image banner
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TỔ CHỨC TƯ VẤN, NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT CÁC BỆNH ĐƯỢC HIỆU QUẢ
Theo Công ty TNHH Tư Vấn Thanh Xuân (Địa chỉ: Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) thì nói chuyện chuyên đề là là hình thức tư vấn, trò chuyện giữa chuyên gia với một tập thể, một cộng đồng nhất định. Theo Thông tư 26/2018/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 có hướng dẫn: “Chi tổ chức tư vấn, nói chuyện chuyên đề hướng dẫn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phòng, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh; hỗ trợ tổ chức các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ thực hiện tư vấn về nội dung chương trình”. Như vậy tư vấn, nói chuyện chuyên đề (gọi chung là nói chuyện chuyên đề) vẫn là một hình thức truyền thông giáo dục sức khỏe; song đối tượng được xác định cụ thể là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hoặc các thành viên câu lạc bộ của bệnh nhân (như câu lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, người nhiễm HIV.v.v...); nội dung nói chuyện là phòng, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh.   Vây làm thế nào để tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề để phòng ngừa và kiểm soát các bệnh được hiệu quả??? Tùy theo từng chương trình y tế, chúng ta phải làm tốt các công việc sau đây: Lựa chọn tên chuyên đề, xác định đối tượng nói chuyện để lập kế hoạch nói chuyện chuyên đề; soạn thảo bài giảng nói chuyện chuyên đề, tổ chức nói chuyện chuyên đề và báo cáo kết quả khi hoàn thành buổi nói chuyện chuyên đề. Cụ thể là:

Theo Công ty TNHH Tư Vấn Thanh Xuân (Địa chỉ: Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) thì nói chuyện chuyên đề là là hình thức tư vấn, trò chuyện giữa chuyên gia với một tập thể, một cộng đồng nhất định.

Theo Thông tư 26/2018/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 có hướng dẫn: “Chi tổ chức tư vấn, nói chuyện chuyên đề hướng dẫn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phòng, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh; hỗ trợ tổ chức các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ thực hiện tư vấn về nội dung chương trình. Như vậy tư vấn, nói chuyện chuyên đề (gọi chung là nói chuyện chuyên đề) vẫn là một hình thức truyền thông giáo dục sức khỏe; song đối tượng được xác định cụ thể là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hoặc các thành viên câu lạc bộ của bệnh nhân (như câu lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, người nhiễm HIV.v.v...); nội dung nói chuyện là phòng, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh.  

Vây làm thế nào để tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề để phòng ngừa và kiểm soát các bệnh được hiệu quả??? Tùy theo từng chương trình y tế, chúng ta phải làm tốt các công việc sau đây: Lựa chọn tên chuyên đề, xác định đối tượng nói chuyện để lập kế hoạch nói chuyện chuyên đề; soạn thảo bài giảng nói chuyện chuyên đề, tổ chức nói chuyện chuyên đề và báo cáo kết quả khi hoàn thành buổi nói chuyện chuyên đề. Cụ thể là:

Nói chuyện chuyên đề phòng chống tác hại của thuốc lá
 Ảnh: Internet


1.     Về tên, nội dung, đối tượng dự nghe nói chuyện chuyên đề

Bảng 01. Tên, nội dung, đối tượng dự nghe một số chủ đề nói chuyện chuyên đề

Tên chuyên đề

Nội dung chính của bài nói chuyện (bài giảng)

Đối tượng dự nghe

Tư vấn nói chuyện chuyên đề cho  bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ)

Triệu chứng, biến chứng của ĐTĐ

Giới thiệu và hướng dẫn dùng các thuốc uống, thuốc tiêm Isulin để điều trị ĐTĐ

Hướng dẫn ý nghĩa của các xét nghiệm định kỳ của khám bệnh  ĐTĐ

Hướng dẫn điều trị các bệnh liên quan

Hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập

Hướng dẫn đi khám bệnh định kỳ hàng tháng

Hướng dẫn các thủ tục về BHYT liên quan

Gợi ý và trả lời các câu hỏi của người dự nghe

Bệnh nhân ĐTĐ

Người nhà bệnh nhân ĐTĐ (nếu bệnh nhân ĐTĐ bị biến chứng nặng không đi được)

Tư vấn nói chuyện chuyên đề cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tăng huyết áp (THA )

Triệu chứng, biến chứng của THA

Hướng dẫn dùng thuốc điều trị, giới thiệu các loại thuốc điều trị THA

Hướng dẫn ý nghĩa của các xét nghiệm định kỳ của khám bệnh THA

Hướng dẫn điều trị các bệnh liên quan

Hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập

Hướng dẫn đi khám bệnh định kỳ hàng tháng

Hướng dẫn các thủ tục về BHYT liên quan

Gợi ý và trả lời các câu hỏi của người dự nghe

Bệnh nhân THA

Người nhà bệnh nhân THA (nếu bệnh nhân THA bị biến chứng nặng không đi được)

Tư vấn tập trung nói chuyện chuyên đề hướng dẫn người nhà bệnh nhân về cách chăm sóc và hỗ trợ tâm lý phòng lây nhiễm HIV, tư vấn xét nghiệm HIV khi có yếu tố nguy cơ nhiễm HIV

Triệu chứng, biến chứng của HIV

Các giai đoạn lâm sàng của HIV

Hướng dẫn tuân thủ điều trị ARV

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh liên quan: HBV, HCV, nghiện ma túy

Hướng dẫn ý nghĩa của các xét nghiệm chẩn đoán HIV, VGB, VGC.

Hỗ trợ tâm lý cho người nhiễm HIV

Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV

Phòng lây nhiễm HIV cho gia đình và cộng đồng

Hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập

Hướng dẫn đi khám bệnh định kỳ hàng tháng

Hướng dẫn các thủ tục về BHYT liên quan

Gợi ý và trả lời các câu hỏi của người dự nghe

Bệnh nhân HIV

Người nhà bệnh nhân HIV

Bệnh nhân nghiện ma túy/người nhà

Tư vấn tập trung nói chuyện chuyên đề về bệnh viêm gan B (VGB) mãn tính

Triệu chứng, biến chứng của VGB mãn tính

Các giai đoạn lâm sàng của VGB mãn tính

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các biến chứng của VGB mãn tính

Hướng dẫn ý nghĩa của các xét nghiệm chẩn đoán VGB

Hướng dẫn tuân thủ điều trị VGB mãn tính

Phòng lây nhiễm VGB cho gia đình và cộng đồng

Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm VGB mãn tính

Hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập

Hướng dẫn đi khám bệnh định kỳ hàng tháng

Hướng dẫn các thủ tục về BHYT liên quan

Gợi ý và trả lời các câu hỏi của người dự nghe

Bệnh nhân VGB mãn tính (HBsAg dương tính)

Bệnh nhân bị xơ gan, ung thư gan do VGB

Người nhà bệnh nhân VGB

2.    Các điểm khác nhau giữa truyền thông giáo dục sức khỏe và nói chuyện chuyên đề

Bảng 02. So sánh sự khác nhau giữa truyền thông giáo dục sức khỏe và nói chuyện chuyên đề

Nội dung so sánh

Truyền thông giáo dục sức khỏe

Nói chuyện chuyên đề

Mục đích

Giúp đối tượng thay đổi hành vi có hại cho sức khoẻ, đồng thời duy trì có hiệu quả và lâu dài hành vi có lợi cho sức khoẻ cộng đồng

Giúp đối tượng nghe hiểu rõ hơn vấn đề sức khỏe của mình để thực hiện luôn hành vi có lợi để chăm sóc sức khỏe cho mình và người thân của mình tốt hơn

Đối tượng nghe

Đối tượng nghe rất rộng, là các đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề sức khoẻ

Đối tượng nghe là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, là các đối tượng trực tiếp liên quan đến vấn đề sức khoẻ

Tuyên truyền  viên

Chỉ cần thành thạo chuyên môn về vấn đề sức khỏe mà mình cần truyền thông

Phải thành thạo chuyên môn của nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến vấn đề sức khỏe mà mình nói chuyện

Hình thức

Truyền thông trực tiếp và gián tiếp

Tư vấn, nói chuyện trực tiếp

Quan hệ giữa tuyên truyền  viên và học viên

Trao đổi thông tin hai chiều giữa người cung cấp và nhận thông tin để xem người nhận thông tin đã hiểu chưa

Trao đổi thông tin chủ yếu là phía người nhận thông tin được hỏi người cung cấp thông tin để hiểu rõ về vấn đề sức khỏe của mình để áp dụng hành vi có lợi về phòng chống bệnh/nguy cơ mắc bệnh cho mình và người nhà

3.  Các yêu cầu về lập kế hoạch nói chuyện chuyên đề

Tên kế hoạch nói chuyện chuyên đề: Nêu rõ tên của kế hoạch, ví dụ về tên của một kế hoạch nói chuyện chuyên đề: “Kế hoạch nói chuyện chuyên đề phòng chống bệnh THA”. Như vậy chỉ nêu tên kế hoạch thôi đã hiểu thông tin về nội dung, đối tượng dự nghe rồi.

Phần mục đích: Nêu rõ mục đích của  đợt nói chuyện chuyên đề để làm gì???

Nội dung: Nêu rõ các nội dung chính cần trình bày trong buổi nói chuyện chuyên đề là gì như tại bảng 01. Nội dung chi tiết bài nói chuyện phải được lãnh đạo đơn vị phê duyệt.

Đối tượng dự nghe nói chuyện chuyên đề: Là các đối tượng như ví dụ tại bảng 01 là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân theo Thông tư 26/2018/TT-BTC. Tuy nhiên đối tượng là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thì chúng ta chỉ cung cấp thông tin và giải đápcác câu hỏi của một số bệnh nhân/người nhà đã mắc bệnh. Như vậy ý nghĩa phòng bệnh chưa cao, chưa phổ cập được nhiều người đang có nguy cơ mắc bệnh. Vậy chúng ta có thể mở rộng thêm các đối tượng dự nghe nói chuyện chuyên đề ra các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. Ví dụ:

-  Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xơ gan và ung thư gan là: bệnh nhân/người nhà bệnh nhân nghiện rượu, bệnh nhân nhiễm vi rút VGB, VGC mãn tính, nghiện chích ma túy.v.v…

-  Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh THA là: Người thừa cân, béo phì, gia đình có bố mẹ bị THA, tuổi trên 50.v.v..

Tổ chức thực hiện: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị cử tuyên truyền viên về soạn thảo bài giảng và tổ chức nói chuyện, báo cáo kết quả sau khi hoàn thành buổi nóichuyện chuyên đề, thanh quyết toán theo dự toán và thực tế thực hiện. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị phối hợp mời đúng đối tượng, chuẩn bị hội trường, khai mạc, kết thúc buổi nói chuyện.v.v…

4.  Đánh giá kết quả tác động của buổi nói chuyện chuyên

 Đánh giá kết quả tác động của buổi nói chuyện chuyên đề thường phải sau từ 1-3 tháng tùy từng bệnh/nguy cơ bệnh, nội dung đánh giá gồm các chỉ số:

-   Số bệnh nhân tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ.

-   Số bệnh nhân tuân thủ đi khám bệnh định kỳ.

-   Số bệnh nhân tuân thủ áp dụng các biện pháp phòng chống lây truyền bệnh cho người thân và cộng đồng.

-   Số người nguy cơ cao mắc bệnh tuân thủ tốt chế độ phòng khỏi mắc bệnh.

-   Số người nguy cơ cao nghi ngờ mắc bệnh đến khám bệnh, xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

BS. Nguyễn Thái Hồng

PGĐ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn

Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Bác sỹ Lộc Văn Huân- Tấm gương điển hình về Y đức
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 648
  • Trong tuần: 5 868
  • Tất cả: 1826216
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập