻ.

Về yếu tố môi trường

Môitrường ở đây tập trung chủ yếu ở những nơi trẻ em thường dành nhiều thời giannhất trong cuộc sống của trẻ

 bao gồm nhà ở, trường học, nơi vui chơi và môi trườngxung quanh. Tại gia đình,những nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây


 thương tích ở trẻem nếu không được kiểm soát tốt. Ở nhà là phòng bếp, phòng khách, nơi cất giữthuốc, nhà kho và

 các ao hồ, nơi chứa nước xung quanh gần nhà. Các đồ vật có thểcó nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ ở nhà cần

 lưu ý là các đồ vật nóngnhư phích nước, nồi đựng thức ăn nóng, vòi nóng lạnh…, hệ thống điện không antoàn, các vật

 sắc nhọn (dao, kéo..), các hạt, đồ chơi nhỏ (đối với trẻ dưới 5tuổi), các vật dụng hay nơi chứa nước không có nắp đậy

 (xô, thùng, bể, giếng nước…),các loại thuốc uống, hóa chất gia dụng, các hóa chất dùng trong nông nghiệpkhông để

 đúng nơi quy định. Cách bố trí, sắp xếp trong nhà không gọn gàng cũngcó thể gây ra những thương tích cho trẻ.

Yếutố môi trường tại các trường mầm non liên quan chặt chẽ đến vấn đề về tai nạnthương tích trẻ em. Theo quy

 định, các trường mầm non phải có các phòng (phònghọc, phòng ăn, khu vui chơi…) đảm bảo đúng quy cách về tiêu

 chuẩn thiết kế và các quy định về vệ sinhtrường học hiện hành, việc bố trí cần đảm bảo độc lập giữa khối nhóm trẻ, lớp

 mẫugiáo với khối phục vụ; đảm bảo an toàn và yêu cầu giáo dục với từng độ tuổi; Đảmbảo lối thoát hiểm khi có sự cố

 và hệ thống phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên hiệnnay nhiều trường học vẫn chưa đạt tiêu chuẩn và chưa đảm bảo an

 toàn cho trẻ.Nhiều trường học khu sinh hoạt, vui chơi, ăn uống và ngủ của trẻ chưa được táchbiệt.

    Địa điểm trường mầm non, nơi trông giữ trẻcũng là yếu tố góp phần dẫn đến tai nạn thương tích. Ở nhiều tỉnh

 thuộc khu vựcđồng bằng Sông Cửu Long, trường mầm non ở gần khu vực sông nước hoặc các điểmtrông giữ trẻ tư

 nhân được xây dựng gần mặt nước, trẻ dễ có nguy cơ đuối nước nếukhông có rào chắn cẩn thận, đặc biệt khi mưa lũ.

 Ở một số trường học gần đườngquốc lộ, trẻ có nguy cơ bị tai nạn giao thông nếu không có hàng rào che chắn

 hoặcngười bảo vệ quản lý trẻ. Trẻ ở một số trường khu vực nông thôn, rừng núi có thểcó nguy cơ bị các động vật, côn
 trùng tấn công như chó cắn, ong đốt…

Môitrường nơi vui chơi của trẻ cũng hết sức quan trọng như công viên, sân chơi. Hiệnở Việt Nam, không gian vui

 chơi dành cho trẻ em dưới 6 tuổi còn thiếu hoặc nếucó còn chưa thực sự an toàn. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây
 tai nạn thươngtích cho trẻ em.

Một số yếu tố khác liên quan đến tai nạn thươngtích trẻ em bao gồm việc kiểm soát,quản lý việc trông giữ trẻ ở

 các trường mầm non tư thục còn thiếu chặt chẽ. Rấtnhiều nơi trông giữ trẻ, trường mầm non tư thục được mở ra không

 có giấy phép,giáo viên, người trông trẻ thiếu kinh nghiệm, chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệpvụ. Văn bản pháp luật

 liên quan đến an toàn chưa đồng bộ. Việc thực thi các quyđịnh, luật an toàn chưa tốt, chưa kiểm tra, giám sát việc thực

 hiện, chưa cócác biện pháp xử phạt rõ ràng.

Tai nạn thương tích ở trẻ em gây nên do các yếu tốnguy cơ có liên quan đến con người và môi trường và một số

 yếu tố khác. Vì vậytất cả các bậc cha mẹ, giáo viên, những người trông giữ trẻ và cộng đồng cần biếtvà nhận biết các

 yếu tố nguy cơ để chủ động phòng tránh những tai nạn thươngtích đáng tiếc có thể xảy ra ở trẻ.


CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TAI NẠNTHƯƠNG TÍCH TRẺ EM

Các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích trẻ em đượcthực hiện thông qua 3 nhóm biện pháp chính: (1)

 Truyền thông giáo dục nhằm nângcao nhận thức của cộng đồng và huy động xã hội; (2) Các biện pháp cải thiện

 môitrường; (3) Thực thi các quy định pháp luật.

Tùy thuộc vào lứa tuổi của trẻ, các yếu tố nguy cơ theo lứatuổi của trẻ mà chúng ta có những biện pháp phòng

 chống tai nạn thương tích phùhợp:

Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Nênlồng ghép tư vấn về an toàn vào trong các chương trình chăm sóc trước sinh chocác

 cặp cha mẹ để họ sẵn sàng các kiến thức cũng như chuẩn bị ngôi nhà an toàncho đứa trẻ trước khi chào đời. Phòng

 nguy cơ trẻ có thể bị ngạt khi ngủ, khiăn uống cũng như khi tắm, chơi các đồ chơi không an toàn. Trẻ có thể bị ngã

 dotrơn trượt hay ngã từ trên cao xuống vì vậy cần phải chống trơn trượt trongnhà, trong buồng tắm, sử dụng các tấm

 chắn cầu thang...; loại bỏ các nguyênnhân gây bỏng cho trẻ như ngăn cách trẻ khỏi khu vực nấu ăn, để phích nước sôi,

 thức ăn mới nấu, bàn là đangnóng, ống bô xe máy nóng, diêm, bật lửa, ga, xăng, cồn đèn, chai lọ đựng hóa chấttẩy

 rửa, acid,…ở nơi trẻ không thể sờ hoặc với tới như để trên giá cao, trong tủcó khóa an toàn....

Đối với trẻ 1-4 tuổi: chamẹ, thầy cô giáo và người chăm sóc trẻ sẽ là nhóm đối tượng đích để truyềnthông về an

 toàn cho trẻ. Có thể truyền thông thông qua tư vấn tại các buổitiêm chủng định kỳ cho trẻ. Đuối nước, ngã, bỏng, ngộ

 độc, chấn thương do vật sắcnhọn là những nguy cơ thường gặp ở lứa tuổi này. Vì vậy, cần có rào chắn xungquanh ao,

 hồ, chum vại, các dụng cụ chứa nước cần đậy nắp, giám sát trẻ khi tắmtrong bồn, bể bơi để phòng ngừa đuối nước

. Làm cổng chắn đối với những nhà gầnđường giao thông để phòng ngừa tai nạn giao thông. Tiêm phòng cho động vật,

 phảikiểm soát trẻ khi đến gần đồng vật, cách ly động vật,... để phòng ngừa chấnthương do động vật cắn/tấn công. Các

 hoá chất, chất tẩy rửa, thuốc cần được để ởnơi có khóa, hạn chế trẻ tiếp cận. Dao kéo, phích nước để cao, cách ly khu

 vựcnấu nướng tránh chấn thương do vật sắc nhọn và bỏng.

Đối với trẻ 5-9 tuổi: Cầndạy trẻ kỹ năng an toàn khi tiếp xúc với nước, dạy bơi cho trẻ và những kỹ năngan toàn

, sơ cấp cứu cơ bản. Cung cấp cho trẻ kiến thức và kỹ năng đi bộ và đixe đạp an toàn. Giáo dục trẻ cách chăm sóc

 động vật và tự vệ đối với động vật đểtránh bị động vật cắn, tấn công...

Đối với trẻ 10-14 tuổi: Đàotạo kỹ năng an toàn với nước, dạy bơi cho trẻ và những kỹ năng an toàn và sơ cấpcứu

 cơ bản. Trẻ cần tiếp tục được cung cấp các kiến thức và kỹ năng liên quan đếnan toàn giao thông đường bộ. Đánh

 nhau và tự tử là một trong những nguyên nhânthương gặp ở nhóm tuổi vị thành niên. Vì vậy cần có các câu lạc bộ, các

 đườngdây nóng... hỗ trợ trẻ vị thành niên. Sự quan tâm của gia đình trong giai đoạnnày cũng hết sức quan trọng.

XÂY DỰNG NGÔI NHÀ AN TOÀN CHO TRẺ LÀMỘT TRONG CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÒNG CHỐNG THƯƠNG TÍCH

Ngôinhà, nơi trẻ sinh sống có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thương tích cho trẻ emnếu không được kiểm soát tốt,

 đặc biệt là phòng bếp, phòng khách, nơi cất giữthuốc, nhà kho và các ao hồ, nơi chứa nước xung quanh nhà. Các đồ

 vật có thể cónguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ ở nhà cần lưu ý là các đồ vật nóng nhưphích nước, nồi chứa thức

 ăn nóng…, hệ thống điện, các vật sắc nhọn (dao,kéo..), các hạt, đồ chơi nhỏ (đối với trẻ dưới 5 tuổi), các vật dụng hay

 nơi chứanước (xô, thùng, bể, giếng nước…), các loại hóa chất gia dụng và thuốc uống.Cách bố trí sắp xếp trong nhà

 không gọn gàng cũng có thể là nguyên nhân gâythương tích ở trẻ.

Vìvậy để phòng chống thương tích cho trẻ, các gia đình rà soát, liệt kê các yếu tốnguy cơ gây tai nạn thương tích

 và tổn thương cho trẻ ở nhà để có kế hoạch sửachữa, loại bỏ. Sắp xếp nhà cửa ngăn nắp,hợp lý để phòng trẻ em tiếp

 xúc với các tác nhân có thể gây tai nạn thương tíchtại nhà.

- Phòng chống ngã: Cửa sổ phải có chấn song để trẻ khôngchui qua được, làm cửa chắn ở đầu và cuối cầu thang

 khi có trẻ dưới 6 tuổi, cầuthang phải có lan can chắc chắn với chấn song đảm bảo trẻ không chui qua đượchoặc trèo

 lên; sử dụng gạch chống trơn trượt để lát gạch phòng tắm, lối đi lạitrong nhà; sân, cổng, ngõ cần làm bằng phẳng,

 không trơn trượt.

- Phòng chống thương tích do các vật sắc nhọn: sắp xếp gọn gàng các vật sắc nhọn(dao, kéo), các dụng cụ lao

 động(cày, bừa, liềm, hái...) trong giá treo, ngăn kéo ngoài tầm với của trẻ hoặckho có khóa để không gây thương tích

 cho trẻ; bịt các góc nhọn ở cạnh bàn khinhà có trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.

- Phòng chống bỏng, điện giật: Dây dẫn điện phải được đingầm trong tường hoặc phải có vỏ bọc chắc chắn, đảm

 bảo an toàn; các công tắcđiều khiển, cầu chì, ổ cắm được lắp đặt ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi và cóhộp bảo vệ

 hoặc nắp đậy an toàn. Khu bếp nên riêng biệt hoặc có cửa ngăn hoặckhóa để trẻ dưới 6 tuổi không tiếp xúc được bếp

 lửa, bình ga; Đèn, diêm, bật lửa,đồ đựng thức ăn nóng, phích nước nóng cần sắp xếp để ở ngoài tầm với của trẻ dưới6

 tuổi. Không để trẻ dưới 6 tuổi trong nhà tắm một mình, tắt bình nóng lạnh khikhông sử dụng. Các hố vôi tôi cần có rào

 chắn an toàn không để trẻ tiếp cận.

- Phòng chống đuối nước: đảm bảo ao, hố chứa nước, hốvôi, cống thoát nước trong khu vực xung quanh nhà phải

 có hàng rào chắc chắnngăn trẻ tiếp cận; giếng nước, bể nước hoặc các đồ dùng chứa nước khác phải cónắp đậy an

 toàn; không để trẻ dưới 6 tuổi một mình trong buồng tắm.

- Phòng chống hóc sặc ở trẻ nhỏ: không để các đồ vật nhỏnhư đồng xu, cúc áo, đồ chơi trong tầm với của trẻ. Lưu

 ý khi cho trẻ nhỏ ăncác đồ ăn dễ gây nghẹn, dính, thạch, hoa quả có hạt như vải, nhãn.

- Phòng chống ngộ độc: đảm bảo an toàn thực phẩm, không đểtrẻ ăn phải thức ăn ôi thiu. Nên có tủ đựng thuốc để

 ở vị trí ngoài tầm với củatrẻ dưới 6 tuổi. Các chất độc như xăng, dầu hoả, thuốc trừ sâu, các chất diệtcôn trùng, chất

 tẩy rửa và bột giặt để trong kho có khóa để trẻ không tiếp cậnđược.

- Phòng chống bị động vật cắn, đốt hút: Nên phát quangxung quanh nhà; vật nuôi trong nhà phải được nuôi giữ

 đảm bảo an toàn cho trẻvà phải được tiêm phòng theo đúng quy định; Cần dạy bảo trẻ không nên trêu chọc khi vật nuôi

 đang ăn, đangngủ hay cho bú, chăm sóc con.

Ngoàiviệc cung cấp môi trường sống an toàn cho trẻ trong gia đình. Trong gia đình cầnluôn có sự quan tâm giám

 sát,trông nom của bố mẹ hoặc người trông trẻ để giảm tối đa khả năng trẻ có thể tiếpxúc với các yếu tố nguy cơ một

 cách dễ dàng. Dạy trẻ về các yếu tố nguy cơ vàcác biện pháp phòng chống thương tích thông qua các hoạt động sinh

 hoạt hàngngày. Gia đình hòa thuận quan tâm chăm sóc lẫn nhau cũng là một trong những yếutố quan trọng giúp trẻ

 phát triển hài hòa, phòng chống được các thương tích dobạo lực và tự tử ở trẻ lớn./.

Cục Quản lý môi trường - Bộ Y tế

Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 1352
  • Trong tuần: 10 945
  • Tất cả: 1164502
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập