TĂNG HUYẾT ÁP, CƠN TĂNG HUYẾT ÁP, BIẾN CHỨNG, PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
Bệnh tăng huyết áp

1.  Khái niệm: tăng huyết áp (THA) là khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương  ≥ 90 mmHg hoặc đang dùng thuốc điều trị để hạ huyết áp.

Bảng phân loại huyết áp năm 2010 theo Quyết  định 3192/QĐ-BYT

Phân độ huyết áp

Huyết áp tâm thu (mmHg)

Huyết áp tâm trương (mmHg)

Huyết áp tối ưu

Huyết áp bình thường

Tiền tăng huyết áp

< 120

120 – 129

130 - 139

và/hoặc

và/hoặc

< 80

80 – 84

85 – 89

Tăng huyết áp độ 1

Tăng huyết áp độ 2

Tăng huyết áp độ 3

140 – 150

160 – 179

≥ 180

và/hoặc

và/hoặc

và/hoặc

90 – 99

110 – 109

≥ 110

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

≥ 140

< 90

Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân độ thì chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ theo các mức biến động của huyết áp tâm thu.

2.  Loại THA: THA có được phân thành hai loại, THA không có nguyên nhân và THA có nguyên nhân.

2.1.              THA không có nguyên nhân:  

2.1.1. Khái niệm: THA không có nguyên nhân còn gọi là THA nguyên phát hay bệnh THA, chiếm 90–95% số ca THA; loại THA này không tìm được nguyên nhân gây THA mà chỉ xác định được các yếu tố nguy cơ của THA như: tuổi cao, thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu, bia, ăn mặn, nghiện thuốc lá.v.v. 

2.1.2. Triệu chứng: hầu như không có triệu chứng gì, ngoài đo chỉ số huyết áp tăng. Tuy nhiên khi có triệu chứng thì thường là cơn THA rất nguy hiểm, buộc người bệnh phải vào viện, với các triệu chứng là: đau đầu, Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn, mặt đỏ.

2.2.              THA  có nguyên nhân:

2.2.1. Khái niệm: THA có nguyên nhân còn gọi là THA thứ phát, chiếm 5–10% số ca còn lại; THA thứ phát là hệ quả của một số bệnh như: bệnh thận, u tuyến thượng thận, bệnh tuyến giáp, sử dụng thuốc tránh thai, thuốc corticoide kéo dài, căng thăng thường xuyên.v.v...

2.2.2. Triệu chứng: ngoài triệu chứng của THA nói chung thì các bệnh gây triệu chứng THA, gồm:

2.3.2.1. Nguyên nhân THA do mắc bệnh thận

THA do mắc bệnh hẹp động mạch thận:  hẹp động mạch thận là bệnh dễ gây ra THA nhất của thận. Cơ chế gây THA của hẹp động mạch thận là do giảm lưu lượng máu qua thận, làm kích hoạt bộ máy cận tiểu cầu thận, gây tăng tiết aldosterol (là chất có tác dụng tăng hấp thu muối và nước) làm THA. Bộ máy cận tiểu cầu còn làm tăng tổng hợp Angiotensin,là chất làm co mạch ngoại vi, càng làm cho THA.

THA do mắc bệnh viêm cầu thận: bệnh viêm cần thận là tình trạng viêm dạng không nung mủ ở toàn bộ cầu thận. Nguyên nhân thường do phức hợp kháng nguyên kháng thể của liên cầu tan máu nhóm A hoặc là do rối loạn miễn dịch. Nhưng cho dù nguyên nhân là gì thì biến chứng THA trong bệnh lý cầu thận cũng chiếm tỷ lệ cao. Theo các báo cáo, tỷ lệ bị tăng huyết áp trong viêm cầu thận vào khoảng 50-54%. Cơ chế gây THA là do nó làm bít tắc “động mạch đi” ở trong thận, làm thay đổi kích thước của thận và làm sưng phồng các tiểu cầu thận làm chít hẹp động mạch đi. Sự chít hẹp này kích hoạ tbộ máy cận tiểu cầu làm THA.

THA do mắc bệnh thận đa nang: bệnh thận đa nang là một bệnh lý di truyền trong đó có xuất hiện nhiều nang của thận. Các nang của thận có đặc điểm to nhỏ khác nhau và đều chứa dịch làm huỷ hoại chức năng thận, làm THA. THA do thận đa nang có đặc điểm là THA cao kịch phát ngay từ giai đoạn ban đầu chứ không diễn ra từ từ như những bệnh THA khác và chủ yếu tăng huyết áp tâm trương (còn gọi là tăng huyết áp tối thiểu). Bệnh thận đa nang rất nguy hiểm, nhanh chóng dẫn đến suy thận.

THA do mắc Hội chứng Conn:  là do mắc u của vỏ thượng thận, làm tăng tiết Aldosteron.  Aldosteroncó tác dụng gây giảm thải trừ muối và nước nhưng lại làm tăng thải kali qua thận. LàmTHA  do tăng khối lượng tuần hoàn.

THA do mắc bệnh U tủy thượng thận: do mắc  u của tủy thượng thận sẽ làm tằng  tiếtcác hormon như Adrenalin và Noadrenalin dẫn đến THA (có thể lên tới trên 200mmHg) và từng cơn.

Bệnh đa nang ở thận-gan - Ảnh 1. 

Description: Kết quả hình ảnh cho u tuyến thượng thận

Thận đa nang

U tuyến thượng thận

2.3.2.2. Nguyên nhân do mắc bệnh tuyến giáp

THA do mắc cường chức năng tuyến giáp (cường giáp): Thể bệnh hay gặp nhất là bệnh Basedow. Hormon giáp sẽ làm tăng hoạt tính của Adrenalin và Noadrenalin dẫn tới làm THA.

THA do mắc cường chức năng tuyến cận giáp (cường cận giáp): Tuyến cận giáp có vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa nồng độ calci và phospho trong cơ thể. Khi tuyến cận giáp tiết quá nhiều Hormon Parathormone (PTH) sẽ làm tăng calci máu, kích thích làm THA.

2.3.   Cơn THA

2.3.1. Khái niệm: Cơn THAhuyết áp THA đột ngột, có hai loại là cơn THA có tổn thương cơ quan đích và cơn THA không có tổn thương cơ quan đích.

Triệu chứng của cơn THA: Tùy từng bệnh nhân và chỉ số THA khác nhau, có người huyết áp chỉ tăng trên 10mmHg so với bình thường đã xảy ra cơn THA, có người chỉ số HA tối đa đến 300 mmHg mới xảy ra cơn THA. Song đều có điểm giống nhau với các triệu chứng mà bệnh nhân không thể chịu được, buộc phải vào viện là: đau đầu dữ dội, không tự đi lại được do chóng mặt, nôn ra thức ăn hoặc dịch dạ dày, chảy máu mũi, chảy máu ở đáy mắt. Nếu cơn THA ở người có tổn thương cơ quan đích thì còn có các triệu chứng của tổn thương cơ quan đích; loại này rất nặng, sẽ bị đột quỵ nếu không cấp cứu kịp thời.

3. Biến chứng của bệnh THA: Do THA lâu ngày, điều trị không đúng, nên không đạt huyết áp mục tiêu; không loại bỏ được các yếu tố nguy cơ của THA. Biến chứng của THA người ta còn gọi là tổn thương ở cơ quan đích. Tùy từng bệnh nhân sẽ có các mức độ biến chứng nặng, nhẹ khác nhau, cụ thể:

3.1.              Các biến chứng tim mạch: co thắt động mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim, xơ cứng, xơ vữa động mạch.

3.2.              Các biến chứng về não: tai biến mạch não (bao gồm cả xuất huyết não và nhũn não), bệnh não do THA.

3.3.              Các biến chứng về thận: đái ra protein; suy thận.

3.4.              Các biến chứng về mắt: tiến triển theo các giai đoạn, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

3.5.              Các biến chứng về mạch ngoại vi: chảy máu cam, nguy hiểm là biến chứng tách thành động mạch chủ, dẫn đến tử vong.

4.  Tai biến mạch mãu não (TBMMN): có hailoại TBMMN là xuất huyết não và nhũn não

4.1.    Xuất huyết não

3.2.2. Khái niệm: còn được gọi là chảy máu não, là một loại chảy máu nội sọ xảy ra trong mô não hoặc não thất. Trong nhiều trường hợp chảy máu diễn ra ở cả mô não và não thất. Nguyên nhân THA, phình động mạch, chấn thương não,dị dạng động mạch, u não.

3.2.3.  Triệu chứng: Các triệu chứng xảy ra đột ngột, gồm:

-      Nhức đầu dữ dội

-      Yếu một cánh tay hoặc chân

-      Buồn nônnôn mửahôn mê

-      Rối loạn cơ tròn, đái ỉa không tự chủ

-      Khó nói, khó nuốt, mờ mắt, mất thăng bằng, bất tỉnh, lú lẫn, mê sảng.

 Không phải bệnh nhân nào cũng có đủ các triệu trứng như trên, có bệnh nhân chi đau đầu rồi hôn mê luôn

4.2.   Nhũn não

4.2.1. Khái niệm: Nhũn não là một trạng thái bệnh lý do sự hình thành huyết khối ở não làm tắc động mạch não khiến cho tổ chức não thiếu máu nuôi dưỡng gây ra nhũn não. Người bệnh phần lớn trên 50 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Phát bệnh bất kỳ lúc nào, có khi đang nghỉ ngơi, đang lao động, có nhiều người ngủ dậy phát hiện liệt nửa người.

4.2.2.Triệu chứng : Các triệu chứng xảy ra thường có báo trước, gồm

-        Buồn ngủ,đau đầu

-        Mù: xảy ra ở một số ít trường hợp, khi dây thần kinh thị giác bị hỏng

-        Chân tay tê rồi liệt nửa người

-        Dụi đầu vào tường, chóng mặt, hôn mê sâu dần.

-        Mất khả năng thăng bằng và sự phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể.

5.    Phòng và điều trị bệnh THA

5.1. Phòng và điều trị bệnh THA vô căn và TBMMN

- Điều trị  các yếu tố nguy cơ như: giảm cân, giảm béo phì, điều trị hạ mỡ máu, không uống nhiều rượu, bia, ăn nhạt dười 4gr muối/24h, bỏ thuốc lá.v.v…

- Khám bệnh định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh THA

- Dùng thuốc hạ huyết áp hàng ngày theo đơn của bác sỹ, kể cả khi huyết áp đã về bình thường.

- Người hay đau đầu, nên chụp động mạch não hoặc chụp  cộng hưởng từ sọ nào xem có phải bị dị dạng/phồng mạch não không để phấu thuật kịp thời.

5.2. Phòng và điều trị bệnh THA có nguyên nhân: điều trị triệt để các bệnh thận, tuyến giáp.v.v…gây nên triệu chứng THA.

BS. Nguyễn Thái Hồng



Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 1105
  • Trong tuần: 10 256
  • Tất cả: 1129555
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập