LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI MẮC BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Mục tiêu của phòng chống bệnh tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường (ĐTĐ) là giảm số người mắc, tăng số người được phát hiện bệnh sớm và tăng số người điều trị đạt mục tiêu. Song thực tế hiện nay THA, ĐTĐ vẫn đang là bệnh có tỷ lệ mắc tử vong cao nhất trong các bệnh không lây nhiễm. Còn rất nhiều người đang mắc bệnh mà chưa được phát hiện; nhiều người bị biến chứng hoặc tai biến rồi thì mới biết mình bị mắc bệnh.

Theo kết quả điều tra quốc gia về một số bệnh không lây nhiễm năm 2015 ở nhóm tuổi từ 18 đến 69 cho thấy tỷ lệ hiện mắc THA là 18,9%, tỷ lệĐTĐ là 4,1%.Như vậy với 01 xã có 3.000 dân thì:

Số người THA là : 18,9% x 70% dân số từ 18 tuổi = 18,9% x 2.100 = 396 người.

Số ngườiĐTĐ là:    4,1% x 70% dân số từ 18 tuổi =   4,1% x 2.100 =   86 người.

Với 300.000 dân tỉnh Bắc Kạn(làm tròn) thì:

Số ngườiTHA là : 18,9% x 70% dân số từ 18 tuổi = 18,9% x 210.000 = 39.600 người.

Số ngườiĐTĐ là:    4,1% x 70% dân số từ 18 tuổi =   4,1% x 210.000 =   8.600 người.

Theo báo cáo từ các huyện, thành phố, số người mắc THA, ĐTĐ đang được quản lý của tỉnh Bắc Kạn đến tháng 12/2020 thì số mắc THA là 16.931 người; số mắc ĐTĐ là 2.728 người. Như vậy ước số người mắc THA, ĐTĐ của tỉnh Bắc Kạn đến nay chưa được phát hiện là:

Số THA chưa được phát hiện:39.600 - 16.931 = 22.669 người.

Số ĐTĐ chưa được phát hiện:   8.600 -  2.728 =   5.872 người.

Vậy con số22.669 người THA và 5.872 người ĐTĐtại sao không được phát hiện? tại sao khi bị các biến chứng của bệnh phải vào viện thì mới biết mình bị THA hoặc ĐTĐ?

Tại sao những người đang mắc THA, ĐTĐ chưa được phát hiện?

Những người đang mắc THA, ĐTĐ chưa được phát hiện là những người đang sống bình thường trong gia đình,đang công tác, học tập, lao động tại cộng đồng và các cơ quan, doanh nghiệp. Họ chưa được phát hiện là do họ chưa đi khám sức khỏe định kỳ bao giờ; hoặc có đi khám sức khỏe định kỳ nhưng không được xét nghiệm đường huyết(nên không phát hiện được bệnh ĐTĐ). Hoặc có thể họ đã được khám sức khỏe định kỳ hoặc khám bệnh khác phát hiện ra THA, ĐTĐ nhưngcơ sở y tế đó không thống kê, báo cáo họ bị mắc THA, ĐTĐ.

Tại sao những người bị THA, ĐTĐ khi bị các biến chứng của bệnh phải vào viện thì mới biết mình bị THA hoặc ĐTĐ?

THA, ĐTĐ là các bệnh phải đi khám mới biết mình mắc bệnh, hai bệnh này khi mắc thì đa số lại không có triệu chứng gì, khi có triệu chứng rõ ràng thì đã là biến chứng rồi. Vì vậy có rất nhiều người khi bị biến chứng thì buộc phảiđi khám bệnh, khi đó mới biết mình bị bệnh THA, ĐTĐ.

Các triệu chứng do biến chứng của bệnh THA, ĐTĐ (người ta còn gọi là tổn thương cơ quan đích) thường là:

Đối với bệnh THA:Có huyết áp tăng với các triệu chứngnhẹ thì là đau đầu, hoa mắt chóng mặt (do tổn thương động mạch não hay được gọi là thiểu năng tuần hoàn não), nặng hơn là tai biến mạch máu não (xuất huyết não, nhũn não); rối loạn chuyển hóa mỡ máu (một, hai, ba hoặc bốn chỉ số mỡ máu đều tăng), mờ mắt (do tổn thương động mạch đáy mắt); nước tiểu có Protein niệu (do tổn thương thận); đau thắt ngực (do tổn thương động mạch vành), v.v…

Đối với bệnh ĐTĐ: Có tăng đường huyết,  rối loạn chuyển hóa mỡ máu (một, hai, ba hoặc bốn chỉ số mỡ máu đều tăng), mờ mắt (do tổn thương động mạch đáy mắt); nước tiểu có Protein niệu (do tổn thương thận); đau ngực hoặc có đau thắt ngực (do tổn thương động mạch vành); viêm loét bàn chân (do tổn thương mạch máu và dây thần kinh ngoại vi),v.v…

Đối với mắc cả THA và ĐTĐ: có huyết áp tăng và đường huyết tăng,nhẹ thì có thể là đau đầu, chóng mặt (do tổn thương động mạch não hay được gọi là thiểu năng tuần hoàn não); nặng hơn là tai biến mạch máu não (xuất huyết não, nhũn não); rối loạn chuyển hóa mỡ máu (một, hai, ba hoặc bốn chỉ số mỡ máu đều tăng), mờ mắt (do tổn thương đông mạch đáy mắt); nước tiểu có Protein niệu (do tổn thương thận); đau ngực hoặc có đau thắt ngực (tổn thương động mạch vành); viêm loét bàn chân (do tổn thương mạch máu và dây thần kinh ngoại vi do ĐTĐ),v.v…

4 chỉ số mỡ máu là:Cholesterol,  LDL-c, HDL-c, Triglycerid

Vậy làm thế nào để những người mắc THA và ĐTĐ chưa phát hiện sẽ được phát hiện?

Cách làm đơn giản, hiệu quả nhất hiện nay làkhám sàng lọc:

Đối với phát hiện THA: Cách phát hiện duy nhất là phải tự đo huyết áp, trong gia đình có người bị THA thì tốt nhất là gia đình nên tự mua một máy đo huyết áp điện tử mà ai cũng có thể tự đo được. Máy đo huyết áp điện tửhiện nay đang được sử dụng nhiềutại các cơ sở y tế, có độ chính xác cao. Nếu chuẩn bị đo và tư thế đo đúng thì kết quả của ai đo cũng như nhau, vì chỉ có bấm nút của máy. Đo huyết áp tại nhà và thôn,tổ để phát hiện THA chính là sàng lọc bệnh THA; ngoài ra còn để người bệnh (đang được quản lý điều trị THA) và gia đình tự theo dõi, đánh giá kết quả điều trị trong khoảng giữa thời gian 2 lần khám bệnh định kỳ THA tại cơ sở y tế.

Hình. Máy đo huyết áp điện tử hay dùng tại các cơ sở y tế hiện nay

Đối với phát hiện bệnh ĐTĐ: Sử dụng bảng chấm điểm sàng lọc nghi ngờ THA và YTNC của ĐTĐ theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới mà ai cũng có thể tự làm được, chỉ cần 01 thước dây, một cân bàn đồng hồ. Nếu tổng số điểm ≥6 là có nguy cơ mắc ĐTĐ.

Bảng 01. Bảng chấm điểm sàng lọc nghi ngờ THA và YTNC cao của ĐTĐ

Chỉ số

Mức

Điểm

Ví dụ

Điểm tự chấm

Giới tính

Nữ

Nam

0

2

Nam

2

Tuổi

Dưới 45 tuổi:

45 – 49 tuổi

>49 tuổi

0

1

2

46

1

 

Cân nặng

BMI=

chiều cao x chiều cao

(BMI là chỉ số khối của cơ thể)

<23

23 – 27,5

>=27,5

0

3

5

Cân nặng: 65kg

Chiều cao: 1m55

BMI= 27,1

3

Vòng eo

Nam<90; Nữ<80

Nam ≥90; Nữ≥80

0

 

2

95

2

Huyết áp

HA<140/90

HA≥140/90

0

2

160/90

2

Tiền sử gia đình mắc ĐTĐ

Không

0

4

4

Cộng

14

Đánh giá: Đối tượng trên mắc THA và có nguy cơ cao bị ĐTĐ

Về chẩn đoán THA và ĐTĐ

 Chẩn đoán THA: Theo qui định của Bộ Y tế thì kể cả người dân hay nhân viên y tế thôn bản đo huyết áp tại nhà để phát hiện THA thì chỉ là nghi ngờ. Khi đó cần lên Trạm y tế ngay để đo lại và chỉ có từ Trạm y tế trở lên mới được phép khẳng định chẩn đoán là THA.

Bảng 02. Tiêu chuẩn chẩn đoán THA (theo Quyết định 5904/2019/QĐ-BYT)

Phân độ huyết áp

HA tâm thu (mmHg)

HA tâm trương (mmHg)

HA tối ưu

< 120

< 80

HA bình thường

120 - 129

80 - 84

HA bình thường cao

130 - 139

85 - 89

THA độ 1

140 - 159

90 - 99

THA độ 2

160 - 179

100 - 109

THA độ 3

≥ 180

≥ 110

Chẩn đoán ĐTĐ: Để chẩn đoán được bệnh ĐTĐ thì người nên tự sàng lọc tại nhà hoặc do Trạm y tế tổ chức sàng lọc tại thôn, tổ hoặc người dân đến Trạm y tế khám bệnh. Dù sàng lọc tại gia đình, thôn, tổ hay Trạm y tế thì kỹ thuật sàng lọcđều theo bảng01 trên. Nếu điểm sàng lọc trên 6 điểm thì cần đến ngay Trạm y tế để làm xét nghiệm đường huyết mao mạch (ĐHMM). Song để khẳng định là bệnh ĐTĐ thì Trạm y tế phải giới thiệu người nghi ngờ mắc ĐTĐ lên Trung tâm y tế huyện đểchẩn đoán xác địnhbằng xét nghiệm đườngmáu tĩnh mạch;vì hiện nay chỉ có tuyến huyệnmới làm được đường máu tĩnh mạch trên máy sinh hóa.

Sơ đồ chẩn đoán ĐTĐ, tiền ĐTĐ(theo Quyết định 5904/2019/QĐ-BYT)

Phát hiện sớm bệnh THA vàĐTĐ là không khó, phát hiện tốt nhất là ngay từ gia đình và thôn tổ, mỗi gia đình có điều kiện nên mua một máy đo huyết áp điện tử, mỗi người dân từ 18 tuổi trở lên nên định kỳ hàng năm tự đo chiều cao, cân nặng,vòng eo của mình và tínhchỉ số BMI. Như vậy gia đình, thôn, tổ sẽ là nơi phát hiện nghi ngờ THA và YTNC của ĐTĐ. Việc này sẽ rất đơn đơn giản, thuận tiện, khả thi và rất khoa học nếu mọi người quan tâm đến sức khỏe của chính mình.

Bs. Nguyễn Thái Hồng

PGĐ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh

Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 569
  • Trong tuần: 8 835
  • Tất cả: 1156584
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập