image banner
Bảo vệ sức khỏe do ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí làm cho con người bị tiếp xúc với các hạt mịn trong không khí bị ô nhiễm. Các hạt mịn này thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Ô nhiễm không khí là tác nhân lớn nhất dẫn đến gánh nặng bệnh tật có nguồn gốc từ môi trường.

Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng là một vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay, bởi vì sống trong điều kiện ô nhiễm không những ảnh hưởng đến môi trường sống mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 9/10 người dân phải hít thở không khí chứa hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao, gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong hàng năm. Ở Việt Nam, khoảng 60.000 người chết mỗi năm có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Các nguồn gây ra ô nhiễm không khí, bao gồm: các ngành công nghiệp, giao thông vận tải và nhà máy nhiệt điện chạy than, thải ra các khí như oxit nitơ (NOx), oxit lưu huỳnh (SOx), cacbon monoxit (CO), chì và các hạt bụi mịn (PM2.5); việc sử dụng nhiên liệu rắn như củi, than đá, than cốc để nấu ăn và sưởi ấm trong các hộ gia đình, gây ra khói thải chứa các chất độc hại như ozon tầng mặt đất, benzen, formaldehyd và các hợp chất hữu cơ bay hơi; Việc đốt rác thải, cỏ khô, lá cây và các vật liệu sinh học khác, gây ra khói và mùi hôi; Các hoạt động nông nghiệp như sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, thải ra các khí như amoniac (NH3), metan (CH4) và nitơ oxiđ (N2O); Các hiện tượng tự nhiên như bão cát, phun trào núi lửa, cháy rừng và sương mù, tạo ra các hạt bụi và khí trong không khí.

Ô nhiễm không khí gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho sức khỏe con người và môi trường sống, bao gồm: các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, hen phế quản, viêm xoang, viêm mũi dị ứng và các bệnh nhiễm trùng; các bệnh về tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và cao huyết áp; các bệnh về ung thư như ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư thanh quản và ung thư vòm họng; các bệnh về mắt như viêm kết mạc, khô mắt, đục thủy tinh thể và suy giảm thị lực; các bệnh về da như viêm da, dị ứng, nám, lão hóa và ung thư da; các bệnh về não bộ như suy giảm trí tuệ, mất trí nhớ, đau đầu và chứng trầm cảm; các bệnh về sinh sản như vô sinh, sảy thai, dị tật thai nhi và sinh non; làm giảm tuổi thọ trung bình của con người; làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em, gây chậm lớn, suy dinh dưỡng và thiếu máu; làm ảnh hưởng đến sự học tập và làm việc của người lớn, gây ra mất tập trung, mệt mỏi và giảm năng suất...

Ô nhiễm không khí cũng gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho môi trường sống như: làm giảm chất lượng không khí, làm giảm tầm nhìn và làm mất vẻ đẹp của cảnh quan; làm giảm chất lượng nước, làm ô nhiễm các nguồn nước mặt và ngầm, gây hại cho sự sống của các loài thủy sinh; làm giảm chất lượng đất, làm suy thoái đất, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các loài thực vật; làm giảm đa dạng sinh học, làm tuyệt chủng hoặc nguy cấp các loài động vật và thực vật quý hiếm; làm biến đổi khí hậu, làm tăng nhiệt độ toàn cầu, làm tan băng ở hai cực và làm tăng mực nước biển; làm phát sinh các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, lũ lụt, bão lốc và sóng nhiệt…

Giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí cần có sự phối hợp của các cấp chính quyền, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư để thực hiện các biện pháp kiểm soát và giám sát chặt chẽ các nguồn thải gây ô nhiễm không khí, áp dụng các tiêu chuẩn và quy định về chất lượng không khí, đồng thời, có các giải pháp triệt để, tận thu tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho các mục đính khác. Nâng cấp đường xá để hạn chế khói bụi đường gây ra. Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí bằng cách sử dụng xe phun nước tưới cây, rửa đường mỗi ngày…Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hành vi đốt chất thải rắn sinh hoạt sai quy định...

Cộng đồng cần được khuyến khích thực hiện các hành động như giảm tiêu thụ năng lượng; sử dụng năng lượng sạch; tham gia vào các chương trình tái chế; khuyến khích việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc thân thiện với môi trường như xe đạp, xe điện và xe máy điện; hạn chế các hoạt động đốt cháy như: hút thuốc lá, đốt bếp than, đốt bếp củi, đốt lò sưởi, đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch….(cần thay thế bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp gas). Người hút thuốc lá, thuốc lào nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút. Không nên hút thuốc trong nhà. Những người không hút thuốc nên tránh xa khói thuốc; đeo khẩu trang khi ra đường, đeo kính để giảm bớt việc tiếp xúc với khói bụi; thực hiện dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc thường xuyên; hạn chế sử dụng các hóa chất như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng…

Một trong những biện pháp bảo vệ môi trường không khí hiệu quả đó chính là trồng cây xanh. Nên trồng cây xanh xung quanh nhà và nơi làm việc. Cây xanh không chỉ cung cấp oxy cho con người hít thở, mà còn hấp thụ khí CO2 trong không khí, cản lại rất nhiều bụi xung quanh, giúp làm giảm hiệu ứng nhà kính. Hơn nữa, cây còn cung cấp một môi trường sống cho các loài động vật và thực vật, giúp duy trì sự cân bằng trong hệ sinh thái.

                                                                    Võ Mai CDC Bắc Kạn

 

 

 

 

Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Bác sỹ Lộc Văn Huân- Tấm gương điển hình về Y đức
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 639
  • Trong tuần: 32 100
  • Tất cả: 1471357
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập