VÌ SAO NGƯỜI CAO TUỔI VÀ NGƯỜI MẮC BỆNH NỀN THÌ CÀNG PHẢI ƯU TIÊN ĐƯỢC TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19

Người cao tuổi vàngười mắc các bệnh nền, đặc biệt là mắc các bệnh mãn tính như: đái tháo đường; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính/hen phế quản, Ung thư; bệnh thận mạn tính; béo phì, thừa cân, tăng huyết áp... nếu mắc bệnh Covid-19 sẽ rất nặng. Nguyên nhân do người cao tuổi, người mắc bệnh nền có sức đề kháng giảm, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, khi mắc bất kỳ thêm một bệnh khác thì bệnh sẽ trở nên nặng hơn; tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với người bình thường. Chỉ có vắc xin là giải pháp hiệu quả nhất để bảo vệ người cao tuổi, người mắc bệnh nền trước đại dịch Covid-19, đã và đang được chứng minh trên thế giới và Việt Nam.

1.  Vì sao người cao tuổi, người mắc bệnh nền chưa tiêm vắc xin, khi mắc Covid-19 thì bệnh rất nặng???

Các cơ quan trong cơ thể người cao tuổi đã có sự thoái hóa, suy giảm chức năng,làm cho hệ miễn dịch của cơ thể yếu dần, nên rất khó khăn trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi nhiễm vi rút SARS-CoV-2sẽ có phản ứng viêm quá mức làm tổn thương phổi, thận và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Đặc biệt, phổi là nơi vi rút SARS-CoV-2 tấn công đầu tiên và cũng là bộ phận bị tàn phá mạnh nhất, khiến tình trạng suy hô hấp rất nặng.

Người mắc bệnh lý nền khi mắc Covid-19 sẽ nhanh chóng thúc đẩy bệnh nền của mình chuyển sang giai đoạn cấp.Khả năng đào thải vi rút SARS-CoV-2 của người cao tuổi kém hơn so với người trẻ, với người có bệnh nền thì càng kém hơn. Lúc này bệnh nền sẽ diễn biến kéo dài hơn, khó chữa hơn, khiến người bệnh dễ tử vong hơn.

2.  Vì sao người cao tuổi, người mắc bệnh nền có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp???

Người cao tuổi, người mắc bệnh nền khi khám sàng lọc để tiêm vắc xin thường có tỷ lệ tạm hoãn tiêm cao nhất là đương nhiên. Bên cạnh đó nhân viên y tếkhám sàng lọc kỹ hơn, thận trọng hơn (đã có trường hợp chưa phải tạm hoãn theo qui định, nhưng do quá cản thận thì nhân viên y tế lại cho tạm hoãn tiêm). Bản thân người cao tuổi, bệnh nền và chính gia đình của họ cũng có tâm lý lo sợ phản ứng sau tiêm, nên không đi tiêm.

Trường hợp đi tiêm nhưngphải tạm hoãn do bệnh nền đang tiến triển,nếu không được nhân viên y tế tư vấn điều trị bệnh nền tốt thì lần sau được mời đến tiêmlại tiếp tục phải tạm hoãn, dẫn đến tâm lý là mình không thể tiêm vắc xin được. Vì vậy những người mắc bệnh nền chưa tiêm vắc xin hiện nay rất cần được tư vấn, khám điều trị tích cực các bệnh nền cho ổn định. Đồng thời bản thân người mắc bệnh nền phải tuân thủ điều trị theo hướng đẫn điều trị của thầy thuốcđể bệnh của mình ổn định, được tiêm ngay lần sau.

Từ khi thế giới và tại Việt Nam triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 đến nay đã chứng minh được người cao tuổi, người mắc bệnh nền ổn định, tiêm vắc xin phòng Covid-19 là rất an toàn. Đến nay chưa có nghiên cứu nào trên thế giới chứng minh được tiêm vắc xin Covid-19 làm cho các bệnh nền nặng lên.

3.Vì sao người cao tuổi, người mắc bệnh nền chưa tiêm vắc xin có nguy cơ cao mắc Covid-19???

Đối với các bệnh truyền nhiễm nói chung, tỷ lệ tiêm vắc xin đạt trên 70% thì sẽ đạt miễn dịch cộng đồng, nhưng riêng với Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A có tốc độ lây rất cao nên tỷ lệ tiêm phải cao hơn 70% mới đạt được miễn dịch cộng đồng.Trong những người trên 18 tuổi được tiêm vắc xin thì rất cần tiêm cho 100% người người cao tuổi, người mắc bệnh nền (chỉ trừ một số rất ít chống chỉ định tiêm và bệnh nền không ổn định, tức là trong giai đoạn cấp tính).

Miễn dịch cộng đồng là khi có đủ số người trong cộng đồng miễn dịch với một bệnh truyền nhiễmdo tiêm vắc xin tạo nên; làm cho bệnh truyền nhiễm khó lây truyền từ người bệnh sang người lành hơn. Vì vậy, không chỉ những người được tiêm chủngcó miễn dịch mà họ còn là “tấm lá chắn” bảo vệ cho cả người chưa tiêm vắc xin để không bị nhiễm bệnh.

Việc tăng tỷ lệ tiêm chủng cho người trên 18 tuổi (nhất là người người cao tuổi, người mắc bệnh nền) nhằm mục tiêu chính là để bảo vệ cho người cao tuổi, người mắc bệnh nền. Tuy nhiên không phải ai được tiêm chủng, kể cả đủ 02 mũi là không mắc bệnh, nhưng nếu mắc bệnh thì là rất nhẹ và đa số không có triệu chứng lâm sàng; tức là người mắc bệnh Covid-19 có thể không biết mình mắc bệnh. Lúc này người mắc bệnh về nhà tiếp xúc với người cao tuổi, người mắc bệnh nền mà chưa tiêm vắc xin thì rất dễ dàng làm lây cho họ.

anh tin bai

Người cao tuổi mắc Covid-19 rất nặng, phải chay ECMO tại TP Hồ Chí Minh

3.  Giải pháp nào để nhanh chóng tiêm vắc xin mũi 01 cho những người cao tuổi, người mắc bệnh nền?

Yêu cầu về tăng tốc độ tiêm mũi 2 đã được chỉ đạo tại kết luận số 327/TB-VPCP, ngày 8/12/2021 của Thủ Tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp về vắc xin, thuốc điều trị Covid-19, trong đó có giao: “Bộ trưởng Bộ Y tế và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến ngày 15/12/2021, chậm nhất cuối tháng 12/2021 cơ bản phải tiêm xong 2mũi cho số người từ 18 tuổi trở lên, nhất là những người 50 tuổi trở lên và ngườicó bệnh nền”.

Tiếp theo, sáng 10/12/2021 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc với 63 tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo: “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tiêm vét vắc xin, ai chưa tiêm buộc phải tiêm, ai cương quyết không tiêm thì phải xử lý bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật, ví dụ nếu không tiêm thì chữa bệnh phải trả tiền”.

Với chỉ đạo của Thủ tướng như trên là phải tiêm vắc xin vét một cáchthần tốc, đạt miễn dịch cộng đồng để bảo vệ cho người cao tuổi, người mắc bệnh nền. Hơn nữa là để sẵn sàng đối phó với biến thể mới omicron đang có những diễn biến phức tạp, khó lường và đang lây lan mạnh trên thế giới cùng với biến thể delta hiện nay. Đây là cuộc chiến quyết liệt giữa vi rút SARS-CoV-2 với con người mà con người chỉ có một vũ khí quan trọng, quyết định để chấm dứt đại dịch là vắc xin.

Tại tỉnh Bắc Kạn, đến ngày 17/12/2021, tỷ lệ tiêm mũi 01 cho người trên 18 tuổi mới đạt 92%, nghĩa là còn 8% nữa chưa tiêm vắc xin; trong số 8% chưa tiêm này thì tỷ lệ người cao tuổi, người mắc bệnh nền chưa tiêm vắc xin sẽ cao hơn. Để thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tiêm vét vắc xinthì chúng ta phải rà soát, đánh giá từng người một, tìm hiểu xem lý do tại sao chưa tiêm vắc xin để tổ chức tiêm ngay.

Để thần tốc tiêm vét cho các đối tượng này, chúng ta cần phải khẩn trương triển khai các việc sau đây:

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tuyến xã, phường, thị trấn phải phân công các thành viên xuống với từng thôn bản, tổ phổ, tiểu khu rà soát để mời đến Trạm y tế tiêm hoặc khám sàng lọc, tổ chức tiêm lưu động ngay tạithôn.

Khám sàng lọc thật kỹ, chỉ định, chống chỉ định, tạm hoãn tiêm vắc xin theo đúng Quyết định số 4355/QĐ-BYT, ngày 9/10/2021 của Bộ Y tế vềHướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Các trường hợp tạm hoãn do bệnh nền không ổn định (đang tiến triển) thì phải chuyển ngay sang khám bệnh, cần thiết chỉ định làm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định. Nếu chỉ cần điều trị ngoại trú thì kê đơn, tư vấn cho bệnh nhân tuân thủ điều trị; nếu phải nhập viện thì giới thiệu chuyển lên tuyến trên điều trị nội trú. Các bệnh nhân này cần đặc biệt quan tâm theo dõi điều trị tích cực bệnh nền cho ổn định trong thời gian nhanh nhất để được tiêm vắc xin. Đồng thời phải tư vấn, động viên cho việc sẵn sàng tiêm vắc xin khi bệnh nền ổn định hoặc ngay sau khi được ra viện.

Các trường hợp phải thận trọng khi tiêm thì cần chuyển lên tuyến huyện có đầy đủ các phương tiện theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm.

Bs. Nguyễn Thái Hồng

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn

Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 266
  • Trong tuần: 9 417
  • Tất cả: 1128716
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập