image banner
Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh Whitmore
Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh Whitmore

Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh Whitmore

      Mới đây, Sở Y tế đã có công văn chỉ đạo các đơn vị trong ngành và một số đơn vị khám chữa bệnh ngoài công lập triển khai các biện pháp nhằm tăng cường phòng, chống bệnh Whitmore, trong đó giao cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh làm đầu mối tăng cường công tác  truyền thông phòng, chống bệnh Whitmore trên địa bàn; tuyện truyền, hướng dẫn người dân, cộng đồng chủ động phòng bệnh với biện pháp dự phòng cơ bản nhất là che chắn tốt đường hô hấp trong môi trường khói bụi; tăng cường biện pháp phòng hộ trong lao động, sinh hoạt tránh để da bàn chân, bàn tay, các bộ phận trong cơ thể tiếp xúc với đất bẩn. Các trung tâm y tế thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình bệnh Whitmore tại cộng đồng và các cơ sở điều trị.

        Các đơn vị khám chữa bệnh, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và tổ chức tốt việc thu dung, khám, phân loại và điều trị bệnh Whitmore; dự trù vật tư, hóa chất, thuốc thiết yếu phục vụ chẩn đoán và điều trị; tổ  chức tuyên truyền, hướng dẫn người  bệnh và người dân hiểu rõ đường lây truyền và biết cách phòng, chống bệnh Whitmore; thực hiện tốt quy trình kỹ thuật chuyên môn, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và xử lý chất thải  y tế, giám sát nhiễm khuẩn tại đơn vị, nhân viên y tế phải tuân thủ đúng hướng dẫn phòng ngừa chuẩn và phòng tránh lây chéo tại cơ sở y tế; Bệnh viện đa khoa tỉnh chủ trì, phối hợp chủ động mời các chuyên gia của tuyến trung ương tổ chức đào tạo, tập huấn về các biện pháp phòng, chống và phác đồ chẩn đoán, điều trị bệnh Whitmore cho các đơn vị trong ngành; duy trì hoạt động đường dây nóng để thường xuyên tư vấn, trao đổi thông tin về chuyên môn và  yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết v.v…

       Bệnh Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn. Đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi chứa các vi khuẩn này. Bệnh được xếp vào Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng lại bị “ lãng quyên”. Gần đây các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, tập trung vào tháng 7 – 11. Biểu hiện của bệnh đa dạng bao gồm: sốt, sốt cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi,  áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng và hiện chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore. Vì vậy để chủ động phòng tránh, Cục y tế dự phòng , khuyến cáo người dân cần chủ động phòng bệnh băng cách hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng. Sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao. Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Những người có bệnh mãn tính như: tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định và điều trị kịp thời.


Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Bác sỹ Lộc Văn Huân- Tấm gương điển hình về Y đức
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 1480
  • Trong tuần: 12 643
  • Tất cả: 1733526
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập