Phòng nhiễm COVID-19 trong trạng thái bình thường mới

Ngày 11 tháng 10 năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” là rất có cơ sở khoa học; bởi vìchúng ta đã bao phủ được tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19và đã khống chế được dịch trên địa bàn cả nước. Vì thế không thể cách ly, phong tỏa, lập các chốt kiểm dịch được mãi; phải mở cửa giao lưu đi lại giữa các địa phương để phục hồi phát triển kinh tế. Nghĩa là chúng ta sẽ chấp nhận có ca F0 ở cộng đồng, sống chung với dịch; nhưngđồng thời vẫn phải tăng cường các biện pháp đểduy trì và kiểm soát được dịchCOVID-19.

1.  Bình thường mới, trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn với dịch bệnh là gì?

“Bình thường mới” không phải là bình thường như trước khi chưa có dịch mà là xã hội phải chuyển sang một trạng thái thích ứng an toàn khi “sống chung” với dịch bệnhCOVID-19. 

“Trạng thái bình thường mới” là trạng thái mà ở đó chúng ta vừa tập trung chống dịch vừa khôi phục và phát triển lại nền kinh tế do đại dịch gây nên.

“Thích ứng an toànvới dịch bệnh”là trạng thái bình thường mới mà yêu cầu mọi hoạt động lao động,sản xuất, sinh hoạt, học tập.v.v.. của người dân phải nâng cao ý thức phòng dịch; phải tự điều chỉnh và giảm bớt nhu cầu hành vi và quan hệ xã hội để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

2.  Những ai sẽ có khả năng nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trong trạng thái bình thường mới?

Trong trạng thái bình thường mới của cộng đồng chỉcó 04 nhóm đối tượng và 04 nhóm đối tượng nàyđều có khả năng nhiễm vi rút SARS-CoV-2là:

Nhóm thứ nhất:Chưa tiêm vắc xin

Nhóm thứ hai: Tiêm 01 mũi vắc xin

Nhóm thứ ba:Tiêm 02 mũi vắc xin trở lên (liều cơ bản, bổ sung và nhắc lại)

Nhóm thứ tư:F0 khỏi bệnh

Trong 04 nhóm đối tượng có khả năng nhiễm vi rút SARS-CoV-2 thì nhóm chưa tiêm và nhóm tiêm 01 mũi vắc xin sẽ không có miễn dịch hoặc miễn dịch không đủ khả năng phòng bệnh thì dễ dàng nhiễmvi rút SARS-CoV-2hơn so với nhómthứ ba, thứ tư. Nhóm thứ nhất và thứ hai khi nhiễm bệnh sẽ dễ dàng nhận biết phát hiện để cách ly điều trị vì có triệu chứng từ nhẹ đến nặng.

 Đối với nhóm thứ ba đã tiêm đủ 02 mũi vắc xin trở lên thì có đủ miễn dịch do vắc xin tạo nên để phòng chống bệnh.Đối với nhóm thứ tư là F0 khỏi bệnh thì nhóm này tương đương như nhóm thứ ba, tức là cũng có miễn dịch, nhưng là miễn dịch tự nhiên do mắc bệnh. Nên đối với nhóm thứ ba và thứ tư khi mắc bệnh thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ. Chính vì thế mà người bệnh chủ quan hoặc không biết mình mắc bệnh khi tiếp xúc gần với F0 mà không xét nghiệm. Khi đóhọ mắc bệnh thì rất dễ dàng làm nhiễm bệnh cho người khác.

3.  Phải làm gì để khỏi nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trong trạng thái bình thường mới?

Trong 04 nhóm đối tượng đều có khả năng nhiễm vi rút SARS-CoV-2 thì nhóm nào cần cẩn trọng để khỏi nhiễm vi rút và cần cẩn trọng với ai và ai cần cẩn thận với mình?

Nhóm chưa tiêm và nhóm tiêm 01 mũi vắc xinphải cẩn trọng cho mình nhất vì có nguy cơ nhiễm bệnh từ người khác do không có hoặc có rất ít kháng thể để bảo vệ mình khỏi nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Tức là hai nhóm này phải đặc biệt “Giữ cho mình” không bị lây nhiễm từ người khác.

Đối với nhóm thứ ba và thứ tư là nhóm có đủ miễn dịch, rất dễ chủ quan, nên ngoài việc phòng không bị lây nhiễm từ người khác thì rất cần tự sàng lọc khi tiếp xúc với F0. Định kỳ xét nghiệm cho mình xem mình có bị nhiễm không để không làm lây nhiễm cho người khác. Nếu biết mình bị nhiễm thì tuyệt đối phòng tránh lây cho người khác; tức là hai nhóm này ngoài việc giữ cho mình thì phải đặc biệt “Giữ cho người khác”.

04 nhóm đối tượng cần cẩn trọng như thế nào để khỏi nhiễm vi rút SARS-CoV-2 và nếu nhiễm thì không để lây nhiễm cho người khác như thế nào?

Câu trả lời đơn giản là cả 4 nhóm hãy thực hiện tốt 5K+ vắc xin; thực hiện 5K đối với 4 nhóm là như nhau. Đối với tiêm vắc xin thìđối với nhóm một và nhóm hai cần phải khẩn trương tiêm vắc xin mũi 01 và mũi 02để có miễn dịch cơ bản.Còn với nhóm thứ ba phải tiêm vắc xinmũi nhắc lạingay sau khi tiêm mũi cơ bản được 3-6 tháng. Với nhóm thứ tư thì tiêm vắc xin mũi nhắc lạingay sau khi khỏi bệnh.

anh tin bai

Ảnh. Tiêm vắc xin phòng chống COVID-19 tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn

anh tin bai

Ảnh.Điểm giao dịch xã Bản Thi, Chợ Đồn, Bắc Kạn đảm bảo 5K của Bộ Y tế

Bs. Nguyễn Thái Hồng, PGĐ Trung tâm

kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn

Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 1146
  • Trong tuần: 9 412
  • Tất cả: 1157161
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập