image banner
Bệnh sâu răng, viêm lợi ở trẻ em và cách phòng chống

Sâu răng và viêm lợi là hai bệnh răng miệng thường gặp nhất ở trẻ em. Theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2018, tình trạng sâu răng ở trẻ em Việt Nam, đặc biệt là sâu răng sữa có tỷ lệ rất cao (nhóm 6 - 8 tuổi: 86,4%) và tỉ lệ viêm lợi là 35,7%.

anh tin bai

 Sơ đồ White            

Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Sâu răng là do sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm vi khuẩn trong miệng, ăn vặt thường xuyên, sử dụng đồ uống có đường và vệ sinh răng miệng không tốt. Sâu răng không được điều trị sẽ dẫn đến: Viêm tuỷ răng, Viêm quanh chóp răng, Mất răng, các nhiễm trùng lan rộng.

Viêm lợi thường do nhiều tác nhân gây nên: viêm lợi cấp thường do virus hoặc vi khuẩn, viêm lợi mạn thường do nguyên nhân tại chỗ như mảng bám răng, cao răng, răng lệch lạc hoặc do ảnh hưởng bệnh toàn thân, nội tiết tố…

anh tin bai

Một số hình ảnh sâu răng, viêm răng, viêm lợi

Có nhiều biện pháp để làm sạch răng như: dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng bàn chải kẽ răng, cau khô, miếng vải gạc, tăm xỉa răng loại có chỉ tơ nha khoa. Tuy nhiên, chải răng thật sạch ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ là biện pháp giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt nhất.

Vì bàn chải đánh răng là yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn hàm răng chắc khỏe, bền đẹp…nên trước tiên cần phải biết chọn bàn chải tốt để dùng. Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và Tiểu học: dùng bàn chải nhỏ và vừa (đầu bàn chải phải vừa miệng trẻ). Đối với học sinh lớn: dùng bàn chải lớn (để có thể đưa bàn chải vào miệng dễ dàng, chải sạch được đến các răng trong). Tay cầm bàn chải có độ dài và độ lớn phù hợp với cỡ tay của người dùng. Lông bàn chải cao bằng nhau, các sợi cước có đầu tròn và không thưa quá, cũng không dày đặc quá. Lông bàn chải có độ mềm vừa phải (cứng quá có thể làm mòn cổ răng và tổn thương lợi, mềm quá sẽ không làm sạch được mảng bám răng). Sau khi chải răng xong cần rửa bàn chải thật sạch, vẩy cho thật khô ráo. Cắm lại bàn chải vào giá, đầu bàn chải quay lên trên. Để nơi thoáng mát cho lông bàn chải được khô. Khi lông bàn chải bị tưa cũ, mềm quá (lúc đó chải răng sẽ không sạch) thì cần phải thay bàn chải mới (trung bình 3-6 tháng thay bàn chải 1 lần). Nên thay mới bàn chải sau khi ốm vì các mầm bệnh còn lưu lại trong bàn chải có thể khiến bị nhiễm bệnh trở lại. Không được sử dụng chung bàn chải để tránh lây lan vi khuẩn cũng như các bệnh lý về răng miệng. Mỗi trẻ cần có 2 bàn chải: 1 bàn chải để ở nhà, dùng để chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ; 1 bàn chải để ở trường với học sinh bán trú ăn cơm trưa tại trường, sau khi ăn trưa phải chải răng ngay.

          Để chải răng đảm bảo sạch sẽ cần phải nắm được phân chia hàm răng (vùng chải răng). Hàm răng được ra làm 5-6 đoạn răng (phần). Mỗi đoạn răng gồm từ 2-3 răng như hình.

anh tin bai

Phân chia vùng chải răng

           Phương pháp chải răng đúng cách: mỗi đoạn răng chải từ 6-10 lần theo thứ tự: hàm trên chải trước, hàm dưới chải sau. Chải từ phải sang trái hoặc từ trái sang phải tùy thói quen. Chải mặt ngoài rồi mặt trong sau đến mặt nhai.

           Động tác chải răng đối với mặt ngoài: nghiêng bàn chải từ 30-45o so với mặt ngoài của răng. Ép nhẹ lông bài chải 1 phần lên lợi (phần đỏ) 1 phần lên cổ răng (phần trắng của răng) sao cho lông bàn chải chui vào rãnh lợi và kẽ răng. Làm động tác rung nhẹ tại chỗ để lông bàn chải xoa nắn lợi, vừa làm sạch mảng bám, lấy sạch thức ăn dắt ở cổ răng và kẽ răng. Luôn luôn giữ lông bàn chải tiếp xúc với mặt răng. Hàm trên di chuyển dần lông bàn chải từ cổ răng xuống mặt nhai. Hàm dưới di chuyển dần lông bàn chải từ cổ răng lên mặt nhai. Lặp lại động tác từ 6-10 lần cho từng đoạn răng ngắn từ 2-3 răng. Sau đó nhích dần bàn chải qua phần kế tiếp, tiếp tục chải hết mặt ngoài từ phải  sang trái. Đối với mặt trong: sau khi chải mặt ngoài của răng thì chải đến mặt trong của răng với động tác giống mặt ngoài và cũng chải theo thứ tự để không bỏ sót đoạn răng nào. Chú ý chải mặt trong răng cửa. Để bàn chải theo chiều thẳng đứng. Lông bàn chải cũng nghiêng từ 30-45o với mặt trong răng cửa. Ép và rung nhẹ lông bàn chải chui vào rãnh lợi kẽ răng rồi di chuyển từ cổ răng lên cạnh cắn của răng cửa theo chiều dọc (hàm trên từ trên xuống, hàm dưới từ dưới lên). Đối với mặt nhai: đặt lông bàn chải thẳng góc với mặt nhai. Hơi ép nhẹ cho lông bàn chải lọt vào các hố rãnh. Chải theo động tác tới, lui từng đoạn ngắn.

anh tin bai

  Ảnh mẫu chải các mặt răng đúng cách

Một số lưu ý khi chải răng: phải thực hiện chải răng đúng cách để không làm hại men răng và không bị tổn thương lợi. Không chải răng ngang cổ răng vì sẽ gây mòn cổ răng. Chú ý chải theo thứ tự tránh bỏ sót 1 mặt răng nào. Chải răng đúng cách sẽ làm sạch được 3 mặt răng: mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai (rìa cắn). Hai mặt còn lại (mặt gần - mặt xa) chỉ được làm sạch bằng chỉ tơ nha khoa hay bàn chải kẽ. Tuyệt đối không nên dùng tăm xỉa răng, vì dễ làm trầy lợi gây chảy máu lợi, viêm lợi.

Để giữ được hàm răng khỏe mạnh và ngừa sâu răng, viêm lợi cần giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày. Chải răng hàng ngày sau các bữa ăn và tối trước khi đi ngủ (đối với trẻ dưới 3 tuổi, có thể dùng gạc quấn quanh ngón tay trỏ, chà răng và nướu của trẻ). Nếu không chải răng được phải súc miệng ngay, không để thức ăn dắt răng; nên ăn các loại trái cây tươi có nhiều nước và chất xơ giúp làm sạch răng như cam, bưởi, táo, đu đủ; hạn chế ăn quà vặt ngọt (bánh, kẹo, kem…) và ăn ngay sau các bữa chính để đánh răng ngay; sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch mảng bám ở kẽ răng; súc miệng nước muối, xoa nắn lợi bằng tay với các động tác đơn giản (xoa nắn từng vùng rồi vuốt xuôi về phía cổ răng).

Nên ăn thức ăn bổ dưỡng, tốt cho răng tùy theo điều kiện kinh tế gia đình như  tôm, cua, cá, thịt... Tránh các thói quen có hại cho răng như dùng răng cắn các vật rắn (đá lạnh, mở nút chai bia, cắn bút…); ăn quá nóng, quá lạnh một lúc (ăn phở nóng, uống nước lạnh, trà đá ngay có thể làm rạn nứt men răng); trẻ mút ngón tay, mút núm vú cao su, nghiến răng, cắn móng tay, ngồi chống cằm khi học; trẻ chơi các trò nguy hiểm có thể ngã làm gãy răng; ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt mà không đánh răng ngay; bú bình đêm dễ bị sâu răng.

Tham gia chương trình Nha học đường, để học sinh được chăm sóc răng miệng tại trường học: giáo dục sức khỏe răng miệng; súc miệng bằng NaF 0,2% hàng tuần và đánh răng với kem có Fluor ở trường (nếu flour trong nước ăn uống tại vùng đó thấp) để ngừa sâu răng; lấy cao răng, có đánh bóng cổ răng và khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để chủ động phát hiện bệnh sớm các bệnh lý răng miệng và điều trị dự phòng kịp thời.

Tài liệu tham khảo: Nâng cao năng lực chăm sóc răng miệng cho trẻ em và người cao tuổi, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương.

                                            Võ Mai CDC Bắc Kạn

 

 

 

Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Bác sỹ Lộc Văn Huân- Tấm gương điển hình về Y đức
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 1052
  • Trong tuần: 32 513
  • Tất cả: 1471770
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập