image banner
Chủ động diệt muỗi để phòng dịch bệnh
Hiện nay, thời tiết mưa nhiều, khí hậu  nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho các loại muỗi phát triển dẫn đến các loại bệnh do muỗi lây truyền tăng cao. Vì vậy, việc chủ động diệt trừ muỗi cần được cộng đồng quan tâm, thực hiện thường xuyên và liên tục.

Hiện nay, thời tiết mưa nhiều, khí hậu  nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho các loại muỗi phát triển dẫn đến các loại bệnh do muỗi lây truyền tăng cao. Vì vậy, việc chủ động diệt trừ muỗi cần được cộng đồng quan tâm, thực hiện thường xuyên và liên tục.


Phun hóa chất diệt muỗi là việc làm cần thiết và hiệu quả cao để diệt muỗi

Muỗi là trung gian truyền các bệnh nguy hiểm cho con người như  Sốt rét, Viêm não Nhật Bản B, Sốt xuất huyết, sốt vàng, bệnh do vi-rút Zika….Trong những năm qua, các đơn vị y tế trên địa bàn luôn quan tâm đến công tác phòng, chống bệnh dịch nói chung và phòng chống bệnh dịch do muỗi gây ra nói riêng.

Cụ thể, trong năm 2017, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã giám sát được hơn 360 lượt tại tuyến tỉnh và tuyến huyện. Song song với công tác phòng chống dịch là các hoạt động truyền thông cũng được thực hiện thường xuyên ở tất cả các tuyến, trên các kênh thông tin đại chúng, đặc biệt là việc tuyên truyền theo nhóm, thăm hộ gia đình và truyền thông lồng ghép tại các buổi họp thôn do các cán bộ Trạm Y tế xã, phường và các nhân viên y tế thôn bản thực hiện đã giúp nâng cao được ý thức phòng bệnh trong cộng đồng.

Chính vì vậy, năm 2017 trên địa bàn tỉnh không có trường hợp nào mắc bệnh zika, sốt vàng ... nhưng đã phát hiện 61 ca sốt xuất huyết ngoại lai, 01 ca viêm não Nhật Bản, 10 bệnh nhân sốt rét, trong đó có 01/05 bệnh nhân ký sinh trùng sốt rét (+) là sốt rét nội địa. Tuy nhiên, không có trường hợp nào tử vong.

Để đạt được những thành quả như vậy, bên cạnh việc giám sát các ca bệnh, ổ dịch, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật còn tập trung vào việc giám sát véc tơ để xác định thành phần loài, mật độ loài và phân bố của muỗi.

Bác sĩ Võ thị Mai, Trưởng Khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn cho biết: Muỗi lây bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn cái, đốt người vào ban ngày, nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc, xó tối trong nhà, trên quần áo,chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Nơi đẻ trứng, sinh sản chủ yếu ở dụng cụ chứa nước sạch trong và quanh nhà như bể nước, chum, vại chứa nước ăn, lọ hoa, chậu cây cảnh, giếng nước, hốc cây…và là loại muỗi không đẻ ở ao tù, cống rãnh có nước hôi thối. Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình vượt trên 20ºC.

 Muỗi Anophelesminimus và Anopheles dirus là Vector chính và Vector phụ gây bệnh sốt rét chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Muỗi thường đốt người suốt đêm, phổ biến từ 20 giờ đến 3 giờ sáng. Chúng thường có tập tính trú đậu trong nhà ở bề mặt tường vách, quần áo, dụng cụ treo trong nhà, phía sau tủ, gầm bàn, gầm giường, trên mái tranh ở những nhà có vách thấp. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ muỗi trú đậu ở ngoài nhà ban ngày tại các hốc cây, hốc đất nằm ven suối. Trên thực tế,hoạt động đốt máu người sớm hơn của muỗi một phần nào đã hạn chế tác dụng của màn ngủ tẩm hóa chất vì có một tỷ lệ đáng kể muỗi đốt máu người trước khi đi ngủ, do đó việc phun hóa chất diệt muỗi là việc làm cần thiết và  hiệu quả diệt muỗi khá cao. Tuy nhiên, cần phải thực hiện đồng bộ, phun với diện tích rộng.

Hiện nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn là đơn vị Nhà nước duy nhất đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đang thực hiện dịch vụ phun hóa chất diệt côn trùng theo đúng chức năng, nhiệm vụ do Bộ Y tế ban hành, theo đúng quy định của Nhà nước và pháp luật, nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Đội dịch vụ phun hóa chất diệt côn trùng gồm các cán bộ có kinh nghiệm lâunăm được tập huấn kỹ thuật phun tẩm và được cấp giấy chứng nhận của Bộ Y tế. Hóa chất sau khi phun vào tường vách sẽ tồn lưu một thời gian từ 5-6 tháng, khi muỗi truyền sốt rét đậu vào tường vách sẽ bị chết do tiếp xúc với hóa chất.

Để diệt trừ muỗi, cách tốt nhất là xửlý triệt để nơi chúng có thể đẻ trứng, như: phát quang bụi rậm xung quanh nhà,trong vườn, khơi thông cống, rãnh tại đường làng, ngõ xóm, những bãi rác cần phủ đất lên để tránh ruồi, muỗi sinh sản...

Hạn chế các dụng cụ chứa nước trong nhà; thay nước và cọ rửa lọ hoa hàng tuần để làm sạch trứng muỗi bám vào bình trước khi đổ nước mới. Ở những nơi có nhiều vũng nước trong mùa mưa có thể xử lý nhanh bằng phun hoá chất hoặc rải các loại thuốc diệt ấu trùng thích hợp.

                                                                               

                                                                               Văn Quản

Khoa Truyền thông, giáo dục sức khoẻ


Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Bác sỹ Lộc Văn Huân- Tấm gương điển hình về Y đức
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 69
  • Trong tuần: 12 012
  • Tất cả: 1785201
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập