Tài liều truyền thông giảm muối ăn
Tài liều truyền thông giảm muối ăn

ĐẶT VẤN ĐỀ

Muối ăn có công thức hóa học là Na (Natri) là một khoáng chất thiết yếu, không chỉ giúp chúng ta ăn ngon hơn mà còn đóng vai trò quan trọngtrong nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lượng muối tối đa mà một người trưởng thành có thể tiêu thụ là 5gam/ngày. Nếu dùng nhiềuhơn sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh Tăng huyết áp (THA).

Tại Việt Nam, theo điều tra tra toàn quốc năm 2015, trung bình mỗi người trưởng thành tiêu thụ 9,4 gam muối/ngày, cao hơn khuyến cáo của Theo Tổ chức Y tế Thế giới là 4,4 gam/ngày,điều này tỷ lệ thuận với cứ năm người trưởngthành tại Việt Nam thì có một ngườibị THA, cứ ba người tử vong thì có một người do mắc bệnh tim mạch, trongđó yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch chủ yếu là doTHA, mà nguyên nhân của THA thì chủ yếu là do ăn mặn.

Với thực trạng trên, ngày 28/3/2018, Bộ y tế đã ban hành Quyết định số  2033/QĐ-BYT về phê duyệt Kế hoạch quốc gia Truyền thông vận động thực hiện giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2018-2025. Vì vậy ngay từ bây giờ toàn dân giảm muối ăn có một vai trò rất quan trọng trong phòng chống các bệnh do ăn quá nhiều muối gây ra, đặc biệt là bệnh THA.

TRUNGTÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT

LỢI ÍCH CỦA MUỐI ĂN

I.    Nguồn cung cấp muối ăn cho cơ thể và nhu cầu muối mỗi ngày

1.  Nguồn cung cấp muối ăn cho cơ thể

Muối được đưa vào cơ thể qua bữa ăn hàng ngày từ 3 nguồn chính:

-      70% cho vào khi sơ chế, nấu và khi ăn (chấm, trộn.v.v…)

-      20% từ thực phẩm chế biến sẵn.

-      10% có sẵn trong thực phẩm tự nhiên.

2.   Nhu cầu muối mỗi ngày của cơ thể

-      Mỗi người nên ăn dưới 5gam muối một ngày (trẻ em ăn ít hơn).

-      Những người mắc bệnh tim mạch, THA, bệnh thận cần ăn ít muổi hơn theo hướng dẫn của Bác sỹ.

-      Nên sử dụng muối và bột canh I ốt.

Hình 01. Cách ước tính 5 gam muối ăn cho một số gia vị

II.     Các loại muối ăn và sản phẩm của muối ăn trên thị trường

III.  Các loại thực phẩm chứa nhiều muối

1.  Muối  thường không có I ốt

 8. Cá mắm

2.  Muối có  I ốt

 9. Cà muối, dưa muối

3.  Bột canh

 10. Đồ hộp

4.  Nước mắm

 11. Mỳ tôm, bim bim

5.  Xì dầu

 12. Đồ ăn vặt

6.   Mỳ chính

 13. Nước sốt

7.    Hạt nêm

IV. Lợi ích của muối ăn

1. Tăng cường chức năng não: Muối là nguồn cung cấp Natri chủ yếu cho cơ thể. Natri giúp giữ cho tâm trí của chúng ta luôn hoạt động nhạy bén.

2. Duy trì huyết áp ổn định: Natri  đóng một vai trò quan trọng để duy trì huyết áp ổn định. Tuy nhiên, dư thừa Natri sẽ làm THA,THA là nguy cơ chính dẫn đến Tai biến mạch máu não.

3. Tốt cho da: Muối là chất sát khuẩn hữu hiệu và Natri đã có trong nhiều loại kem dưỡng da với tác dụng giúp da ngậm và giữ nước, nên có tác dụng làm săn chắc da.

4. Kiểm soát mức chất lỏng cần thiết trong cơ thể: Natri kiểm soát mức chất lỏng cần thiết trong cơ thể. Lượng nước trong cơ thể cân bằng được là do Natri làm duy trì áp lực thẩm thấu giữa trong và ngoài tế bào. Natri giúp duy trì quá trình này diễn ra bình thường.

5. Giảm tình trạng say nắng: Trong những ngày hè nóng bức, say nắng rất dễ xảy ra do cơ thể bị mất nước và mất cân bằng điện giải. Uống nhiều nước là giải pháp tốt để phòng ngừa say nắng, nhưng chỉ nước không là không đủ. Nước có muối, đường và Vitamin sẽ giúp cân bằng điện giải cho cơ thể, giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái tốt nhất.

ĂN MẶN VÀ TĂNG HUYẾT ÁP

1.     Vì sao ăn mặn gây THA

1.1.    Khái niệm

Ăn mặn là ăn nhiều muối (hoặc các sảnphẩm từ muối), nghĩa là từ trên 5 gam muối/ngày; 5 gam muối tương đương với01thìa gạt cà phê

1.2.    Lý do ăn mặn làm THA

Muối ăn có công thức là NaCL, Ion Natri sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào, khi ăn nhiều Natri, Ion Natri sẽ chuyển vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu nhiều hơn, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến THA. Ăn nhiều muối dẫn đến tăng tái hấp thu Natri ở ống thận; làm cho Ion Natri vào trong tế bào của cơ trơn của ống thận nhiều hơn, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi sẽ gây THA.

2.     Các yếu tố nguy cơ tim mạch của THA 

2.1.    Ăn mặn và Strees

Ăn mặn và Strees là nguy cơ chính gây THA, khi bị Strees thì  sẽ kích thích phóng thích nội tiết tố làm tim đập nhanh và gây tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, dẫn đến THA. Nếu bị Strees kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ gây tổn thương các tế bào nội mạc, làm tăng tính thấm của tế bào nội mạc và do vậy làm tăng nguy cơ lắng đọng LDL-C gây hình thành và phát triển vữa xơ động mạch và gây THA.

2.2.    Hút thuốc lá, thuốc lào

Trong thuốc lá, thuốc làocó nhiều chất kích thích, đặc biệt là chất Nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm co mạch gây THA.

2.3.    Rối loạn Lipid máu

Cholesterol và Triglycerid máu là các thành phần Lipid trong máu hay còn gọi là chất béo trong máu. Nồng độ Cholesterol máu cao là nguyên nhân chủ yếu gây nên xơ vữa động mạch, làm lòng động mạch hẹp dần, hạn chế cung cấp máu cho tim và các cơ quan trongcơ thể. Động mạch bị xơ vữa sẽ kém đàn hồi và cũng  chính  là yếu  tố  gây  THA.

2.4.    Đái tháo đường (ĐTĐ)

Ở người bị ĐTĐ, tỷ lệ bệnh nhân bị THA cao gấp đôi so với người không bị ĐTĐ.  Khi mắc cả THA và ĐTĐ sẽ làm tăng gấp đôi biến chứng mạch máu lớn và nhỏ, làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong so với bệnh nhân THA đơn thuần.

2.5.    Thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì làm tăng mỡ máu, mỡ máu tăng gây xơ hóa lòng mạch máu sẽ gây THA.

2.6.    Ít vận động thể lực

Người ít vận động thể lực hay có lối sống tĩnh tại cũng được xem là một nguy cơ của bệnh tăng huyết áp. Việc vận động thể lực hàng ngày đều đặn trong khoảng thời gian từ 30 đến 45 phút sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tăng huyết áp.

2.7.   Uống nhiều bia, rượu

Uống nhiều rượu sẽ làm chocác tiểu cầu trong máu có khuynh hướng tạo thành cục máu đông, cục máu đông sẽ rất nguy hiểm sẽ dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Rượu cũng còn làm làm cơ tim suy yếu, làm loạn nhịp tim và làm tim đập nhanh, mạch máu co lại. Co mạch máu làm cho muối Can xi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch, từ đó gây THA.

2.8.    Tuổi cao

Tuổi  cao thì  thành động mạch bị xơ vữa lâu sẽ bị lão hóa;xơ vữa động mạch  làm giảm tính đàn hồi, độngmạch sẽ trở nên cứng hơn nên làm huyết áp tăng.

2.9.    Tiền sử gia đình có ngườibị THA

Trong gia đình nếu ông, bà,cha, mẹ bị bệnh THA thì con cháu có nguy cơ mắc bệnh THA. Vì vậy, những người mà gia đình có người thân bị THA càng cần phải cố gắng loại bỏ các yếu tố nguycơ như trên và đi khám sức khỏe định kỳ mới có thể phòng tránh được bệnh THA.

3.     Các biến chứng của THA

3.1.    Các biến chứng mạch vành

THA lâu ngày làm tổn thương lớp nội mạc (lớp áo trong cùng) của động mạch, làm các phân tử Cholesterol tỷ trọng thấp (LDL-c) dễ dàng đi từ lòng mạch máu vào lớp áo trong động mạch vành  rồi hìnhthành mảng xơ vữa động mạch, làm hẹp mạch vành. Khi đó bệnh nhân thấy đau ngực, ngẹn trước ngực (đau ngực kiểu co thắt, đè nặng vùng sau xương ức, đôi khi cảm giác đau rát, nghẹt thở), đau nhiều khi gắng sức; cơn đau giảm khi bệnh nhân ngừng gắng sức hoặc dùng thuốc dãn mạch vành. Nếu mảng xơ vữa độngmạch bị nứt, vỡ thì sẽ hình thành cục huyết khối, làm tắc động mạch vành gây nhồi máu cơ tim.

3.2.    Các biến chứng về não

Xuất huyết não

Khi huyết áp lên quá cao, mạch máu não không chịu nổi sẽ vỡ, lúc đó bệnh nhân bị xuất huyết não, đi vào hôn mê luôn, tỷ lệ tử vong gần 100% nếu không xử lý đúng từ ban đầu. Đây là tình trạng nặng nhất của đột quỵ não.

Nhũn não: THA làm hẹp mạch máu nuôi não (tương tự như tổn thương mạch vành); nếu mảng xơ vữa bị nứt, vỡ, sẽ hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu não gây chết một vùng não, còn gọi là nhồi máu não.

Thiếu máu não (cơn thiếu máu não thoáng qua): THA làm hẹp động mạch cảnh, động mạch não, làm máu bơm lên não không đủ khiến bệnh nhân thấy chóng mặt, hoa mắt, có khi bất tỉnh.

3.3.    THA làm cơ tim phì đại (cơ tim dầy lên)

THA lâu ngày làm cơ tim phì đại, dẫn đến hở van tim, nếu không được điều trị THA  sẽ dẫnđến suy tim trái do giãn tâm thất trái.

3.4.    Các biến chứng về thận

THA làm tổn thương màng lọc cầu thận, bệnh nhân đái ra Protein (bình thường không có). THA còn làm hẹp động mạch thận, kích thích thận tiết ra một chất tên là Renin, Renin sẽ kích thích sản sinh ra một chất nữa là Angiotensin. Angiotensin là chất gây co mạch máu làm THA. Vì vậy THA lâu khôngđược điều trị hoặc  điều trị  không đạt mục tiêu sẽ làm tổn thương mao mạch thận, gây suy thận; nếu suy thận không hồi phục (suy thậngiai đoạn IV) phải chạy thận nhân tạo.

3.5.    Các biến chứng về mắt

THA làm tổn thương mạchmáu võng mạc, thành động mạch dày và cứng làm hẹp lòng mạch lại. Khi xơ cứng thành mạch thì động mạch sẽ đè bẹp tĩnh mạch và cản trở tuần hoàn làm bệnh nhânmờ mắt dần. Nặng hơn THA làm xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác, có thể dẫn đến mù đột ngột.

3.6.    Các biến chứng về mạch máulớn

THA làm động mạch chủ phình to, gây bóc tách và vỡ thành động mạch chủ dẫn đến tử vong đột ngột. THA làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch; đặc biệt là khi có kèm rối loạn chuyển hoá Lipid và có yếu tố viêm dẫn đến hep động mạch lớn do mảng xơ vữa phát triển như mạch cảnh, mạch đùi và cẳng chân. Khi động mạch chi dưới bị hẹp nhiều, bệnh nhân cứ đi một đoạn đường lại đau chân, phải đứng lại nghỉ (gọi là đau cách hồi).

Description: Kết quả hình ảnh cho Biến chứng của THA

Hình 02.  Các biến chứng tổn thương cơ quan đích củaTHA

CÁC GIẢI PHÁP LÀM GIẢM MUỐI ĂN  ĐỂ PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Để giảm muối ăn, mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh ăn uống cần:

1.  Cho bớt muốiGiảm 1/2 lượng muối và các gia vịchứa nhiều muối khi nấu ăn.

 - Nên nếm thức ăn trước khi muốn cho thêm muối và giavị.

 - Khi tẩm, ướp nên hạn chế cho muối và gia vị chứa nhiều muối.  Việc này cần làm từ từ để thay dần khẩu vị, hợp với vị giác của người ăn. Sau đó tiếp tục giảm thêm đến mức còn 1/2 so với lượng muối ăn hàng ngày.

 - Hãy sử dụng các gia vị khác (tiêu, ớt, chanh…) để làm tăng cảm nhận vị giác thay cho vị mặn.

- Không nên cho muối hoặc gia vị vào nước luộc rau.

2.    Chấm nhẹ tayGiảm 1/2 lượng muối và gia vị chứa nhiều muối khi ăn.

- Nên pha loãng nước mắm để chấm khi ăn.

- Cách chấm đồ ăn: chấm nhẹ tay, không chấm ngập thực ăn vào nước chấm, gia vị; không lật đi lật lại nhiều lần miếng thức ăn trong bát nước chấm, muối.

- Không ăn trái cây chấm với muối và bột canh.

- Hãy hạn chế để muối và nước chấm trên bàn hay trên mâm cơm khi ăn.

- Không chấm các món ăn đã mặn (như thịt kho/rim/rang, cákho, dưa muối, cà muối…) vào muối hay nước chấm.

3.  Giảm ngay đồ mặnGiảm1/2 lượng thực phẩm chứa nhiều muối khi lựa chọn.

 - Tăng cường sử dụng các thực phẩm tươi, hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như: mỳ ăn liền, rau củ muối, bim bim, giò, chả...

 - Ăn nhiều các món luộc thay cho các món kho, rim hay rang. 

 - Hãy đọc hàm lượng muối trên nhãn thực phẩm khi trước khi mua.

 - Không rưới nước mắm, nước kho cá, kho thịt hay nước sốt vào cơm khi ăn

 - Sử dụng các sản phẩm gia vị có chứa hàm lượng muối thấp...

 - Không nên cố uống hết nước canh, nước của các món phở, bún, miến; đặc biệt là khi ăn ở hàng quán.

 - Không nên nghĩ rằng hãy ăn mặn rồi uống nước để hòa loãng ra. Đây là suy nghĩ sai lầm vì càng ăn mặn và càng uống nước nhiều sẽ làm tăng thế tích máu, góp phần tăng huyết áp.

Vì sức khỏe của bạn và người thân

Hãy ăn GIẢM MUỐI ngay từ hôm nay

RỐI LOẠN MỠMÁU VÀ TĂNG HUYẾT ÁP

1.     Rối loạn mỡ máu là gì?

Rối loạn mỡ máu là bệnh lý cótăng thành phần mỡ gây tác hại và giảm thành phần mỡ có lợi bảo vệ cho cơ thể.

2.     Có mấy loại loại mỡ máu?

Mỡ máu (Lipid máu) có 2 loạichính là Triglycerides  Cholesterol, chúng là 2 dạng mỡ máu khác nhau. Triglycerides được dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, Cholesterol được dùng để tổng hợp nên một số loại Hormone. 

2.1.    Cholestero là gì?:Cholesterol là một loại mỡ máu do gan tạo ra và do chúng ta ăn vào, chiếm 80%; gan có khả năng tổng hợp Cholesterol từ những chất khác như đường, đạm. Chỉ có 20% Cholesterol được hình thành trong cơ thể từ một phần thức ăn hàng ngày trong thịt, mỡ, trứng.v.v.... 

Cholesterol không phải là chất hoàn toàn gây hại cho cơ thể, chúng ta không thể sống được nếu không có Cholesterol. Cholesterollà thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần kinh và của nhiều nội tiết tố trong cơ thể. Ở trong gan, Cholesterol còn dùng để sản xuất ra Axít mật giúp tiêu hóa thức ăn.

2.2.Cholesterol có các dạng nào?

Cholesterolkhông tan trong, được vận chuyển bởi chất mang có tên là Lipoprotein để đi khắp cơ thể. Có 3 loại Lipoprotein là: Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (LDL=Low-density-lipoprotein), rất thấp (VLDL=Very low-density-lipoprotein) và cao (HDL=High-density-lipoprotein). Cholesterol được vận chuyển trong máu với 3 loại Lipoprotein trên được ký hiệu là LDL-c, VLDL-c, HDL-c.

-  LDL-c:  là một dạng Cholesterol gây hại cho cơ thể,chúng vận chuyển Cholesterol vào trong máu, thấm vào thành mạch máu rồi hìnhthành nên xơ mỡ động mạch. Nên LDL-c còn được gọi là Cholesterol xấu.

-  HDL-c:  là một dạng Cholesterol có lợi cho cơ thể,chúng chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang Cholesterol dư thừa, ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về gan. Nên HDL-c còn được gọi là Cholesterol tốt.

-  VLDL: là cholesterol có hại, trong VLDL có triglycerides là chất làm đông máu, làm đóng vôi động mạch, làm rối loạn tuyến tụy, bị coi là nguyên nhân làm phát sinh nhiều loại ung thư. Người có VLDL cao thường cũng có mức cholestorol toàn phần cao, nồng độ LDL cao và HDL thấp.

3.  Triglycerid

3.1.   Triglycerid là gì? Triglyceridlà một loại chất béo trong máu, năng lượng từ thực phẩm chúng ta ăn vào sẽ được chuyển hóa thành Triglycerid và dự trữ trong mô mỡ. Sau đó, Triglycerid sẽ đượcchuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho hoạt động cơ thể. Nếu năng lượng thu vào nhiều hơn năng lượng cơ thể bị đốt cháy thì Triglycerid sẽ tăng trong máu.

3.2.   Tăng Triglycerid  gây hậu quả gì?

-       TăngTriglycerid trong máu quá cao sẽ góp phần thúc đẩy quá trình xơ mỡ động mạch.

-  TăngTriglycerid còn làm gan nhiễm mỡ, làm tăng đề kháng Insulin,  dẫn đến bệnhđái tháo đường. Ngoài ra nếu Triglycerid quá cao (>1000mg/dl) có thể gây raviêm tụy cấp. Vì vậy ở bệnh nhân đái tháo đường, người ta thường làm xét nghiệmTriglycerid.

Trong cơ thể chúng ta luôn có sự cân bằng giữa hai quá trình gây hại và bảo vệ. Cho nên khi ta dùng từ tăng Cholesterol hay tăng mỡ trong máu, để chỉ tình trạng rối loạn mỡ máu là chưa chính xác mà ta phải gọi là tăng thành phần gây hại và giảm thành phần có lợi (bảo vệ). Đôi khi không có tăng thành phần gây hại, nhưng có giảm thành phần bảo vệ thì vẫn gọi là rối loạn mỡ trong máu. 

Vậy để phát hiện có bị rối loạn mỡ trong máu hay không ta cần làm xét nghiệm đầy đủ 4 thành phần mỡ trong máu, gồm: Cholesteroltoàn phần, LDL-cholesterol viết tắt là LDL-c,  HDL-cholesterol viết tắt là HDL- c, Triglycerid. Trong 4 thành phần trên thì thành phần nào cũng rất quan trọng, chúng ta không được bỏ thành phần nào cả.

Khi đọc kết quả xét nghiệm ta cần lưu ý sự cân bằng giữa thành phần bảo vệ và thành phần gây hại. Nếu cả LDL-c và HDL-c đều cao thì ít gây lo ngại hơn trường hợp chỉ có LDL-c cao và chỉ có HDL-c thấp. Ngoài ra khi đánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng tăng Cholesterol chúng ta phải lưu ý đến tuổi, có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường kèm hay không?v.v...

4.     Giới hạn các chỉ số mỡ máu

Loại mỡ trong máu

Trị số bình thường

Trị số gây hại cho sức khỏe

 Cholesterol toàn phần

 <5,2mmol/l

>6,2mmol/l

LDL-c

 <3,4mmol/l

>4,1mmol/l

HDL-c

 >0,9mmol/l

<0,9mmol/l

Triglycerid

 <2,2mmol/l

>2,3 mmol/l

5.       Tác hạicủa rối loạn mỡ trong máu: Nhiều nghiên cứu về rối loạn mỡ trong máu trên thế giới cho thấy khi
Cholesterol toàn phần tăng cao hơn 6,2 mmol/l thì nguy cơ bị bệnh mạch vành tim tăng lên 2 đến 3 lần. LDL-c tăng cao
 thì tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Triglyceride tăng cao,nhất là ở bệnh nhân bị đái tháo đường thì nguy cơ xơ mỡ động mạch cũng cao hơn. Còn HDL-c giảm thấp là tăng các nguy cơ tai biến về mạch máu và xơ mỡ động mạch.

6.       Điều trị và phòng ngừa rối loạn mỡ trong máu: Lợi ích của việc điều trị cho thấy, nếu Cholesterol toàn phần giảm được 0,6 mmol/l ở người tuổi 40 sẽ giảm 54% nguy cơ bệnh tim mạch; còn ở tuổi 70 thì giảm 20% nguy cơ bệnh tim mạch. Người ta cũng đã chứng minh được rằng giải quyết đượcrối loạn mỡ trong máu là cần thiết để hạn chế tai biến mạch vành tim, tai biến mạch máu não để giảm tỉ lệ tử vong do biến chứng mạch máu. Để điều trị rối loạn mỡ trong máu chúng ta có thể dùng 2 phương pháp là điều trị không dùng thuốc và điều trị có dùng thuốc.

7.     Điều trị không dùng thuốc, gồm: 

Ngừng hút thuốc lá, không uống quá nhiều rượu: Ngừng hút thuốc lá là việc làm cần thiết quan trọng với bệnh nhân rối loạn mỡ trong máu, vì thuốc lá là yếu tố góp phần làm thúc đẩy quá trình xơ mỡ động mạch và làm tăng LDL-c. Uống rượu quá nhiều cũng làm tăng Triglyceride.                                                                    

8.     Thay đổi thói quen ăn uống

Nên

Không nên

- Ăn nhiều rau quả và trái cây tươi loại ít ngọt (khoảng 500g mỗi ngày), nên ăn trái cây nguyên quả hơn là ép lấy nước uống.

- Ăn nhiều tỏi: Mỗi tuần nên có ít nhất là 03 ngày ăn cá và 01 ngày ăn đậu (đậu phụ, đậu ve, đậu xanh.v.v...) thay cho ăn thịt.

- Nếu ăn thịt, nên chọn các loại thịt nạc không lẫn mỡ, da và gân.

- Nếu ăn tôm, cua.v.v...nên bỏ phần gạch.

- Mỗi tuần chỉ nên dùng 02 quả trứng gà hoặc vịt.

- Nên dùng dầu thay cho mỡ động vật (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu.v.v...)

- Nên uống thật nhiều nước trong ngày (kể cả nước lá chè xanh).

- Thường xuyên dùng các món chiên xào.

- Ăn thường xuyên các thực phẩm có hàm lượng Cholestrol cao (ví dụ: óc heo, mỡ, da gà, da vịt, bì lợn, lòng đỏ trứng, chân giò, bò gân, đồ lòng.v.v...)

- Ăn quá nhiều đồ ngọt (ví dụ: chè, mứt, kẹo, bánh kem, kem, nước ngọt, nước tăng lực, nước trái cây đóng hộp .v.v...)

- Uống quá nhiều rượu, bia (tuy nhiên nếu điều độ mỗi ngày uống 01 ly nhỏ rượu vang đỏ sẽ tốt cho mạch máu). 

9.  Tập thể dục: Tập thể dục nhịp nhàng dưới các hình thức như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp.v.v... ở mức độ không gắng sức là phù hợp. Tập đủ thời gian và thường xuyên, mỗi lần tập cố gắng đủ 30-45 phút và ít nhất tập 03 lần trong 01 tuần. Nếu bị béo phì, thừa cân mà nhiều năm nay không tập thể dục, nay nên quyết tâm luyện tập; lúc đầu tập ít sau tăng dần cố gắng tập đều đặn. Lúc đầu có thể thấy mệt, buồn ngủ vào buổi sáng sau tập, nhưng sẽ quen dầnvà thấy khỏe hơn.

Duy trì vận động, cố gắng xây dựng thời khóa biểu tập thể dục; coi đó như là một thú vui, có thể xây dựng nhóm cùng tham gia chương trình tập thể dục.

10.  Điều trị có dùng thuốc: Sau khi áp dụng chế độ điều trị không dùng thuốc như trên trong 3 đến 6 tháng, xét nghiệm mà vẫn không cải thiện được tình trạng rối loạn mỡ trong máu; đặc biệt là LDL-c còn cao thì phải dùng thuốc hạ mỡ trong máu.

Hiện nay có nhiều nhóm thuốc hạ mỡ trong máu, như nhóm Fibrate, nhóm Statin, nhóm Resin, nhóm Niacin. Mỗi nhóm có tác dụng hạ mỡ theo những cơ chế khác nhau. Việc lựa chọn sử dụng loại nào phù hợp trong điều trị cho bệnh nhân sẽ do bác sỹ chuyên khoa quyết định. Cần lưu ý là hầu hết các thuốc hạ Lipid máu đều có tác dụng phụ nhất định cho cơ thể. Cho nên bệnh nhân không nên tự dùng thuốc mà không có chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG

1.    Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu ở trong lòng động mạch, huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

Huyết áp tối đa, tối thiểu là gì?

Khi tim co bóp, máu  được bơm vào các mạch máu, ép vào thành động mạchlàm mạch máu căng ra. Số đo huyết áp tại thời điểm tim co bóp được gọi là huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa. Sau khi co bóp, tim sẽ giãn ra, thành động mạch sẽ trở về trạng thái ban đầu, số đo huyết áp tại thời điểm này được gọi là huyết áp tâm trương hay huyết áp tối thiểu.

Khi đo huyết áp cho kết quả là 120 mmHg/70mmHg, thì120mmHg là số đo huyết áp tâm thu, 70mmHg là số đo huyết áp tâm trương.

Huyết áp bình thường là bao nhiêu?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), huyết áp bình thường khi đo ở cánh tay là 120/80 mmHg. Đây là trị số huyết áp trung bình bình thường đối với người lớn, huyết áp có đặc điểm là thay đổi theo thời gian, trạng thái tâm  sinh lý và nhiều yếu tố khác.

2.    Thế nào là tăng huyết áp?

Tăng huyết xảy ra khi số đo huyết áp tâm thu từ 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên.

3.  Phân loại THA: Theo Quyết định số 3192/2010/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế

 Phân độ huyết áp

HA tâm thu (mmHg)

HA tâm trương (mmHg)

Huyết áp tối ưu

Huyết áp bình thường cao

Tiền tăng huyết áp

< 120

120 – 129

130 – 139

và/hoặc

và/hoặc

< 80

80 – 84

85 – 89

Tăng huyết áp độ 1

Tăng huyết áp độ 2

Tăng huyết áp độ 3

140 – 159

160 – 179

≥ 180

và/hoặc

và/hoặc

và/hoặc

90 – 99

100 – 109

≥ 110

4.    Tại sao bạn bị tăng huyết áp?

Khoảng trên 90% các trường hợp tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, các thường hợp này được gọi là Bệnh tăng huyết áp (tăng huyết áp vô căn).

Khoảng dưới 10% các trường hợp tăng huyết áp có nguyên nhân, được gọi là tăng huyết áp triệu chứng (tăng huyết áp thứ phát); nếu được điều trị nguyên nhân thì huyết áp sẽ trở về bình thường. Nguyên nhân của tăng huyết áp triệu chứng bao gồm:

-  Các bệnh của  thận: Thận đa nang, suy thận cấp, mãn, sỏi thận, lao thận…

- Các bệnh của tuyến thượng thận: Hội chứng Cushing, cường Aldosterone nguyên phát, u phần vỏ hay tủy thượng thận.

- Các bệnh về mạch máu: Hẹp động mạch thận hoặc eo động mạch bẩm sinh hoặchẹp động mạch nhiều nơi, vữa xơ động mạch.

- Do sử dụng các thuốc kéo dài như Prednisone, Dexamethason, cam thảo,sâm, nhung…

- Trong thời kỳ có thai: do bệnh lý của rau thai từ tháng 7-8 làm huyết áp tăng, đồng thời có phù, nước tiểu có protein, bệnh rất dễ dẫn đến tiền sản dật và sản dật, nếu được khám, điều trị kịp thời và đẻ xong thì huyết áp lại trở lại bình thường.

5.     Khi nào thì kiểm tra đo huyết áp?

Đặc điểm của huyết áp là có sự thay đổi khá lớn trong ngày và giữa các ngày trong tuần. Để khẳng định là có bệnh tăng huyết áp thì phải được đo ít nhất trong 2 kỳ khác nhau, mỗi kỳ đo ít nhất 3 lần trong những điều kiện như nhau, người được đo phải được nghỉ ít nhất 15 phút.

Tất cả những người trưởng thành phải được đo huyết áp một cách thườngxuyên ít nhất là một năm 2 lần. Cần kiểm tra huyết áp ngay khi bạncó một trong các dấu hiệu sau: Nhức đầu, hồi hộp, mờ mắt, chóng mặt,  toát mồ hôi, yếu hay tê nửa người hay  một tay hoặc chân, đau ngực, khó thở, đi tiểu nhiều.

6.    Tăng huyết áp hay xảy ra những biến chứng gì?

Bệnh tăng huyết áp nếu không được điều trị, lâu ngàysẽ sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan trong cơ thể được gọi là cơ quanđích. Tăng huyết áp có 3 giai đoạn, khi bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 là giaiđoạn của các biến chứng, hay gặp là tai biến mạch máu não là Xuất huyết não do vỡ hoặc đứt mạch máunão hoặc gây Nhồi máu não do tắc mạchnão, suy tim trái. Đối với tai biếnmạch máu não, mặc dù bệnh nhân qua khỏi, nhưng di chứng là rất nặng nề mà ngườibệnh, gia đình người bệnh phải gánh chịu, có khi hàng chục năm.v.v…

7.    Tại sao phải điều trị bệnh THAcho dù bạn cảm thấy bình thường?

Đa số các bệnh nhân tăng huyết áp đều cảm thấy trong người hoàn toàn bìnhthường, chỉ phát hiện được khi có những biểu hiện  như nhức đầu, mờ mắt, chóng mặt, đánh trốngngực hoặc khi có các biến chứng nặng hơn như tai biến mạch máu não… chính vì lẽđó tăng huyết áp được gọi là “Kẻ giết người thầm lặng”.

8.    Thực tế báo động hiện nay

 Rất nhiều các bệnh nhân khi bị taibiến mạch máu não, vào khoa hồi sức cấp cứu thì người nhà mới biết là ngườithân của mình bị tăng huyết áp. Tuy vậy rất nhiều người đã biết mình bị tănghuyết áp, huyết áp thường xuyên cao, nhưng không thấy triệu chứng gì “Vẫnkhoẻ mạnh bình thường” lại chủ quan không đi khám và điều trị, hoặc điềutrị không đúng cách, “Không biết giữ mình”, chỉ khi vàokhoa hồi sức cấp cứu thì bản thân và gia đình mới thấy việc điều trị bệnh tănghuyết áp và biết cách giữ mình là quan trọng, nhưng khi đó đã muộn.

9.    Mục đích của điều trị tănghuyết áp là gì?

Để hạn chế sự tiến triển của bệnh, giảm tối đa nguy cơ các biến chứng timmạch, não và tử vong cho người bệnh, tức là giảm biến chứng của các cơ quanđích. Do đó khi biết bị tăng huyết áp bạn cần phải điều trị dù bạn cảm  thấy trong người hoàn toàn bình thường.

10.  Thay đổi lối sống đề tránh các yếutố nguy cơ và điều trị bệnh tăng huyết áp là gì?

10.1.    Bỏ hút thuốc lá: là biện pháp mạnh mẽ nhất đểđề phòng các bệnh tim mạch và ngoài tim mạch.

10.2.    Hạn chế uống rượu: uống rượu nhiều làm tăngnguy cơ đột quỵ và giảm tác dụng của một số thuốc giảm  áp.

10.3.    Chế độ ăn: Thực hiện chế độ ăn giảm muốisẽ giúp phần làm giảm huyết áp (giảm 1/2 muối trong khẩu phần ăn hàng ngày nhưhiện nay sẽ làm giảm huyết áp bình quân được 4-6 mmHg) và làm tăng tác dụng hạ huyếtáp của các thuốc điều trị tăng huyết áp. Người bị tăng huyết áp nên dùng các thứcăn có chứa nhiều kali, ăn nhiều quả chín, nên ăn cá, đậu đỗ, lạc, vừng, không ăn mỡ và phủ tạng động vật có chứanhiều axit béo no và Cholesterol gây xơ vữa động mạch.

10.4.    Giảm cân và tập thể dục: Giảm cân sẽ giảm được huyếtáp trên người thừa cân và có tác dụng tốt đối với các bệnh đi kèm như đái tháođường, rối loạn lipid máu; nên duy trì chỉ số khối của cơ thể  BMI< 25. Nên thường xuyên tập thể dục ở mức vừa phải như đi bộ, chạy bộ. Mức độ tậpluyện phải tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh lý của người bệnh.

Description: Chi so BMI xac dinh muc do beo gay

10.5.         Tránh các Tress: Biết giữ mình và giữ cho mọingười để chủ động phòng và tránh được các xung đột, cảm xúc không tốt khôngđáng có; luôn tạo và giữ cho mình một trạng thái tinh thần thoả mái, thanh thản.

Nếu bạn bịtăng huyết áp thể nhẹ, biện pháp thay đổi lối sống như trên có thể đủ để giúp hạhuyết áp xuống mức bình thường mà chưa cần dùng đến thuốc. Đối vớimột số người khỏe (những người bị tăng huyết áp thể nặng), những biện pháp nàycó thể giúp họ dùng ít thuốc hơn hoặc dùng thuốc với liều thấp để kiếm soát huyếtáp.

11.   Khi nào cần đến thuốcđể điều trị bệnh tăng huyết áp? Sau khi bạn thực hiện biện pháp ăn kiêng, luyện tập và cácbiện pháp điều trị không cần thuốc mà huyết áp của bạn vẫn không giảm, lúc đó cầndùng thuốc để kiểm soát huyết áp.

12.                 Một số điều cần lưu ý đối với điều trị bệnhtăng huyết áp

12.1.    Đối với người bệnh

- Bệnh tăng huyết áp phải điều trị liên tục suốt đời,nên cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc, bệnh nhân và gia đình, nên bạncần hiểu nhiều về bệnh, tuân thủ điều trị. Phải có kế hoạch đi khám định kỳ,đúng hẹn, không nên vì công việc mà không đi khám hoặc bỏ thuốc, vì lúc đó nguycơ tai biến là rất lớn; đừng bỏ người thân, bạn bè, đồng nghiệp khi sự nghiệpđang còn dang dở.

- Cần tuân thủ qui định chặt chẽ của thầy thuốc cách sử dụng thuốc, không được tự ý bỏthuốc hoặc thay đổi thuốc, không nên thấy người khác dùng thuốc này là mình liềntự mua dùng tương tự như vậy là rất nguy hiểm.

- Trong quá trình uống thuốc, trịsố huyết áp sẽ trở về mức bình thường, lúc đó bạn chỉ mới đạt được mục tiêu điềutrị tăng huyết áp (giảm tối đa các nguy cơ dài hạn bị các biến chứng tim mạchvà tử vong). Do đó bạn không được ngưng điều trị mà vẫn phải tiếp tục chữa bệnhtheo hướng dẫn của thầy thuốc,  vì việc tựý ngưng điều trị thì huyết áp lại tăng cao như mức trước khi điều trị,  thậm chí còn cao hơn và đây chính là thờiđiểm thường xảy ra tai biến mạch máu não và tim.

- Không nên thay đổinhiều thầy thuốc mà bạn nên chọn một thầy thuốc mà mình tin tưởng, tốt nhất làgần nhà mình.

- Phải điều trị các yếu tố nguy cơ phối hợp như rối loạn Lipid máu, tiểuđường.

- Phải đặc biệt chúý đến sinh hoạt cá nhân: Phòng tắm phải kín, không có gió lùa, tắm không quá15phút,  mùa rét mặc áo phải kín cổ, tuynhiên phải gữi ấm toàn thân, kể cả bàn chân bàn tay, vì bị nhiễm lạnh bất cứ vịtrí nào trên cơ thể đều làm co mạch, gây tăng huyết áp. Mặc quần áo không đượcquá chặt vì sẽ cản trở máu lưu thông và khó khi đo huyết áp. Không nên ăn quáno và uống nhiều nước vào bữa tối vì làm tăng khối lượng tuần hoàn vào ban đêm,gây tăng huyết áp, dễ béo phì. Nếu phải dậy đi tiểu ban đêm thì thì phải từ từmặc quần áo cho thật ấm mới dậy ra ngoài, tốt nhất là rèn không có thói quen đitiểu vào ban đêm.

- Nếu bạn không phảilà đối tượng mua thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc thì nên mua bảo hiểm Y tế tự nguyệnvì phải thường xuyên dùng đến nó.

12.2.    Đối với gia đình người bệnh

Mọi người cũng cầnphải có kiến thức cơ bản về bệnh tăng huyết áp, phải quan tâm, chăm sóc, nhắcnhở người thân của mình trong sinh hoạt, đi khám và uống thuốc. Một gia đình hạnhphúc sẽ góp phần quan trọng vào phòng tai biến do tăng huyết áp.

Như vậy loại trừcác yếu tố nguy cơ và tích cực điều trị tăng huyết áp sẽ tránh được các biếnchứng nguy hiểm: tai biến mạch máu não, suy thận, mờ mắt, thậm chí mờ mắt, đauthắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, giảm chi phí điều trị, tăng tuổi thọ, tăngchất lượng cuộc sống của bạn và gia đình. Đặc biệt là bạn vẫn có một cuộc sốngvà công việc bình thường, vẫn tiếp tục và có nhiều cống hiến cho xã hội và giađình.

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNHTẬT TỈNH BẮC KẠN

https://www: Cdc.backan.gov.vn


Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 61
  • Trong tuần: 10 199
  • Tất cả: 1166214
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập