NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - SỰ KHỞI ĐẦU HOÀN HẢO CHO CON

Tuần lễ thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ được tổ chức từ ngày 01 – 07/8 hằng năm nhằm khuyến khích và tăng cường việc nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM). Năm 2022 với chủ đề “Giáo dục và hỗ trợ - đẩy mạnh việc nuôi con bằng sữa mẹ” sẽ tập trung đẩy mạnh tính bền vững và liên tục của việc nuôi con bằng sữa mẹ nhằm bảo vệ, hỗ trợ và khuyến khích bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid – 19, góp phần nâng cao sức khỏe, giảm tử vong trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đối với trẻ sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ; sữa mẹ dễ tiêu hóa và hấp thu; giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và giúp trẻ phát triển trí thông minh. Đối với bà mẹ khi cho con bú giúp tăng cường mối quan hệ gần gũi yêu thương, gắn bó tình cảm mẹ con; giúp bà mẹ chậm có thai; bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ, giảm nguy cơ chảy máu sau đẻ; nuôi con bằng sữa mẹ rất thuận tiện và ít tốn kém.

anh tin bai

Ảnh minh họa: Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh

Sữa non là loại sữa mẹ đặc biệt, được tiết ra trong vài ngày đầu sau sinh. Sữa non sánh đặc,có màu vàng nhạt hoặc trong. Sữa non có nhiều kháng thể, tế bào bạch cầu, bảo vệ cơ thể trẻ chống nhiễm khuẩn và dị ứng; có tác dụng xổ nhẹ giúp cho việc tống phân su, trẻ đỡ vàng da; các yếu tố phát triển trong sữa non giúp bộ máy tiêu hóa trưởng thành, chống dị ứng và không dung nạp các thức ăn khác; ngoài ra trong sữa non có nhiều vitamin A giúp trẻ phòng bệnh khô mắt. Vì vậy nên cho trẻ bú sớm trong vòng 01 giờ đầu sau đẻ, không cho trẻ ăn bất cứ thức ăn hay nước uống nào khác ngoài sữa mẹ.

Sau vài ngày (khoảng 3-4 ngày) sữa non chuyển sang sữa trưởng thành. Số lượng sữa nhiều hơn làm 2 bầu vú bà mẹ đầy, căng cứng gọi đây là hiện tượng "xuống sữa". Sữa trưởng thành gồm sữa đầu bữa và sữa cuối bữa. Sữa đầu bữa: là sữa được tiết ra đầu bữa bú của trẻ, có màu hơi xanh, số lượng nhiều và cung cấp nhiều đạm, đường, nước và các chất dinh dưỡng khác. Sữa cuối bữa: là sữa được tiết ra cuối bữa bú của trẻ, sữa cuối bữa có màu trắng vì chứa nhiều chất béo hơn sữa đầu bữa. Chất béo cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ giúp trẻ lớn nhanh hơn, vì vậy điều quan trọng là cần để trẻ bú đến hết sữa cuối, không để trẻ nhả vú sớm hay mẹ chuyển bên sớm quá.

Trẻ không được bú sữa mẹ dễ mắc tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp; dễ bị suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A; chỉ số thông minh của trẻ thấp, trẻ thường tăng cân quá mức và dễ mắc một số bệnh mạn tính, giảm sự gắn bó tình cảm mẹ con…

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ. Vì vậy để trẻ phát triển một cách toàn diện cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu sau sinh trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo chỉ định của bác sỹ, cho trẻ ăn thức ăn bổ sung từ 06 tháng tuổi và tiếp tục cho bú sữa mẹ cho tới khi trẻ được 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.

                                     Bs Hoàng Thắm (Khoa Dinh dưỡng – CDC Bắc Kạn)

Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 1259
  • Trong tuần: 9 590
  • Tất cả: 1158540
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập