PHẢI PHÒNG, CHỐNG LAO NHƯ PHÒNG CHỐNG COVID-19!

Ngày Thế giới phòng chống lao (24/03) hàng năm là dịp nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với bệnh lao, đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt dịch bệnh lao trên toàn cầu.

Nhuộm soi trực tiếp phát vi khuẩn lao, tại phòng xét nghiệm (CDC Bắc Kạn)

Hoạt động tổ chức chiến dịch truyền thông nhân ngày Thế giới phòng chống lao 24/3 là một hoạt động quan trọng nhằm tuyên truyền nâng cao kiến thức của người dân về bệnh lao; giảm mặc cảm kỳ thị đối với bệnh lao; tiếp cận sử dụng tốt nhất dịch vụ phát hiện, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh lao do ngành y tế cung cấp, tăng cường công tác phát hiện và quản lý bệnh lao đạt hiệu quả cao hơn.

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia thứ 11 trong số 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao, lao kháng thuốc cao trên thế giới. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 174.000 bệnh nhân lao và nếu không được chữa trị, mỗi người mắc lao sẽ lây nhiễm cho trung bình từ 10 - 15 người khác.

Năm 2020, tại tỉnh Bắc Kạn, phát hiện, quản lý, điều trị 127 bệnh nhân mắc lao mới các thể, tăng 5 ca so với cùng kỳ, có 02 trường hợp tử vong, phát hiện và thu nhận điều trị 01 bệnh nhân lao kháng thuốc. Từ đầu năm 2021 đến nay phát hiện mới 16 bệnh nhân trong đó có 09 bệnh nhân lao phổi AFB dương tính là nguồn lây chính, hiện nay đang quản lý và điều trị 42 bệnh nhân mắc lao các thể.

Cán bộ khoa Xét nghiệm (CDC Bắc Kạn) vận hành hệ thống máy Gene Xpert xét nghiệm chẩn đoán bệnh nhân lao kháng thuốc. 

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra, bệnh lây lan do vi khuẩn lao phát tán ra ngoài không khí khi người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà vô tình người tiếp xúc gần hít phải và gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn lao có thể qua đường máu hay bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể và gây bệnh tại đó. Người mắc bệnh lao thường không tử vong ngay mà bệnh thường kéo dài âm thầm vì thế phát hiện muộn.

Biện pháp phòng, chống bệnh lao hiệu quả nhất hiện nay là phát hiện sớm những người mắc bệnh lao phổi và điều trị khỏi cho họ,đây là biện pháp hiệu quả và triệt để nhất. Mọi người cần thực hiện lối sống lành mạnh, như: Không hút thuốc lá, vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi làm việcthoáng khí,ăn uống hợp lý, tập luyện thể dục đều đặnvà khám sức khoẻ định kỳ theo hướng dẫn. Khi có triệu chứng nghi lao, như: Ho kéo dài trên 2 tuần, sốt về chiều, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân... cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và phát hiện bệnh lao kịp thời.Tiêm vắc-xin phòng lao đầy đủ cho trẻ ngay sau khi sinh trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Đối với người đã mắc bệnh lao, cần thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm cho người xung quanh như cách chúng ta phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay, đó là: Thường xuyên đeo khẩu trang ; không khạc nhổ bừa bãi, dùng khăn giấy che miệng khi nói chuyện, ho, hắt hơi... Khăn giấy và khẩu trang sau khi sử dụng bỏ vào thùng rác có nắp đậy rồi rửa tay sạch sẽ với xà phòng và nước sạch. Tuyệt đối tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Với chủ đề “Việt Nam chiến thắng COVID – Chấm dứt bệnh Lao”, ngành Y tế mong muốn từ cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19, cộng đồng hãy chủ động, chung tay tích cực hơn nữa trong công cuộc phòng, chống lao. Người dân cần thực hành các biện pháp "phòng, chống Lao như phòng, chống Covid-19", để Việt Nam không còn bệnh Lao vào năm 2030./.

Bài: Phương Thào- Ảnh: Thành Luân (CDC Bắc Kạn)

Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 51
  • Trong tuần: 10 189
  • Tất cả: 1166204
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập