image banner
100 CÂU HỎI-TRẢ LỜI VỀ NƯỚC SẠCH

          1.  Hỏi: Nước sạch là gì?

Trả lời:Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 thì “Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt là nước đã qua xử lý có chất lượng bảo đảm, đáp ng yêu cầu sử dụng cho mục đích ăn ung, vệ sinh của con người.

2.  Hỏi: Nước hợp vệ sinh là gì ?

Trả lời: Theo Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn triển khai công tác theo dõi, đánh giá Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn “Nước hợp vệ sinh là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau khi xử lý thỏa mãn các điều kiện sau: trong, không màu, không mùi, không vị”.

        3.  Hỏi:Nước sinh hoạt là gì?

Trả lời:Theo Luật Tài nguyên nước năm 2012 “Nước sinh hoạtlà nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người”.

4.  Hỏi: Nước sạch và nước hợp vệ sinh nước nào tốt hơn?

Trả lời: Nước hợp vệ sinh chỉ đánh giá dựa vào cảm quan, không yêu cầu các chỉ tiêu xét nghiệm. Do đó, nước hợp vệ sinh cần xét nghiệm thêm để xác định mục đích sử dụng (ăn uống hay sinh hoạt).

Nước sạch là nước có tất cả các chỉ tiêu không vượt quá giới hạn quy định trong Thông tư 05/2009/TT-BYT ban hành QCVN 02:2009/BYT. Do đó, để đánh giá nguồn nước là sạch cần xét nghiệm các chỉ tiêu theo QCVN 02:2009/BYT.
      Như vậy, nước sạch tốt hơn do có cơ sở khoa học để đánh giá đảm bảo cho mục đích sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.

5.  Hỏi: Ô nhiễm nguồn nước là gì?

Trả lời: Theo Luật Tài nguyên nước năm 2012 “Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.

6.  Hỏi: Nước tinh khiết khác nước khoáng ở các điểm nào?

Nội dung

Nước tinh khiết (nước lọc)

Nước khoáng

Thành phần

Thành phần vi khoáng hầu hư không còn

Có nhiều thành phần vi khoáng: Zn, Co, Na, Ca và khí CO2

Nguồn nước sản xuất

 Nguồn nước phải đáp ứng các yêu cầu theo QCVN 01: 2009/BYT   Nước ở tầng địa chất có chứa khí tự nhiên, chất khoáng với hàm lượng cao hơn nước bình thường

Qui trình sản xuất

 Lọc hết các chất khoáng, khử trùng  Lọc, khử trùng, nhưng vẫn giữ được hàm lượng các chất khoáng

Công dụng

Giải khát, cung cấp nước hàng ngày

Cung cấp nhiều nguyên tố vi lượng cho sức khỏe, giúp chữa bệnh, làm đẹp

Mùi vị

Không vị, không mùi

Cảm giác về khoáng chất mặn, ngọt, tê tê đầu lưỡi, cảm giác mát vì hàm lượng CO2

7.  Hỏi: Nước khoáng được khai thác từ đâu ?

 Trả lời: Nước khoáng được khai thác từ tầng sâu dưới đất hay từ các suối phun trào từ lòng đất. Sau khi qua xử lý, nước được đóng chai để cung cấp cho người sử dụng.

8.  Hỏi: Nước khoáng có phải là nước ngầm hay không ?

Trả lời: Nước khoáng là một dạng của nước ngầm, khi xử lý, nhà sản xuất nước khoángsẽ giữ lại hoặc loại bỏ một số chất trong nước ở nồng độ dành riêng cho ăn uống và chữa bệnh và loại bỏ hết vi sinh vật. Khác với xử lý nguồn nước ngầm để dành cho sinh hoạt là lọc hết các chất và các vi sinh vật trong nước.

          9.  Hỏi: Độ màu của nước là gì?giới hạn độ màu? cách xử lý?

Trả lời: Nước có độ màu cao là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng ô nhiễm, sự có mặt của một số ion kim loại (Fe, Mn), tảo, than bùn và các chất thải công nghiệp làm cho nước có màu.

- Màu vàng của hợp chất sắt và mangan.

- Màu xanh của tảo, hợp chất hữu cơ.

Nước có độ màu cao thường gây khó chịu về mặt cảm quan. Thông thường, nước ngầm vừa bơm lên trong, không màu, khi để tiếp xúc với không khí một thời gian sẽ xuất hiện các phản ứng oxy hóa sắt và mangan thành hydroxyt sắt 3 và hydroxyt mangan kết tủa làm cho nước có màu.

Cách xử lý nước có độ màu là làm bể lắng lọc như khử sắt

         10.  Hỏi: Màu sắc của nướcảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất và sức khỏe như thế nào?

Trả lời:Màu sắc của nước ảnh hưởng tới thẩm mỹ khi dùng nước, gây khó chịu cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Đối với sức khỏe, nước đục mà có hàm lượng quá cao của sắt và mangan trong nước sẽ gây khó tiêu, giảm hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Nước đục thường có nhiều vi khuẩn gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu không đun sôi. Mặt khác nước đục khó khử khuẩn bằng clo, phải tốn clo hơn và khi đó các sản phẩm phụ của clo sẽ nhiều hơn (THMs-Trihalomethane , HAAs- haloacetic acids, bromat, gây độc cho người sử dụng nước

        11.  Hỏi:Tiêu chuẩn mùi vị của nước sinh hoạt là gì? vì sao nước có mùi vị?

Trả lời:Mùi vị trong nước sinh hoạt phải không được gây khó chịu cho người tiêu dùng.Nước có mùi vị chứng tỏ là nước bị nhiễm các chất độc hại hoặc xác động vật hoặc do các hóa chất khử trùng quá liều lượng.

Mùi vị được đánh giá bằng cảm quan theo thang điểm 5 qui ước: không mùi (0), mùi rất nhẹ (1), mùi nhẹ (2), có mùi (3), có mùi rõ (4), và mùi mạnh (5).

Khi phát hiện nước có mùi, vị khác thường phải tìm nguyên nhân khắc phục ngay.

Nước có mùi vị lạ có thể là mùi của:

Mùi tanh nồng đó là sắt.

Mùi như trứng thối đó là H2S.

Mùi hắc đó là Amoniac và clo dư.

Mùi khét do hóa chất hữu cơ (dầu mỡ)

Tiêu chuẩn là không được có mùi, vị lạ.

          12.  Hỏi:Độ đục của nước là gì? ảnh hưởng thế nào đến chất lượng nước?

Trả lời:Độ đục chỉ là sự vẩn đục của nước, sự vẩn đục xuất phát từ các hạt lơ lửng trong nước mà chúng ta có thể nhìn thấy được. Độ đục là do các chất lơ lửng như đất sét, các chất hữu cơ, vô cơ, tảo và vi sinh vật khác.

Độ đục ảnh hưởng thế nào đến chất lượng nướclà làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nước, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp dưới nước; ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Các vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào các hạt chất rắn, khi đó sẽ rất khó khử trùng và nguồn nước đó và sẽ nhiễm vi khuẩn liên tục.

Độ đục càng lớn thì độ nhiễm bẩn của nước càng cao, nên phải có biện pháp xử lý ngay. Đơn giản là dùng phương pháp lắng, lọc có thể làm giảm độ đục trong nước.

Giới hạn tối đa NTU là 2

         13.  Hỏi:Độ pH của nước là gì?pH cóảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Trả lời:Độ pH của nước là một chỉ tiêu quan trọng đối với chất lượng nước, pH cho phép quyết định xử lý nước theo phương pháp thích hợp hoặc điều chỉnh lượng hóa chất trong quá trình xử lý nước.

Nếu pH của nước thấp về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, pH thấp làm tăng tính axit trong nước, làm ăn mòn kim loại trên đường ống, vật chứa và tích lũy các ion kim loại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm mau hỏng vải, quần áo khi giặt…

Nếu pH của nước cao có thể làm cho da khô, ngứa và khó chịu, gây hỏng men răng, và có thể tạo điều kiện xuất hiện các bệnh ngoài da. 

Để khử trùng nước bằng clo có hiệu quả, pH phải <8, trong môi trường pH< 6,5 khả năng khử trùng của Clo sẽ mạnh hơn.

Giới hạn của pH: 6,5-8,5

          14.  Hỏi: Độ cứng của nướclà gì? Có mấy loại nước cứng, tác hại của nước cứng là gì?

Trả lời:Độ cứng của nước là tổng hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trong nước.

Các ion Ca2+ và Mg2+ sẽ kết tủa với một số chất khoáng trong nước tạo cặn trong nồi, siêu và hệ thống dẫn nước. Có 2 loại nước cứng:

Nước cứng tạm thời: nước cứng tạm thời do các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 gây ra.. Có thể loại bỏ được khi đun sôi.

Nước cứng vĩnh cửu: là nước có nhiều các muối clorua và sulfat gây ra. Không thể loại bỏ kể cả đun sôi.

Tác hại của nước cứng:

Nước cứng rất gây hại cho sinh hoạt, làm nhanh hỏng nồi, siêu, bình nóng lạnh, tốn xà phòng giặt. Nấu ăn làm thức ăn lâu chín và mất mùi vị.

Nước cứng gây khô da, khô tóc hay mẩn ngứa, sỏi tiết niệu

Khi độ cứng >300 mg/l sẽ tạo lớp cặn bám trên thành của hệ thống phân phối, làm tủa xà phòng, tạo váng khi giặt.

Khi độ cứng<100 mg/l sẽ tăng khả năng ăn mòn đường ống.

Giới hạn độ cứng của nước: 300mg/l

15.  Hỏi: Độ cứng có ảnh hưởng gì sức khỏe không ?

Trả lời: Độ cứng không độc hại đối với sức khỏe nhưng khi dùng nước có độ cứng cao phải tiêu hao nhiều xà phòng hơn do các ion canxi và magie phản ứng với axit béo tạo thành các hợp chất khó hòa tan. 

          16.  Hỏi: Gia đình tôi ở phường Sông Cầu, nhưng đường dẫn nước máy chưa đến nhà, phải sử dụng nước giếng khoan. Mỗi lần đun nước, ở dưới đáy bình đun có lớp cặn màu trắng, cho hỏi cặn trắng đó gọi là gì ?

Trả lời: Thực chất lớp cặn đó do trong nước có hàm lượng cation của Mg (magiê) và Ca (can xi), khi chúng ta đun sôi lên làm các ion này kết tủa tạo thành muối và lắng cặn tại các thiết bị đun sôi như siêu nước, phích nước, bình nóng lạnh.

 Ca và Mg này dễ làm mau hỏng các dụng cụ chứa đựng và đun nước.

17.  Hỏi: Làm thế nào để làm mất tính cứng của nước?

Trả lời: Các phương pháp làm mất tính cứng của nước là:

Phương đun sôi (chỉ áp dụng cho nước cứng tạm thời)

Ca(HCO3)2 => CaCO3+ H2O + CO2

Mg(HCO3)2 => MgCO3 + H2O + CO2

Phương pháp hóa học bằng Ca(OH)2 để khử Ca2++ và Mg2++

2CO2 + Ca(OH)2 ->Ca(HCO3)2

Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 ->2CaCO3↓ + 2H2O

Mg(HCO3)2 + 2Ca(OH)2 -> Mg(HCO3)2 + 2CaCO3↓ + 2H2O

2NaHCO3 + Ca(OH)2 -> CaCO3↓ +Na2CO3 + H2O

Phương pháp thẩm thấu:Dùng hệ thống lọc nướcRO thường, RO nano      

Phương pháp trao đổi ion: Là các hạt nhựa Na và K  trao đổi ion để thay thế các ion tự do có hại trong nước như Canxi, Magie.

Phản ứng trao đổi ion tách ion Ca2+, Mg2+ trong nước và hoán vị với Na+, K+ trong hạt nhựa giúp làm mềm nước.

         18.  Hỏi:Amoni trong nước là gì? ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Trả lời:Amoni có công thức hóa học NH3, là chất khí không màu và có mùi khai. Trong nước, Amoni tồn tại dưới 2 dạng là NH3 và NH4+

Amoni có ở trong nước là do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ có protein ở điều kiện yếm khí hoặc nước bị bẩn do phân rác.

Amoni không tồn tại lâu trong nước mà dễ dàng chuyển thành Nitrite. Nitrite trong nước sẽ ức chế men enzym trong thịt làm thịt luôn có màu đỏ tươi.

Amoni là một trong những yếu tố gây cản trở trong công nghệ xử lý nước cấp, làm giảm tác dụng của clo

Amoni cùng với một số chất vi lượng trong nước (hữu cơ, phốt pho, Fe, Mn...) là “thức ăn” để vi khuẩn phát triển gây ra hiện tượng không ổn định về sinh học của chất lượng nước. Nước có thể bị đục, đóng cặn trong hệ thống ống dẫn.

Giới hạn của NH4+<3mg/l

         19.  Hỏi: Sử dụng nước nhiễm sắt ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của con người như thế nào? cách khử sắt trong nước?

Trả lời:Sử dụng nước nhiễm sắt làmảnh hưởng đến sức khỏe con người là do sắt làm chậm quá trình hấp thu và tiêu hóa thức ăn, gây nên tình trạng đầy bụng khó tiêu dẫn đến chán ăn. Ngoài ra, sử dụng nước nhiễm sắt pha trà hoặc nấu ăn làm cho trà mất mùi thơm hoặc mất vị trà, thức ăn chín nhưng màu sắc món ăn không bắt mắt, món ăn bị mất vị.

Nước nhiễm sắtảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của con người là dosắt hay kết tủa dạng Fe(OH)3gây gây hoen ố quần áo/thiết bị vệ sinh, tốn xà phòng.

Khi hàm lượng sắt có trong nước >01mg/l thì gây ảnh hưởng đến mùi vị và màu sắc của nước.

Giới hạn sắt trong nước <0,3 mg/l

20.  Hỏi: Làm bể lọc đơn giản để khử sắt tại nhà như thế nào ?

Trả lời:  Mục đích là lọc cặn, độ đục (như Fe3+), chất hữu cơ, làm trong nước, khử mùi (mùi tanh của sắt, mùi bùn đất, mùi chất lữu cơ). 

Nước qua giàn mưa xuống bể qua các lớp vật liệu sau:

      - Lớp cát vàng hoặc cát thạch anh (độ dày 25 – 30cm).

     - Lớp cát mangan (độ dày 15 – 20cm)

- Than hoạt tính (độ dày 10 cm).

      - Lớp đá sỏi nhỏ đường kính 0,5 – 1 cm (độ dày 10 cm).

      Dưới đáy bể dùng ống nhựa khoan lỗ phần ống nằm trong bể nhằm ngăn vật liệu lọc rơi vào đường ống. Tùy theo tình hình thực tế và công suất sử dụng của gia đình, nên rửa lớp váng màu vàng đóng trên bề mặt lớp cát trên cùng với tần suất 1-3 tháng/lần. Trường hợp vật liệu quá bẩn cần thay vật liệu lọc. 

Cách xử lý nước nhiễm sắt

Hỏi: Nước giếng nhà tôi khi bơm lên trong vắt, để qua ngày thì nước có màu nâu đỏ bám vào thau chứa. Xin cho biết đó là gì và làm cách nào để nước vẫn trong như khi bơm lên ?Tạo giàn mưa đơn giản tại nhà như thế nào ?

Trả lời: Khi tiếp xúc với không khí thì sắt 2 (Fe2+) sẽ chuyển hóa thành sắt 3 (Fe3+) kết tủa tạo màu đỏ nâu.

Để loại bỏ sắt: Có thể sử dụng giàn mưa làm thoáng để kết tủa các ion sắt hòa tan trong nước, sau đó cho nước qua quá trình lắng, lọc để loại sắt kết tủa ra khỏi nguồn nước.

Tạo giàn mưa đơn giản tại nhà:

Giàn mưa mục đích là nâng pH, khử sắt, khử mangan, khử mùi (mùi tanh của sắt, mangan). 

Giàn mưa làm cho nước tiếp xúc với không khí để nhận oxy từ không khí khử sắt, khử mangan và nâng độ pH.

Có thể tạo đơn giản bằng cách đục ống nhựa PVC, cứ cách 3cm lại đục 1 lỗ. Sau đó bịt 1 đầu ống lại, cho nước chảy từ các lỗ đục xuống.

          21.  Hỏi: Gia đình tôi phường Huyền Tụng,TP Bắc Kạn, hiện đang sử dụng nước giếng khoan, cảm thấy nước có mùi tanh, nổi váng màu vàng trong bể chứa. Cho hỏi nước của gia đình tôi có phải bị nhiễm sắt không? nếu nước bị nhiễm sắt thì ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào ?

Trả lời: Nước có hàm lượng sắt lớn hơn 0,5mg/l đã có mùi tanh khó chịu và nổi váng bề mặt, làm cho quần áo bị ố vàng, sàn nhà, dụng cụ bị ố màu nâu đỏ. Hơn nữa, khi nước chảy qua đường ống, sắt sẽ lắng cặn gây gỉ sét, tắc nghẽn trong đường ống. Ngoài ra, lượng sắt có nhiều trong nước sẽ làm cho thực phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị; làm giảm việc tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm, gây khó tiêu…

        22.  Hỏi:Tại sao trong nước có NO3 (Nitrat), NO2 (Nitrit)? NO3, NO2 gây ngộ độc cho cơ thể như thế nào ?

Trả lời:Nitrat có trong nước do: nước bị nhiễm phân, nước thải công nghiệp

Do quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ chứa nitơ trong đất bị rửa trôi thâm nhập vào nguồn nước bề mặt hoặc thấm vào tầng nước ngầm.

Do nguồn phân bón nhân tạo dư thừa mà cây cối, thực vật không hấp thu hết lượng này được giữ lại trong môi trường đất, nước và thâm nhập vào nguồn nước bề mặt, nước ngầm.

Cơ chế ngộ độc của NO3, NO2: Thực chất NO3 không độc nhưng khi vào cơ thể người NO3- sẽ được chuyển hóa sang NO2- nhờ các vi khuẩn trong đường ruột. NO2 sẽ biến hemoglobin thành methemoglobin gây cản trở khả năng vận chuyển O2 ở trong máu.

Người bị nhiễm NO2- và NO3- trong thời gian dài ở nồng độ cao sẽ bị khó thở, có nguy cơ cao bị ung thư gan, phổi và dạ dày,…..

Nitrite còn làm dãn mạch máu, gây tụt huyết áp

Liều độc Nitrite là từ 0,3-0,5g, liều tử vong là 5g.

Hàm lượng NO3>10 mg/l có thể gây bệnh tím tái, nhất là TE

•  Cnitrat/GHTĐnitrat + Cnitrit/GHTĐnitrit 1

Giới hạn của NO3, NO2

NO3 <50mg/l

NO2 <0,02mg/l

          23.  Hỏi:Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ Nitrit, Nitrat trong nước đến sức khỏe con người như thế nào?

Trả lời:Tùy theo mức độ có mặt của các hợp chất nitơ mà ta có thể biết được mức độ ô nhiễm nguồn nước. Khi nước mới bị nhiễm bẩn bởi phân bón hoặc nước thải, trong nguồn nước có NH3, sau một thời gian NH3 và NO2- bị oxy hóa thành NO3-. Như vậy:

Nếu nước chứa NH3 thì coi như nước mới bị nhiễm bẩn và nguy hiểm.

Nếu nước chủ yếu có NO2 thì nước đã bị ô nhiễm thời gian dài hơn.

Nếu nước chủ yếu là NO3 thì quá trình oxy hóa đã kết thúc.

         24.  Hỏi: Tại sao trong nước có Clorua; clorua ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Trả lời:Clorua thâm nhập vào nước bề mặt và nước ngầm từ cả nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo, như sử dụng phân bón vô cơ chảy vào nguồn nước, nước rò rỉ từ các bãi rác, dòng thải từ bể phốt, thức ăn cho động vật, nước thải công nghiệp hoặc bị nước biển xâm nhập.

Nồng độ clorua cao thì làm tăng tính ăn mòn kim loại trong hệ thống phân phối.Clorua phản ứng với ion kim loại tạo thành các muối hòa tan và tăng hàm lượng ion kim loại trong nước ăn uống.

Giới hạn cho phép< 250 mg/l

          25.  Hỏi: A sen xâm nhập vào trong nước từ đâu, A sen ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Trả lời: Asen chủ yếu do sự hoà tan với các khoáng chất sẵn có trong lòng đất. Ngoài ra Asen còn được thải ra môi trường trong quá trình sản xuất kính, gốm, thuốc bảo quản gỗ, luyện kim loại màu, công nghệ điện tử.

Trong nước Asen tồn tại dưới 2 dạng: As hoá trị 3 và As hoá trị 5,  As 5 thì ít tan trong nước và ít độc hơn. Khả năng đào thải đối với Asen khó, nó tích luỹ nhiều ở xương, móng và tóc.

Một số nghiên cứu đã cho thấy các dấu hiệu nhiễm độc As cấp bao gồm các tổn thương da như tăng sắc tố và tăng sừng, bệnh lý thần kinh ngoại biên, ung thư da, ung thư bàng quang, ung thư phổi; các bệnh lý về mạch ngoại vi, đã được phát hiện thấy ở các cộng đồng tiêu thụ nước uống bị nhiễm As. Các tổn thương da là dấu hiệu phổ biến nhất, thường xuất hiện sau khi phơi nhiễm tối thiểu khoảng 5 năm. Các ảnh hưởng tới hệ tim mạch được phát hiện thấy ở trẻ em tiêu thụ nước nhiễm As (hàm lượng trung bình 0,6mg/L) ở lứa tuổi khoảng lên 7.

Giới hạn cho phép: As<0,01mg/l

26.  Hỏi: Tôi ở phường Huyền Tụng, TP Bắc Kạn, hiện đang sử dụng nước giếng khoan, nhà có thiết bị lọc (cát, than, sỏi). Nước sau khi qua thiết bị, cảm thấy nước trong, không màu, không mùi. Tuy nhiên tôi vẫn chưa an tâm về chỉ tiêu asen của nước lọc, cho hỏi làm sao biết được trong nước có asen không?

Trả lời: Để biết được trong nước có asen hay không, anh cần phải gửi mẫu đến Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bắc Kạn để xét nghiệm chỉ tiêu này.

        27.  Hỏi: Hỏi: Sulfate (SO4) xâm nhập vào trong nước từ đâu, Sulfateảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Trả lời:Sulfate (SO4) là một trong những ion chính hiện diện trong nước thiên nhiên. Những vùng đất sình lầy, bãi bồi lâu năm, sulfur hữu cơ bị khoáng hóa dần dần sẽ tạo thành sulfate. Nước chảy qua các miền đất mỏ mang theo nhiều sulfate.

Sulfate là một trong những chỉ tiêu đặc trưng của nhữngvùng nước nhiễm phèn.Sulfat nhiễm vào nước từ nước thải công nghiệp, khi hàm lượng cao sẽ gây tiêu chảy mất nước, kích thích đường ruột.

Hàm lượng sunfat cao trong nước sẽ ảnh hưởng tới việc hình thành H2S gây vị khó chịu, nhiễm độc đối với cá, ngoài ra còn gây hiện tượng đóng cặn cứng trong nồi đun, gây hiện tượng xâm thực ăn mòn đường ống dẫn.

SO42-  +  hợp chất hữu cơ     Vi khuẩn      S2- + H2O  + CO2

 S 2- + 2H     Yếm khí      H2S

Giới hạn cho phép: SO4<250mg/l

        28.  Hỏi: Độ oxy hoá trong nước có ý nghĩa gì? ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Trả lời:Độ oxy hóa được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, người ta thường dùng phương pháp xác định độ oxy hóa tùy theo hóa chất sử dụng là phương pháp KMnO4. 

Các chất bị oxy hoá trong nước gồm 3 nhóm:

Nhóm cacbon hữu cơ từ: thực vật, động vật, cơ thể vi sinh vật

Nhóm thuộc chu trình Nitơ.

Nhóm các chất vô cơ như sulfua, Fe hoá trị 2

Nồng độ chất này tương ứng với lượng oxy tiêu thụ do các chất oxy hoá mạnh giải phóng ra dùng để oxy hoá chúng.

Giới hạn cho phép KMnO4: 2mg/l

           29.  Hỏi: Kết quả xét nghiệm nguồn nước có chỉ số pecmanganat không đạt nghĩa là gì? cách xử lý như thế nào?

Trả lời: Chỉ số pecmanganat trong nước cao là dấu hiệu nước đã bị ô nhiễm các chất hữu cơ (phương pháp xác định nhu cầu oxy hóa học - COD).
Để xử lý nước có chỉ số pecmanganat cao: Cần cho nước qua quá trình lọc, sau đó khử trùng nước, cũng có thể sử dụng than hoạt tính trong quá trình lọc để loại bỏ các chất hữu cơ thông thường, làm giảm chỉ số pecmanganat. 

          30.  Hỏi:Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước là gì? ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Trả lời:Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước(TDS) bao gồm các muối vô cơ và một lượng nhỏ các chất hữu cơ được hòa tan trong nước, gồm:

Các chất vô cơ ở dạng hòa tan hoặc các chất không tan như đất, đá ở dạng huyền phù.

Các hợp chất hữu cơ như các vi sinh vật, các chất hữu cơ tổng hợp như phân hóa học, chất thải công nghiệp.

TDS có ảnh hưởng quan trọng đến mùi vị của nước uống.

Nếu TDS>1200 mg/l thì sẽ có vị không ngon, nếu TDS< 600 mg/l thì nước uống sẽ có vị nhạt nhẽo.

Chất rắn ảnh hưởng đến chất lượng nước khi sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất, do làm đóng cặn trong đường ống, dụng cụ chứa đựng nước, nấu ăn, cản trở hoặc tiêu tốn hóa chất khi xử lý.TDS là một chất gây ô nhiễm thứ cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Giới hạn cho phép TDS: 1000mg/l

          31.  Hỏi: Vì sao trong nước có kim loại đồng? đồngtrong nướcảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Trả lời:Nước có nồng độ đồng cao chủ yếu là do các vật dụng dùng chứa đựng nước có mối hàn bằng đồng, nếu dùng nguồn nước có nồng độ đồng cao trong một thời gian dài thì có nguy cơ cao dẫn đến xơ gan.

Giới hạn cho phép: 01mg/l

          32.  Hỏi: Vì sao trong nước có Xianua (CN)? Xianuatrong nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Trả lời:Trong nước sinh hoạt có xianua là do ô nhiễm nước thải công nghiệp hoặc sử dụng xianua trong đào đãi vàng, xianua còn có trong một số loài thực vật có vị đắng như măng, sắn.v.v...

Xianua trong nước sinh hoạt với nồng độ cao sẽ gây biến đổi sinh hóa huyết thanh, ức chế quá trình hô hấp tế bào.

Giới hạn cho phép: 0,07mg/l

         33.  Hỏi:Vì sao trong nước có chì (Pb)? chìtrong nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Trả lời: Nguồn nước nhiễm chì là do nguồn nước đó có sẵn chì, như gần các mỏ chì kẽm, hoặc do các chất hàn đường ống có sẵn chì. Lượng chì sẽ được hòa tan chính từ đường ống bằng kẽm do các yếu tố pH thấp, nhiệt độ, độ cứng của nước, nước mềm làm tăng độ hòa tan chì.

Nồng độ chì trong nước sinh hoạt cao sẽ gây xẩy thai, gây thiếu máu do ức chế men ð- aminolaevulinic dehydratase, đây là men tham gia tổng hợp hemoglobin, gây độc cho hệ thống thần kinh trung ương.

Giới hạn cho phép Pb: 0,01mg/l

        34.  Hỏi: Vì sao trong nước có thủy ngân (Hg)? Thủy ngântrong nướcảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Trả lời: Thủy ngân có mặt trong nước sinh hoạt với nồng độ cao là do nguồn nước gần khu vực khai thác vàng có tách vàng bằng thủy ngân.

Thủy ngân là một chất rất độc với thần kinh trung ương, gây suy thận cấp.

Giới hạn cho phép Hg: 0,001mg/l

35.   Hỏi: Vì sao trong nước có nhôm (Al)? Nhômtrong nướcảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Trả lời:Nhôm là nguyên tố phổ biến, chiếm 8% cấu tạo vỏ trái đất.Nếu hàm lượng nhôm vượt quá tiêu chuẩn cho phép trong nước uống trong một thời gian dài sẽ gây bệnh Alzheimer, hay còn gọi là bệnh quên, lú lẫn.

Giới hạn cho phép Al: 0,2mg/l

       36.  Hỏi: Vì sao trong nước có Man gan (Mn)? Man gan ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Trả lời:Mangan là kim loại có nhiều trong vỏ trái đất, thường xuất hiện cùng với sắt, khi tiếp xúc với oxy và tạo thành cặn lắng và làm cho nước trong hệ thống phân phối có màu.

Mangan là một nguyên tố vi lượng quan trọng đối với cơ thể. Nồng độ Mangan trong nước cao có thể gây nhiễm độc thần kinh.

Khi nước có hàm lượng mangan >3mg/l sẽ gây vị khó chịu, tạo thành váng như mỡ khi đun sôi. Giới hạn cho phép Mn: 0,3mg/l

        37.  Hỏi:Vì sao trong nước có Flo (F)? Flo trong nướctác động đến sức khỏe con người như thế nào?

Trả lời:Flo chiếm 0,3 g/kg vỏ trái đất, các hợp chất của Flo dùng trong sản xuất nhôm. Flo xâm nhập vào nguồn nước do sử dụng phân bón Phosphat (phân bón Phosphat có chứa đến 4% Flo).

Florua có tác dụng chống sâu răng.

Khi F>2mgl thì gây hoen ố men răng.

Giới hạn cho phép F: 1,5mg/l

        38.  Hỏi:Vì sao trong nước có Kẽm (Zn)? Kẽm trong nướctác động đến sức khỏe con người như thế nào?

Trả lời:Hàm lượng kẽm tăng cao trong nước là khi đường ống dẫn nước bằng kẽm bị ăn mòn, khi pH trong nước<6 thì khả năng ăn mòn đường ống kim loại tăng lên, khi đó sẽ giải phóng ra nhiều kẽm.

Kẽm cũng là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho phát triển của cơ thể.

Giới hạn cho phép Zn: 3mg/l

        39.  Hỏi: Vì sao trong nước có Antimon (Sb)? Antimon trong nướctác động đến sức khỏe con người như thế nào?

Trả lời:Antimon có trong nước do Antimon trong vỏ trái đất ngấm vào nguồn nước, nhất là nơi khái thác quặng Antimon. Hoặc các nhà máy sản xuất  sản phẩm có dùng Antimon làm khuyết tán Antimon vào nguồn nước như: sản xuất thiết bị bán dẫn, các kim loại ma sát thấp, vỏ bọc cáp, nước sơn, thủy tinh, đồ gốm...

Antimon liên quan đến ung thư(chỉ Antimon trioxit gây ung thư, còn Antimon Trisunfua thì không), làm giảm tuổi thọ, thay đổi glucose và cholesterol máu.

Giới hạn cho phép Sb: 3mg/l

       40.  Hỏi:Tại sao trong nước ăn uống lại có Cadimi. Cadimi ảnh hưởng đến sức khỏe con người thế nào?

Trả lời:Cadimi xâm nhập vào nước qua con đường nước thải công nghiệp hoặc do các ống nước mạ kẽm không tinh khiết hoặc từ các mối hàn gắn kim loại.

Ứng dụng thường thấy của Cd là sản xuất pin, acquy, dùng mạ kim loại, chế tạo đồ nhựa. Cadimi đã được chứng minh là gây ung thư đường hô hấp, độc với thận, gây đái ra Protein.

Giới hạn cho phép Cd: 0,003mg/l

         41.  Hỏi: Hydrosulfua (H2S) trong nước có ảnh hưởng đến sức khỏe con người không?

Trả lời: Hydrosulfua là một chất khí có mùi trứng thối, khó chịu, được hình thành do thủy phân các Sulfua trong nước.Trong tự nhiên, H2S là do chất hữu cơ, rau cỏ thối rữa mà tạo thành, trong sản xuất công nghiệp,H2S sinh ra do quá trình sử dụng nhiên liệu có chứa lưu huỳnh.

H2S là chất khí rất  độc, với hàm lượng thấp, khí H2S gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, niêm mạc và giác mạc. Tuy nhiên trong nước H2S có hàm lượng rất thấp.

Giới hạn cho phép H2s: 0,05mg/l

         42.   Hỏi: Molybden trong nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Trả lời:Molybden ít khi có mặt trong nước. Molybden thường có trong nước thải ngành điện, hóa dầu, thủy tinh, gốm sứ và thuốc nhuộm.

Molybden dễ hấp thụ theo đường tiêu hóa, là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể

Giới hạn cho phép Mo<0,07mg/l

          43. Chất hữu cơ (Styren)trong nước có ảnh hưởng đến sức khỏe con người không?

Trả lời: Styrenlà hợp chất hữu cơ, công thức C6H5CH=CH2, là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Dễ bay hơi và có vị hơi ngọt tuy nhiên khi đậm đặc thì có mùi khó chịu

Styren gây ung thư, giảm thị lực, thính giác và gây tổn thương hệ thần kinh.

Gây tổn thương các tế bào bạch cầu làm tăng nguy cơ bị bệnh bạch cầu

Giới hạn cho phép<20mg/l

        44. Hỏi: Coliform tổng sốlà gì? Gây hại cho sức khỏe con người như thế nào?

Trả lời: Coliform là trực khuẩn Gram âm, hiếu khí, kỵ khí tùy tiện, không sinh nha bào, có khả năng lên men đường lactose, sinh acid, sinh hơi ở 35 - 370C  trong vòng 48h.

Vi khuẩn Coliform không gây bệnh, nhưng sự tồn tại trong nước uống là nguy cơ bệnh cho con người.Coliform được coi là chỉ tiêu vệ sinh quan trọng nhất đối với nguồn nước đã được xử lý. Sự có mặt của coliform chứng tỏ biện pháp khử khuẩn chưa đạt hiệu quả.

Giới hạn cho phép: 0VK/100ml nước sạch

Coliforms được xem là nhóm vi sinh vật chỉ thị, số lượng hiện diện của chúngnước dùng để chỉ khảnăng hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh khác

Coliforms gồm: Coliforms chịu nhiệt và E. coli

Coliform trong nước là do:

Xử lí chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, phân động vật không đúng cách

Nguồn nước giếng, nước máy bị ô nhiễm do thời gian sử dụng lâu năm, đường ống cũ.

Nước ngầm bị ô nhiễm

           45.  Hỏi: Coliform chịu nhiệt là gì? Gây hại cho sức khỏe con người như thế nào?

Trả lời:Coliform chịu nhiệt là những coliform, nhưng khác là có khả năng lên men đường lactose nhiệt độ 44,50C. Coliform chịu nhiệt gồm: Escherichia và loài Kiebsiella, Enterobacter, Citrobacter.

Coliforms chịu nhiệt có thể xuất xứ từ nguồn nước giàu chất hữu cơ như nước thải công nghiệp từ xác thực vật thối rữa hoặc đất.

Giới hạn cho phép: 0VK/100ml

46.  Hỏi: E.coli là gì? Gây hại cho sức khỏe con người như thế nào?

Trả lời: Ecoli là Coliform chịu nhiệt có khả năng sinh indol trong Trypton broth ở 44,0oC trong 24 h

Ecoli bình thường sống trong ruột già của động vật máu nóng. Như vậy sự có mặt của E.Coli trong nước, chứng tỏ môi trường đó có hả năng ô nhiễm từ phân.

Đa số các trường hợp, đậm độ của coliforms chịu nhiệt có liên quan trực tiếp đến đậm độ của E.Coli. Vì vậy, việc sử dụng loại vi khuẩn này để đánh giá chất lượng nước được xem là chấp nhận cho công việc hằng ngày.

Các loại E. coli gây bệnh đường ruột (IPEC) đã được biết đến gồm:

- EPEC (Enteropathogenic  E.coli): E.coli gây bệnh đường ruột

- ETEC (Enterotoxigenie E. coi): E. coli sinh độc tố ruột

- EIEC (EnteroIinvasIve E. coi): E. coli xâm nhập ruột

- EHEC (Enterohaemorrhagic E. coi): E. coli gây xuất huyết ruột (E. coli O157: H7)

47.  Hỏi:Tại sao cần phải có vi khuẩn chỉ điểm?

Trả lời:Vi khuẩn chỉ điểm

•  Vi khuẩn gây bệnh có mặt trong môi trường không đồng đều. Vì vậy không dễ gì lấy mẫu xét nghiệm cho ra kết quả dương tính.

•  Kết quả âm tính chỉ nói lên rằng mẫu đó (nước chẳng hạn) không có vi khuẩn cần xét nghiệm chứ không thể nói được môi trường đó không có vi khuẩn gây bệnh.

•  Chính vì vậy mà người ta đi tìm một loại vi khuẩn chỉ điểm để khi tìm ra được chúng có thể đi đến kết luận môi trường cần quan tâm bị ô nhiễm.

         48. Hỏi: Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) có trong nước không?

Trả lời:Tụ cầu là trực khuẩn Gram dương kỵ khí tùy nghi, và là nguyên nhân thông thường nhất gây ra nhiễm khuẩn trong các loài tụ cầu. Tụ cầu vàng thường sống ký sinh vô hại, nhưng cũng có thể gây bệnh, đặc biệt là khi Staphylococcus aureus xâm nhập hoặc xuyên qua da, chúng có thể gây ra nhiều loại nhiễm trùng khác nhau, chẳng hạn như nhiễm trùng da, loét, phỏng da hoặc nhiễm trùng nặng trong máu, phổi hoặc các mô khác. Staphylococcus aureus được tìm thấy gần như khắp nơi trong tự nhiên, trên da và niêm mạc của động vật máu nóng, trên da, mũi và trong đường hô hấp ở mức khoảng 25% đến 30% số dân.

Staphylococcus aureus cũng được tìm thấy trong thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa và nước, là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng bằng độc tố.

Staphylococcus aureus là vi khuẩn gây bệnh nên không được phép có mặt trong nước ăn uống. Staphylococcus aureus cũng khó bị xử lý bằng cách khử khuẩn thông thường như xử dụng các hợp chất clo so với E.coli hay Coliform chịu nhiệt, vì vậy nếu trong nước không có mặt E.coli hay Coliform chịu nhiệt không có nghĩa là sẽ không có mặt Staphylococcus aureus

         49. Hỏi: Trực khuẩn mủ xanh (Ps. Aeruginosa)có trong nước không?

Trả lời:Trực khuẩn mủ xanh là mộtvi khuẩn phổ biến gây bệnh ở động vật và con người, được tìm thấy trong đất, nước, hệ vi sinh vật trên da và các môi trường nhân tạo trên khắp thế giới. Vi khuẩn còn có thể sống trong môi trường có ít khí ôxy và do đó có thể cư trú trong nhiều môi trường tự nhiên và nhân tạo. Vi khuẩn này dinh dưỡng bằng các hợp chất hữu cơ; ở động vật, nhờ khả năng thích ứng vi khuẩn cho phép nó lây nhiễm và phá hủy các mô của người bị suy giảm hệ miễn dịch. Triệu chứng chung của việc lây nhiễm thông thường là gây ra viêm nhiễm và nhiễm trùng huyết. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan thiết yếu của cơ thể như phổi, đường tiết niệu, và thận, sẽ gây ra những hậu quả chết người; vì vi khuẩn này phát triển tốt trên các bề mặt bên trong cơ thể và trên bề mặt da hay niêm mạc bị tổn thương. Đối với nước uống trực tiếp, nước uống đóng chai QCVN 6-1:2010/BYT cũng đã quy định chỉ tiêu cần kiểm soát là Ps. Aeruginosa và tiêu chuẩn là không phát hiện, nên việc quy định chỉ tiêu này trong đánh giá chất lượng nước ăn uống là phù hợp và tiêu chuẩn là <1CFU/100mL tương đương giới hạn phát hiện của phương pháp thử.

          50.  Hỏi: Thông số cm quan làgì?

Trả lời:Thông số cảm quan lànhững yếu tố về màu sắc, mùi vị có thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người.

51.  Hỏi:TCU làgì?

Trả lời:TCU làchữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “True Color Unit" có nghĩa là đơn vị đo màu sắc.

          52.  Hỏi: CFU làgì?

Trả lời:CFU làchữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Colony Forming Unit" có nghĩa là đơn vị hình thành khuẩn lạc.

         53.  Hỏi:NTU là gì?

Trả lời:NTU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Nephelometric Turbidity Unit" có nghĩa là đơn vị đo độ đục.

       54.  Hỏi:Nước mặt, nước ngầm là nước nguồn nước nào, tuân theo quy các tiêu chuẩn nào?

Trả lời:Nước mặt: nước sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ, kênh, mương, nước ngầm là nước tồn tại trong lớp đất đá từ mặt đất trở xuống (nước giếng khoan, giếng đào là nước ngầm).  Nước mặt và nước ngầm đánh giá theo QCVN 09:2008/BTNMT ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

 Nước ngầm thường có chất lượng tốt hơn nước mặt do được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất nên ít chịu ảnh hưởng bởi các tác động của con người.

           55.  Hỏi: Nước ngầm mạch nông và nước ngầm mạch sâu, nước nào tốt hơn?

 Trả lời: Nước ngầm mạch nông ở độ sâu từ 3 đến 10 mét, loại này thường bị nhiễm bẩn nhiều, trữ lượng ít và chịu ảnh hưởng bởi thời tiết.

Nước ngầm mạch sâu là trên 20 mét, nê ítbị nhiễm bẩn và ít chịu ảnh hưởng bởi thời tiết chất lượng tốt hơn, trữ lượng nước phong phú hơn so với nước ngầm mạch nông.

56. Hỏi: Thế nào là giếng đào hợp vệ sinh ?

Trả lời:Căn cứ Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn triển khai công tác theo dõi, đánh giá Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thì:

- Giếng đào phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m.

- Thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá và thả ống buy sâu ít nhất 3 m kể từ mặt đất (ống buy là ống bê tông như ống cống, được đặt thẳng đứng).

- Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.

57.  Hỏi: Thế nào là giếng khoan hợp vệ sinh ?

Trả lời: Căn cứ Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn triển khai công tác theo dõi, đánh giá Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thì:

- Giếng khoan phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác.

- Sân giếng khoan phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.

58. Hỏi: Nước mưa có sạch hay không ?

Trả lời: Bản chất nước mưa là rất sạch, tuy nhiên, nước mưa có thể bị ô nhiễm bởi khói, bụi, vi khuẩn có trong không khí và hệ thống mái nhà, máng thu gom dẫn về bể chứa nên đến khi sử dụng, nước mưa không hoàn toàn sạch (thậm chí chứa cả phân chim, phân mèo… ở trên hệ thống mái nhà, máng thu gom).

        59. Hỏi: Nước mưa có thể sử dụng cho mục đích gì?Sử dụng nước mưa thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe ?

Trả lời: Nước mưa có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt, đối với những vùng khan hiếm nước, có thể tận dụng để ăn uống, tuy nhiên cần phải có biện pháp bảo quản, xử lý nước mưa trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Để sử dụng nước mưa để đảm bảo an toàn cho sức khỏethì cần:

-         Thu hứng nước mưa cần tránh những cơn mưa đầu mùa. 

-         Vệ sinh sạch sẽ máng thu nước mưa, bể chứa nước dự trữ

-         Đậy kín bể chứa nước mưa để tránh bụi bẩn và côn trùng, vật lạ rơi vào bể.

-         Đun sôi nước 1000C trong 15 phút trước khi sử dụng cho ăn uống.

60.  Hỏi: Nước sông có sử dụng làm nguồn nước ăn uống được không ?

Trả lời: Nước sông có thể sử dụng và khai thác dễ dàng, tuy nhiên, do tác động của con người, nguồn nước sông có thể bị ô nhiễm (từ công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt…).

Tùy vào mục đích sử dụng (ăn uống, sinh hoạt), cần có biện pháp xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.Đa số các nhà máy nước hiện nay là sử dụng nước sông xử lý để cung cấp nước ăn uống cho thành phố, thị trấn.

61.  Hỏi: Tắm, bơi lội dưới sông có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không ?

Trả lời: Nguồn nước sông hiện nay đang bị ô nhiễm do các hoạt động xả thải chất bẩn của con người so với trước kia. Do đó, việc tắm sông có thể làm người tắm bị lây nhiễm các bệnh về da, mắt, tai mũi họng, viêm não, bệnh truyền qua đường phân miệng như tả, thương hàn, tiêu chảy…

       62.  Hỏi: Dấu hiệu nhận biết nước bị nhiễm phèn? ảnh hưởng của nước nhiễm phèn đến sức khỏe và cách xử lý nước nhiễm phèn

Trả lời:Nước nhiễm phèn là loại nước có chứa nhôm sunfat Kali và nó có công thức hóa học là KAL(SO4)2.12H2O. Tuy nhiên, bất cứ hợp chất nào có công thức AB(SO4)2.12H2O đều được coi là phèn.

Nước nhiễm phèn thường có vị chua khi nếm và có màu hơi vàng mà mắt thường hoàn toàn có thể quan sát được.

Khi nước phèn bị nhiễm ở mức độ nặng, có thể ngửi thấy mùi tanh.

Ảnh hưởng của nước nhiễm phèn đến sức khỏe:

Ảnh hưởng đến da: Nước phèn khi tiết xúc với da có thể gây kích ứng da và màng nhầy của da. Sử dụng để tắm rửa hằng ngày có thể gây khô da và bong tóc da, nếu nặng có thể gây ung thư da.

Tác dụng xấu đến máu: Khi tiếp xúc với một mức độ vừa đủ có thể ảnh hưởng đến máu, gây rối loạn cân bằng ion trong máu.

Ảnh hưởng đến phổi: Khi bạn hít phải nước phèn quá nhiều sẽ, nhôm trong phèn sẽ tấn công các mô phổi, gây ra các vấn đề như khó thở hoặc đau ngực.

Gây các vấn đề về đường ruột: Nước phèn có chứa nhiều muối nên việc uống phải nước phèn ở mức độ nhất định sẽ ảnh hưởng đến hệ thống đường ruột như:mất cân bằng ở dạ dày gây nôn mửa, dùng một thời gian dài có thể gây loét dạ dày.

Cách xử lý nước nhiễm phèn:Tương tự như xử lý nước nhiễm sắt.

63.  Hỏi: Khử trùng nước là gì?

Trả lời: Khử trùng nước có nghĩa là loại bỏ hoặc giết chết các vi sinh vật gây bệnh. Vi sinh vật sẽ bị phá hủy hoặc ngừng hoạt động, từ đó sẽ chấm dứt sự tăng trưởng và sinh sản của VSV. Như vậy quá trình khử trùng sẽ loại bỏ kể cả vi sinh vật có hại và có ích.

Phương pháp khử trùng thông thường nhất và đơn giản nhất mà các hộ gia đình có thể làm được là đun sôi. 

64.  Hỏi: Các phương pháp khử trùng nước

Trả lời:Một số phương pháp khử trùng nước hay sử dụng:

- Khử trùng bằng nhiệt,     

- Khử trùng bằng chlorine (Cl2),

- Khử trùng bằng ozon (O3),

- Khử trùng bằng tia cự tím (tia cực tím UV),

- Khử trùng bằng ion.

            65.  Hỏi: Việc khử trùng thường được thực hiện ở công đoạn nào trong qui trình xử lý của nhà máy nước.

Trả lời: Khử trùng thường là một trong những bước cuối cùng trong xử lý nước sau khi nước đã qua các bước xử lý giàn mưa, lắng, lọc. Ngoài ra, các chất khử trùng còn được thêm vào trong cuối quá trình xử lý như một biện pháp chống ái nhiễm khuẩn trong quá trình phân phối nước.

66.  Hỏi: Cơ chế diệt khuẩn của Clo như thế nào?

Trả lời:Clo vào nước sẽ tạo ra HOCl, HOCL gây tổn thương vách và màng tế bào của vi sinh vật

Trong tế bào chất, HOCl tác động lên ty thể, phá hủy enzyme cytochrome hô hấp tế bào. Làm sụt giảm lượng glucose và ATP bên trong tế bào chất.

HOCl còn gây rối loạn quá trình trao đổi chất và tổng hợp protein. 

HOCl bên trong tế bào sinh ra gốc ·OH làm biến đổi AND của VSV

67.  Hỏi: Có thể dùng nước Javel để khử trùng nước không ?

Trả lời: Nước Javel cổ điển trong thành phần gồm có Natrihypochlorid (NaClO), Natrichlorid (NaCl), nước (H2O), trong đó NaClO là thành phần cơ bản. Trong điều kiện bình thường, NaClO phân tách thành chlor (Cl), natrichlorid (NaCl), nguyên tử oxy (O). Nguyên tử oxy mới sinh có tính khử khuẩn, Cl mới sinh vừa có tính khử khuẩn, vừa tẩy sạch vết bẩn.

Vì vậy có thể dùng Javel để khử trùng nước cho ăn uống nhưng không được dùng dung dịch Javel với nồng độ quá cao vì sẽ gây thừa Chlor. Nồng độ thường dùng là 0,025% (1 lít Javel trong 4.000 lít nước cần khử trùng).

68.  Hỏi: Tại sao phải cho clo vào nước máy ?

Trả lời: Thêm Clo vào nước máy là một trong những phương pháp hiệu quả  nhất để khử trùng nguồn nước cấp và đảm bảo chúng không bị tái nhiễm trong quá trình phân phối trên mạng lưới đường ống từ nhà máy nước đến hộ dân sử dụng.

           69.  Hỏi: Nồng độ clo trong nước máy bao nhiêu là an toàn cho sức khỏe

Trả lời: Theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT Ngày 14 tháng 12 năm 2018 về ban hành Quy chuẩn Quốc gia về Quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt 0,2- 1,0 mg/L

          70.  Hỏi: Tôi cảm thấy hoang mang khi đọc báo thấy việc khử trùng nước đối với nguồn nước mặt ô nhiễm như hiện nay có thể sinh THM’s gây ung thư. Xin cho biết rõ hơn về trường hợp này ?

 Trả lời: Việc khử trùng nước của nhà máy nướcbằngclo với nồng độ 0,2- 1,0 mg/L thì tạo ra sản phẩm phụ là THM’s chưa đến mức nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. 

71.  Hỏi: Làm thế nào để loại bỏ hết mùi clo có trong nước cấp ?

Trả lời: Nếu thấy nước của gia đình nặng mùi clo, để giảm mùi clo trước khi sử dụng bằng cách đơn giản sau: chứa nước vào nơi lưu trữ nước của gia đình (không đậy nắp) trong một khoảng thời gian ngắn (khoảng vài giờ) clo sẽ bay hơi hết.

72.  Hỏi: Cách khử trùng nước bằng hóa chất clo?

Trả lời: Có thể sử dụng hóa chất Chloramin B 25% để khử trùng nước.

Nước phảilàm trong trước khi khử trùng thì hiệu quả khử trùng sẽ cao nhất. 

Cách thực hiện:

Đối với Cloramin B dạng bột: Sử dụng 3g bột Cloramin B 25% khử trùng 1m3 nước. Nước sau khi khử trùng để thoáng 30 phút mới sử dụng.

- Đối với Cloramin B dạng viên: Cho 1 viên Cloramin B 0,25g vào thùng đựng 25 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ 30 phút sau có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được.

73.  Hỏi: Ảnh hưởng đến sức khỏe của clo dư trong nước ăn uống.

Trả lời: Những nghiên cứu trên động vật hiện nay không thể xác định được hàm lượng clo giới hạn có khả năng gây những ảnh hưởng có hại đến sức khỏe ngoài vấn đề về mùi và vị đặc trưng của clo. 

Như vậy, bản thân clo không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng clo kết hợp với nguồn nước ô nhiễm hữu cơ cao sẽ tạo ra sản phẩm phụ, trong đó có THM’s có khả năng gây ung thư.

         74.  Hỏi: Nếu nguồn nước máynghi ngờ bị ô nhiễm thì người dân sẽ thông báo cho cơ quan chức năng nào?

Trả lời: Người dân có nghi ngờ về nguồn nước máy gia đình mình đang sử dụng mà bị ô nhiễm thì:

-Tạm dừng không sử dụng nước nữa:

- Báo ngay cho nhà máy nước, nhà máy nước sẽ cử cán bộ xuống tìm nguyên nhân và sẽ có biện pháp xử lý khắc phục ngay.

           75.  Hỏi:Gia đình tôi mua thiết bị lọc nước tại siêu thị, liệu có an toàn không?

Trả lời: Hiện nay, trên thị trường có nhiều thiết bị lọc nước nhưng để đảm bảo nguồn nước sau khi lọc đạt tiêu chuẩn thì gia đình yêu cầu đơn vị bán thiết bị lọc nước phải đảm bảo nước sau khi lọc đạt tiêu chuẩn theo quy định.

Mẫu nước đạt các chỉ tiêu theo QCVN 01:2009/BYT có thể dùng để ăn uống.
      Mẫu nước đạt các chỉ tiêu theo QCVN 02:2009/BYT (cột II) có thể dùng để sinh hoạt.

       76. Hỏi: Tôi ở phường Huyền Tụng,TP Bắc Kạn, gia đình tôi đang sử dụng nước của trạm cấp nước thành phố. Tôi muốn hỏi trạm nước thành phố Bắc Kạn có ai kiểm tra giám sát không ? Nước có đảm bảo chất lượng không ?

Trả lời:  Căn cứ theo Thông tư 41/2018/TT-BYT thì:

- Trước tiên Nhà máy nước Bắc Kạn tự có trách nhiệm tự kiểm tra hàng tháng hoặc đột xuất.

- Trung tâm kiểm soát bệnh tật sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát chất lượng nước tại các trạm cấp nước trên địa bàn tỉnh, thành phố theo định kỳ hoặc đột xuất. Chất lượng nước tại các trạm cấp nước phải đảm bảo đạt chất lượng theo QCVN 01: 2009/BYT hoặc QCVN 02: 2009/BYT, và đến tháng 7/2021 phải đảm bảo theo Quy chun k thuật địa phương của tỉnh Bắc Kạn về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

      77.  Hỏi: Tôi ở xã Xuất Hóa, TP Bắc Kạn, hiện đang sử dụng nước giếng khoan, độ sâu khoảng 20m. Nước mới bơm có mùi tanh tanh, cho hỏi mùi đó gọi là gì ?

Trả lời: Nước giếng khoan là nước ngầm sâu, khi nước ngầm sâu mà có mùi tanh là do trong nguồn nước có các ion sắt, magan gây nên. Để biết chính xác mùi tanh đó có phải là giếng khoan đúng vị trí có nhiều sắt và mangan hay không thì gia đình cần mang mẫu nước đến Trung tâm kiểm soát bệnh tật để xét nghiệm, sẽ có ngay kết quả trong ngày.

        78. Hỏi: Tôi ở xã Nông Thượng, TP Bắc Kạn, tôi vừa đọc báo Người lao động thấy nội dung về nước nhiễm amoni có thể gây ung thư. Xin quý Trung tâm nêu rõ hơn về vấn đề này ?

Trả lời:  Nước có hàm lượng amoni cao biểu thị nước đã bị ô nhiễm chất hữu cơ có nguồn gốc nitơ (nước thải, phân bón, chất thải từ chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh, bãi rác, nghĩa trang…). Amoni trong nước ngầm khi gặp oxy trong không khí chuyển hóa thành Nitrat và Nitrit. Nitrat và Nitrit vào cơ thể gây nên hiện tượng methemoglobin (thiếu ô-xy trong máu), đặc biệt là khi kết hợp với các axit amin trong cơ thể còn tạo thành chất nitrosamine gây ung thư. 

        79. Hỏi: Gia đình tôi ở Phường Đức Xuân, TP Bắc Kạn, đang sử dụng nước giếng. Cuối năm 2019, Trung tâm Y tế kiểm soát bệnh tật có lấy mẫu nước tại gia đình để xét nghiệm, kết quả thông báo về gia đình có chỉ tiêu Coliform không đạt. Cho hỏi lý do tại saoColiform không đạt, trong khi đó tôi được biết Coliform tại bể chứa nước sau xử lý của thành phố vẫn đạt?Coliform có bị ảnh hưởng sức khỏe gì không ?

Trả lời:  Lý do tại sao Coliform của gia đình không đạt mà Coliform tại bể chứa nước sau xử lý của thành phố vẫn đạt, nguyên nhân có thể là:

Đoạn ống cấp nước từ bể sau xử lý của nhà máy nước đến gia đình ông bị dò gỉ làm nhiễm Coliform từ ngoài vào.

Có thể téc của gia đình không kín nên bị nhiễm Coliform từ ngoài vào.

Tại hệ thống cấp nước lên sau từ sau công tơ của gia đình lên téc hoặc từ téc dẫn đến các vòi nước bị do rỉlàm nhiễm Coliform từ ngoài vào.

Nhiễm Coliform từ ngoài vào là do bàn tay của con người có Coliform, nhiễm phân, rác, động vật chết và đường ống dẫn nước hoặc bể, téc chứa nước.

Ảnh hưởng của Coliform đếnsức khỏe?

Việc sử dụng nước nhiễm vi sinh Coliform có thể gây ra các bệnh đường ruột, tiêu chảy cấp.

Để đảm bảo an toàn nguồn nước sử dụng, cần đun sôi nước trước khi dùng cho ăn uống, súc xả vật chứa nước thường xuyên, đậy kín vật chứa tránh vật lạ và côn trùng rơi vào. Không làm hỏng vỡ đường dẫn nước.

80.  Hỏi: Nước ngầm có mùi hôi là ô nhiễm chất gì? Cách xử lý ?

Trả lời: Nước có mùi hôi gây cảm giác khó chịu, nước ngầm có mùi hôi nguyên nhân là do các túi khí trong lòng đất được bơm lên theo dòng nước (mùi bùn đất) hoặc do nguồn nước thải, sự phân hủy chất hữu cơ ở khu vực xung quanh thấm vào mạch nước ngầm (mùi trứng thối), cũng có thể do trong nguồn nước có các ion sắt, magan gây mùi tanh.Để xử lý mùi hôi của nước có thể dùng phương pháp hấp phụ bằng than hoạt tính; hoặc nếu mùi tanh do sắt, thì có thể sau khi khử sắt tạo kết tủa, thì mùi tanh cũng sẽ giảm hoặc biến mất. 

          81.  Hỏi: Nhà tôi sử dụng nước giếng khoan có bể qua bình lọc than hoạt tính, cát, sỏi; sử dụng khoảng 6-7 tháng thì nước sau lọc vẫn vàng như nước giếng mới bơm lên. Xin cho biết cách xử lý trường hợp này.

Trả lời: Do quá trình lọc gây bẩn vật liệu lọc làm giảm hiệu quả lọc. Gia đình cần rửa lọc 1-3 tháng/ lần tùy vào mức độ ô nhiễm của nguồn nước, nếu vật liệu lọc quá bẩn, cần thay vật liệu lọc.Nếu nước có màu vàng, cần bổ sung thêm giàn mưa  khử sắt, mangan trước khi lọc. Xem độ dày của vật liệu lọc để đem lại hiệu quả lọc:

- Lớp cát vàng hoặc cát thạch anh (độ dày 25 – 30cm).

- Than hoạt tính (độ dày 10 cm). 

- Lớp đá sỏi nhỏ đường kính 0,5 – 1 cm (độ dày 10 cm). 

       82. Hỏi: Để biết nguồn nước có sử dụng được cho sinh hoạt tại hộ gia đình, cần xét nghiệm các chỉ tiêu nào? Liên hệ xét nghiệm nước ở đâu?

Trả lời: Nước sinh hoạt hộ gia đình xét nghiệm các chỉ tiêu theo QCVN 02:2009/BYT (cột II) bao gồm 10 chỉ tiêu: Màu sắc, Mùi vị, Độ đục, pH, Hàm lượng Amoni, Hàm lượng sắt tổng số (Fe2+ ; Fe3+), Chỉ số Pecmanganat, Hàm lượng Asen tổng số, Coliform tổng số, E.coli.

Bạn có thể liên hệ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bắc Kạn.

Địa chỉ: Số 96, đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn Điện thoại: 02813.878069. 

       83.  Hỏi: Khu vực nhà tôi chưa có nước máy, phải sử dụng nước giếng tự khai thác, để sử dụng nước nấu ăn tại nhà hàng của gia đình, tôi phải xử lý nước theo tiêu chuẩn nào ?

Trả lời: Để sử dụng nước cho mục đích chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm phải đảm bảo nguồn nước đạt các chỉ tiêu theo QCVN 01:2009/BYT.

       84.  Hỏi: Nhà tôi sử dụng nước giếng khoan của trạm cấp nước, nguồn nước này phải đạt tiêu chuẩn như thế nào mới đảm bảo an toàn cho người sử dụng ?

Trả lời: Theo quy định của Nhà nước về chất lượng nước tại các trạm cấp nước:

- Nếu trạm cung cấp nước công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm: Nước cung cấp cần đảm bảo theo QCVN 02:2009/BYT.

- Nếu trạm cung cấp nước công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên: Nước cung cấp cần đảm bảo theo QCVN 01:2009/BYT. 

          85.  Hỏi: Sử dụng nước máy qua téc chứa của gia đình, cần làm gì để đảm bảo vệ sinh ?

Trả lời: Nước máy trên mạng được kiểm soát chặt chẽ bởi cơ quan chức năng
      Tuy nhiên, khi chứa bằng téc nước nước hộ dân, nước có thể nhiễm bẩn do quá trình lưu chứa hoặc từ ngoài nhiễm vào do không đậy nắp téc. Do đó, khi sử dụng bồn chứa nước cần đậy kín và có chế độ súc xả định kỳ tối thiểu 6 tháng/ lần. Nước qua bồn chứa phải được đun sôi trước khi dùng cho ăn uống và chế biến thực phẩm. 

86.  Hỏi: Than hoạt tính có tác dụng gì trong bể lọc ?

Trả lời: Than hoạt tính có tác dụng hấp phụ độc tố, khử mùi trong nước, có tác dụng mạnh với rất nhiều loại hóa chất chứa clo, benzen hay các hóa chất công nghiệp hòa tan trong nước nên nước đi qua than hoạt tính sẽ xử lý gần như triệt để các hợp chất này. 

         87.  Hỏi: Gia đình tôi sử dụng nước giếng khoan để cung cấp nước cho một dãy nhà cho thuê và khu vực nhà vệ sinh. Vậy có phải xét nghiệm nước giếng khoan không ?

Trả lời: Theo quy định, mọi hình thức cung cấp nước cho cộng đồng đều phải xét nghiệm để đảm bảo chất lượng nước cung cấp.

Trường hợp này là cấp nước cho mục đích sinh hoạt cần xử lý nước và xét nghiệm các chỉ tiêu theo QCVN 02:2009/BYT (cột I gồm 14 chỉ tiêu). 

          88.  Hỏi: Nhà tôi sử dụng thiết bị lọc nước RO. Xin cho biết lọc nước RO là gì? Lọc RO có đảm bảo chất lượng nước sử dụng không ?

Trả lời: Công nghệ lọc RO (Reverse Osmosis- Thẩm thấu ngược): Là công nghệ lọc nước sử dụng màng siêu lọc, khe lọc có kích thước 0,0001 micron (lọc đến kích thước ion, nguyên tử). Công nghệ RO dùng áp lực đẩy nước từ nơi có nồng độ muối khoáng cao thấm qua một màng đặc biệt đến nơi có nồng độ muối khoáng thấp hoặc không có.

Các hệ thống thẩm thấu ngược (hệ thống RO) loại bỏ muối, vi sinh vật và nhiều chất hữu cơ phân tử lượng cao. Năng lực hệ thống RO phụ thuộc vào nhiệt độ nước, tổng số chất rắn hòa tan (TDS) trong nước cấp, áp lực hoạt động và tỷ lệ thu hồi nước của hệ thống.

Tuy nhiên, định kỳ cần xét nghiệm nước sau khi qua thiết bị lọc để biết chất lượng nước có đạt hay không.

       89.  Hỏi: Nước ngầm có bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học không?

Trả lời: Ở vùng nông nghiệp, khi sử dụng không đúng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước dưới đất. Một lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học dư thừa sẽ tích lũy trong đất, từ đó thấm dần vào mạch nước ngầm làm nước bị ô nhiễm.

          90.  Hỏi: Nước bị ô nhiễm kim loại nặng là những kim loại nào?

Trả lời: Kim loai nặng bao gồm Thủy ngân, Asen, Chì, Cadimi, Crôm, Đồng, Kẽm… Nước ngầm nhiễm kim loại nặng do môi trường xung quanh có nguồn nước thải công nghiệp chưa được kiểm soát.

Để phòng tránh ô nhiễm kim loại nặng, cần quản lý chặt chẽ nguồn thải từ các ngành công nghiệp.

           91.  Hỏi: Phải làm gì để bảo vệ nguồn nước ngầm ?

Trả lời: Không khai thác nước bừa bãi, bảo vệ nguồn tài nguyên nước, tránh sụt lún do cạn kiệt tầng nước ngầm.

- Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh: rác thải, nước thải được thu gom đúng nơi quy định; không thải chất thải bừa bãi ra môi trường xung quanh; không thải các chất độc hại ra môi trường (thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học, nước thải công nghiệp…).

           92.  Hỏi: Các biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch là gì?

Trả lời:Các biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch là triển khai các biện pháp bảo vệ hê thống cung cấp nước sạch không bị các chất hóa học, VSV, yếu tố vật lý xâm nhập vào nguồn nước sạch. Đó là:

Ø Đảm bảo Hệ thống đường ống cấp nước không rò rỉ

Ø Đảm bảo Bể, téc xử lý nước, chứa nước phải kín

Ø Không xả rác, động vật chết, hóa chất xuống khe nước, sông suối

Ø Đảm bảo sử dụng phân hóa học không làm chảy xuống sông suối

Ø Không rửa bình thuốc trừ sâu ở sông suối

Ø Bể phốt phải được thiết kế, xây dựng đúng qui định vệ sinh

Ø Không chăn thả gia súc, phun thuốc diệt cỏ đầu nguồn nước

         93.  Hỏi: Nước nhiễm vi sinh có biểu hiện gì không ?

Trả lời: Nước nhiễm vi sinh không có biểu hiện gì, không thể phát hiện bằng mắt thường.Nước phải được kiểm nghiệm vi sinh vật mới cho kết quả cụ thể về nguồn nước nhiễm vi sinh hay không.

        94.  Hỏi: Có quy định nào về cách lấy mẫu hóa lý, vi sinh? Mẫu sau khi lấy phải bảo quản như thế nào ?

Trả lời: Hiện nay, nhà nước đã có qui định hướng dẫn về kỹ lấy mẫu để đảm bảo tính chính xác của mẫu nước xét nghiệm.

Kỹ thuật lấy mẫu tham khảo TCVN 6663-1: 2011- Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.

Không có quy định cụ thể trong vấn đề bảo quản mẫu, tuy nhiên, nguyên tắc là thời gian từ khi lấy mẫu đến phòng xét nghiệm càng ngắn càng tốt.

Bảo quản mẫu tham khảo TCVN 6663-3:2008 – Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu

          95.  Hỏi: Tôi muốn xét nghiệm mẫu vi sinh nhưng không có chai tiệt trùng, phải lấy mẫu như thế nào để cho kết quả chính xác?

Trả lời: Có thể dùng chai nước suối 0,5 lít còn nguyên màng co.

 Cách lấy mẫu:

- Rửa tay sạch và sát trùng bằng cồn

- Dùng bông gòn tẩm cồn hơ lửa xung quanh vòi lấy nước

- Mở màng co, mở nắp chai, không để bàn tay chạm vào miệng chai 

- Đổ hết nước trong chai ra.

- Tráng bình 2 – 3 lần bằng nguồn nước lấy mẫu.- Hứng 2/3 chai và đậy ngay nắp chai lại.

        96.  Hỏi: Tôi nghe nói nước máy đạt tiêu chuẩn nước ăn uống, vậy gia đình tôi sử dụng nước này để uống trực tiếp có được không ?

Trả lời: Theo kết quả giám sát của Trung tâm kiểm soát bệnh tật, nguồn nước sau xử lý tại các nhà máy nước đều phải đạt tiêu chuẩn nước ăn uống.

Tuy nhiên, một số nơi do hệ thống đường ống cũ kỹ, đường ống thường xuyên vẫn bị nứt vỡ do thi công các công trình, nên có khả năng nhiễm bẩn trong quá trình vận chuyển nước từ nhà máy nước đến nhà dân. Mặt khác nước từ sau công tơ đến vòi sử dụng của người dân cũng có nhiều nguy cơ bị ô nhiễm.

Vì vậy ngành y tế khuyến cáo người dân cần đun sôi nước trước khi uống.

        97.  Hỏi: Xin cho hỏi, các cơ sở cung cấp nước có buộc phải tự kiểm tra chất lượng nước trước khi cung cấp hay không ?

Trả lời: Theo quy định tại Thông tư 04/2009/TT-BYT ban hành QCVN 01:2009/BYT và Thông tư 05/2009/TT-BYT ban hành QCVN 02:2009/BYT, Thông tư 41/2018/TT-BYT,các cơ sở cung cấp nước phải tự kiểm tra chất lượng nước trước khi cung cấp cho người sử dụng. Tần suất và chỉ tiêu giám sát tùy vào công suất của cơ sở cấp nước.

        98.  Hỏi: Nhà tôi gần bãi rác của thành phố, người nhà tôi và hàng xóm mất vì bệnh ung thư, không biết có phải do sử dụng nước ô nhiễm hay không ?

Trả lời: Ung thư có nhiều nguyên nhân gây nên, tuy nhiên, môi trường xung quanh khu vực nhà bạn có nhiều chất ô nhiễm, có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm. Về chỉ tiêu và mức độ ô nhiễm chỉ có thể biết chính xác khi xét nghiệm mẫu nước.

Bạn nên xét nghiệm nguồn nước sử dụng để có cách xử lý phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

       99.  Hỏi: Tôi được biết nguồn nước máy hiện nay được xử lý từ nước sông Cầu. Nước sông như hiện nay có ảnh hưởng gì đến chất lượng nước máy không ?

Trả lời:  Nguồn nước sông hiện nay đang bị ô nhiễm do chưa quản lý tốt nguồn thải ra sông. Tuy nhiên, hiện nay nhà máy nước Bắc Kạn được trang bị công nghệ hiện đại, xử lý tốt các chất ô nhiễm cho nước đầu ra đạt tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước. Nguồn nước này được giám sát thường xuyên bởi cơ quan chức năng nên luôn ổn định về chất lượng.

       100.  Hỏi: Ở xóm tôi có 20 hộ, mỗi hộ đều có một cái giếng khoan. Nhưng do đời sống bà con còn khó khăn nên cả xóm dự định gửi 01 mẫu nước giếng khoan của nhà tôi đi xét nghiệm để xem chất lượng nước thế nào. Vậy cho tôi hỏi là kết quả của một mẫu nước nhà tôi có dùng để đánh giá chất lượng nước chung cho cả xóm tôi được không ?

 Trả lời: Chất lượng nước giếng khoan tại mỗi gia đình là khác nhau vì mỗi nhà khoan ở một độ sâu khác nhau, mạch nước ngầm khác nhau và tùy vào khu vực khoan giếng (có gần nguồn gây ô nhiễm như chuồng chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, khu vực nghĩa trang, khu công nghiệp…).

Do đó mẫu nước của 01 giếng không thể đại diện để đánh giá cho cho chất lượng nước của cả xóm được.

Tác giả:Bs Nguyễn Thái Hồng

Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn

Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Bác sỹ Lộc Văn Huân- Tấm gương điển hình về Y đức
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 250
  • Trong tuần: 7 052
  • Tất cả: 1821367
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập