image banner
Một số thông tin về Virus HMPV, triệu chứng khi bị nhiễm bệnh và cách phòng bệnh

Virus gây viêm phổi ở người (HMPV), một loại virus phổ biến, thuộc họ paramyxovirus, phân họ Pneumovirinae trong chi Metapneumovirus cùng nhóm với virus hợp bào hô hấp RSV,  được xác định vào năm 2001, là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng đường hô hấp ở cả trẻ em và người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu.

          Tại Việt Nam, Virus HMPV từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em trong các năm 2023 và 2024, thường lưu hành mạnh vào những tháng mùa đông hoặc mùa xuân, có thể lưu hành đồng thời với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác do các loại virus phổ biến như RSV, cúm,…. Theo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh năm 2024 ghi nhận số ca viêm đường hô hấp dao động từ 16.000 - 18.000 ca mỗi tháng trong 8 tháng đầu năm và tăng trong 3 tháng cuối năm. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy tác nhân gây bệnh vẫn là các virus và vi khuẩn phổ biến, cụ thể kết quả xét nghiệm 103 bệnh nhân viêm phổi cộng đồng (gồm 56 trẻ em và 47 người lớn) nhập viện từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2024 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM cho thấy: HMPV chiếm tỷ lệ nhỏ ở trẻ em (12,5%) so với các tác nhân gây viêm phổi cộng đồng khác như rhinovirus (44,6%), virus hô hấp hợp bào RSV (41,1%), cúm A (25%).

          Virus HMPV lây lan như thế nào?

          Virus HMPV lây lan từ người bị nhiễm sang người khác thông qua tiết dịch từ ho và hắt hơi, tiếp xúc cá nhân gần gũi, chẳng hạn như chạm hoặc bắt tay chạm vào các vật thể hoặc bề mặt có chứa virus sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt.

          Triệu chứng khi nhiễm virus HMPV

          Trong hầu hết các trường hợp, virus HMPV thường gây ra các triệu chứng nhẹ tương tự như khi bị cảm lạnh thông thường, cụ thể như ho, sốt, nghẹt mũi, đau họng, thở khò khè, khó thở nhẹ, đôi khi phát ban đỏ… thậm chí có trường hợp không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Khi bị nhiễm virus HMPV nhẹ, người bệnh có khả năng hồi phục dần trong ít ngày (thường là 2 – 5 ngày) mà không cần can thiệp điều trị y tế hay nhập viện.

          Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, loại virus này có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới nghiêm trọng như viêm phổi hoặc làm trầm trọng thêm bệnh lý nền đã có sẵn, chẳng hạn như hen suyễn hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với nhóm trẻ nhỏ, người già và những cá nhân có hệ miễn dịch suy giảm hoặc bệnh phổi mạn tính. Một số triệu chứng khi bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới như: Sốt cao, khò khè, ho có đờm đặc, khó thở, da tím tái, suy hô hấp… Nếu triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần hoặc ngày càng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

          Phòng ngừa lây nhiễm

          Hiện nay, virus HMPV vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh. Do đó các biện pháp kiểm soát sự lây lan của virus đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để ngăn ngừa lây nhiễm virus HMPV và hạn chế lây lan của loại virus này, ngành Y tế khuyến cáo người dân duy trì thực hiện các thói quen sau:

          - Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, chất khử khuẩn và nước trong ít nhất 20 giây.

          - Tránh chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng tay chưa rửa sạch.

          - Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh hoặc bị nghi ngờ nhiễm các bệnh đường hô hấp.

          Nếu cảm thấy bản thân có triệu chứng giống như cảm lạnh, nên thực hiện các hành động sau:

          - Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi

          - Rửa tay thường xuyên và đúng cách (bằng xà phòng chất khử khuẩn và nước trong ít nhất 20 giây)

          - Tránh dùng chung cốc và đồ dùng ăn uống với người khác

          - Không nên tiếp xúc gần với người khác

          - Nên cách ly tại nhà cho đến khi triệu chứng biến mất.

          Ngoài ra, việc vệ sinh các bề mặt có khả năng bị nhiễm bẩn (như tay nắm cửa và đồ chơi chung) có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của virus HMPV.

          Mặc dù chưa có vắc xin phòng bệnh, nhưng trẻ em và người lớn có thể hạn chế nguy cơ nhiễm virus HMPV biến chứng nặng bằng cách tăng cường khả năng miễn dịch của đường hô hấp bằng việc chủ động tiêm ngừa đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh hô hấp và phòng bệnh lây qua đường hô hấp khác như: Vắc xin phòng bệnh cúm mùa, Vắc xin phòng phế cầu khuẩn, Vắc xin phòng ngừa viêm phổi do Hib, Vắc xin phòng viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu khuẩn,….

Bs. Triệu Hồng - CDC

 

Nguồn tham khảo:

- Human Metapneumovirus  (Schuster JE, Williams JV): https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26104361/

- Tambyah, P., Isa, M. S., & Tan, C. X.-T. (2019). 28 – New and Emerging Infections of the Lung. ScienceDirect.com. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/B9780323448871000286

- https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/metapneumovirus

- https://www.cdc.gov/human-metapneumovirus/about/index.html

- https://www.who.int/emergencies/disease-outbreak-news/item/2025-DON550

 

Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Bác sỹ Lộc Văn Huân- Tấm gương điển hình về Y đức
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 549
  • Trong tuần: 9 638
  • Tất cả: 1819663
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập