image banner
Kết quả Chương trình Mở rộng quy mô nước sạch và vệ sinh môi trường dựa trên kết quả tại tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là một trong 21 tỉnh, thành phố trong cả nước được chọn tham gia Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, sử dụng nguồn vốn vay từ Ngân hàng Thế giới kết hợp cùng nguồn vốn đối ứng của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020, kéo dài đến hết năm 2022.

anh tin bai

Sự kiện truyền thông tại các xã được tổ chức đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19

Những năm qua, Chương trình Mở rộng quy mô nước sạch và vệ sinh môi trường dựa trên kết quả tại tỉnh Bắc Kạn được triển khai ở 34 xã thuộc 7 huyện.

Chương trình có ba hợp phần. Trong đó, hợp phần vệ sinh với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và góp phần bảo vệ sức khỏe, chất lượng sống cho người dân nông thôn. Trên cơ sở đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - Sở Y tế Bắc Kạn giữ vững vai trò đầu mối tham mưu về chương trình đồng thời phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị liên quan tổ chức, triển khai các hoạt động thuộc hợp phần vệ sinh, với mục tiêu: 70% hộ gia đình có nhà tiêu cải thiện; 80% hộ gia đình có điểm rửa tay, có xà phòng hoặc sản phẩm thay thế xà phòng; Tất cả các trường học, trạm y tế trên địa bàn xã có công trình cấp nước và công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn và  có điểm rửa tay hoạt động.

Bước đầu, Trung tâm đã tiến hành kiểm tra giám sát các hộ gia đình thuộc diện được Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS); mở các lớp tập huấn về nâng cao năng lực truyền thông thay đổi hành vi cho các cán bộ trung tâm y tế tuyến huyện, lãnh đạo các xã, trưởng các thôn xóm, nhân viên y tế thôn và các hộ gia đình thuộc chương trình. Trong đó chú trọng hướng dẫn người dân kỹ thuật xây dựng nhà tiêu, cách sử dụng nhà tiêu HVSvà nêu rõ cho người dân biết, việc sử dụng nhà tiêu không HVS chính là nguyên nhân gây nên một số bệnh, dịch ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình và cộng đồng.

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn cho người dân xây dựng và sử dụng nhà tiêu HVS, thực hiện tốt biện pháp vệ sinh môi trường. Các nội dung này được thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; hệ thống loa phát thanh tại cấp xã và thông qua các buổi họp thôn/xóm, sinh hoạt hội, nhóm, câu lạc bộ để nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc sử dụng nhà tiêu HVS; tổ chức nhiều sự kiện truyền thông về vệ sinh tại các xã kiểm đếm bền vững,... Kết quả, 100% hộ dân trong xã “Vệ sinh toàn xã” được tuyên truyền, vận động xây và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, thông qua cung cấp thông tin về các loại nhà tiêu hợp vệ sinh, cũng như cách sử dụng và bảo quản nhà tiêu đúng quy cách. Qua đó, người dân đã nhận thức được lợi ích thiết thực khi có nhà tiêu hợp vệ sinh, đảm bảo sức khỏe bản thân và cộng đồng, phòng, chống dịch bệnh nâng cao sức khỏe. Nhiều hộ đã đăng ký xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh một cách hợp lý.

Sau 05 năm tích cực triển khai các hoạt động theo kế hoạch đề ra và chú trọng thực hiện giám sát chất lượng nước theo quy chuẩn; thường xuyên giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện tại các xã,... Chương trình đã thu về những kết quả tích cực. Đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 34 xã đạt “Vệ sinh toàn xã”. Trong đó tiêu chí số hộ gia đình đạt nhà tiêu cải thiện trong một xã đạt trung bình 90%, tăng 20% so với năm 2017. Điển hình các xã: Bành Trạch (Ba Bể), Bằng Vân (Ngân Sơn), Thanh Vận (Chợ Mới), Kim Lư (Na Rì), Quang Thuận và Quân Hà (Bạch Thông) đạt 100% hộ gia đình có nhà tiêu cải thiện; tiêu chí hộ gia đình có điểm rửa tay xà phòng đạt trên 95%; 100% trạm y tế và trường học trên địa bàn các xã có công trình cấp nước và công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn, có điểm rửa tay hoạt động.

Về Chất lượng nước sạch, 100% các trạm Y tế và Trường học trên địa bàn 34 xã đều được sử dụng nước sạch hợp quy chuẩn quy định, mỗi năm kiểm nghiệm 01 lần

Có thể nói, Chương trình đã đạt được kết quả khả quan, làm tiền đề tiếp tục thực hiện mục tiêu của năm 2022 là: Duy trì các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh nông thôn nhằm cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, tăng cường tỷ lệ người dân được tiếp cận bền vững với nước sạch và vệ sinh cải thiện khu vực nông thôn, góp phần bảo vệ sức khỏe, chất lượng sống cho người dân nông thôn.

Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng công trình chỉ là kết quả bước đầu. Còn nhiều xã vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, trình độ nhận thức, thay đổi hành vi của người dân hạn chế, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước do vậy việc vận động xây nhà tiêu HVS gặp rất khó khăn. Để bảo vệ, giữ gìn được công trình hoạt động bền vững, lâu dài phục vụ đời sống của nhân dân thì cần có sự vào cuộc tích cực hơn nữa của chính quyền địa phương và mọi người dân trong việc tuyên truyền, vận động xây dựng, bảo vệ và nâng cấp sửa chữa công trình đảm bảo hoạt động bền vững./.

Bài và ảnh: Lăng Lánh - Phương Thào

Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Bác sỹ Lộc Văn Huân- Tấm gương điển hình về Y đức
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 147
  • Trong tuần: 12 090
  • Tất cả: 1785279
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập