image banner
CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TÂM THẦN CỘNG ĐỒNG

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là sự hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần lẫn xã hội chứ không chỉ là không có bệnh tật”. Do đó, vai trò của sức khỏe tâm thần đối với mỗi người là rất cần thiết, được coi là quyết định đến chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình, bình an xã hội và sự phồn thịnh của đất nước.

anh tin bai

Thực hiện kỹ thuật Lưu huyết não, khám, điều trị cho người bệnh tại phòng khám đa khoa Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn./.

Sức khỏe tâm thần (SKTT) không chỉ là một trạng thái không có rối loạn hay dị tật về tâm thần, mà còn là một trạng thái tinh thần hoàn toàn thoải mái, muốn vậy cần phải có chất lượng nuôi sống tốt, có sự cân bằng và hoà hợp giữa các cá nhân với môi trường xã hội.

WHO nhận định, SKTT có tầm quan trọng đứng thứ tư sau các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường. Trên thế giới, hiện có khoảng 400 triệu người bị một trong các rối loạn tâm thần. Tại Việt Nam, tỷ lệ người bị rối loạn tâm thần chiếm 20 -30% dân số, vấn đề SKTT thanh thiếu niên, nhất là bệnh trầm cảm, tự kỷ ngày càng gia tăng. Theo số liệu công bố trong nước, Việt Nam có ít nhất ba triệu thanh thiếu niên bị rối loạn tâm thần, chỉ 20% trong số đó được chẩn đoán và điều trị thích hợp. 

Năm 1999, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về Sức khoẻ tâm thần, tập trung vào xây dựng "mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng" và mở rộng nguồn lực về sức khỏe tâm thần vào năm 2025. Mục tiêu chung của Chương trình: Xây dựng mạng lưới, triển khai mô hình lồng ghép nội dung chăm sóc sức khoẻ tâm thần với các nội dung chăm sóc sức khoẻ khác của trạm y tế xã, phường; Phát hiện, quản lý và điều trị người bệnh kịp thời để họ sớm trở về sống hòa nhập với cộng đồng.

Thực hiện Chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, những năm qua, ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn đã triển khai đồng bộ tại 100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh với 108/108 xã, phường duy trì triển khai chăm sóc sức khỏe tâm thần phân liệt, động kinh; nhân rộng mô hình xã thực hiện quản lý và chăm sóc bệnh nhân trầm cảm dựa vào cộng đồng, từ 02 xã (năm 2015) lên 34 xã (năm 2021). Nhờ đó, những người bị tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm đã được quản lý tại cộng đồng và sự miệt thị đã được giảm bớt. Điều này góp phần trong việc giảm nỗi đau khổ và vất vả cho cả bệnh nhân và gia đình họ. Trong 9 tháng năm 2021, trên địa bàn tỉnh phát hiện mới 21 bệnh nhân, trong đó 16 bệnh nhân động kinh và 05 bệnh nhân tâm thần phân liệt. Hiện nay, toàn tỉnh đang quản lý 1.263 bệnh nhân, trong đó có 677 người bệnh tâm thần phân liệt; 586 người bệnh động kinh. Điều trị ổn định, chống tái phát cho 1.122 bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh đã được phát hiện và quản lý, đạt 89%. Quản lý 322 bệnh nhân rối loạn trầm cảm. Thực hiện cung ứng đủ thuốc cho các bệnh nhân điều trị.

Bên cạnh công tác quản lý và điều trị, hoạt động giám sát, truyền thông được thực hiện thường xuyên. Qua đó, nhận thức về sức khoẻ tâm thần của các cấp chính quyền và người dân ở địa phương đã được thay đổi rõ rệt theo hướng tích cực.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay tiềm ẩn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các bệnh lý tâm thần. Đặc biệt đại dịch COVID-19 như là một sang chấn thúc đẩy bệnh lý tâm thần diễn ra nhanh hơn, trầm trọng hơn như trầm cảm, lo âu, rối loạn tress sau sang chấn.  Do đó, Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo phải chú ý hơn về mặt sức khỏe tâm thần người dân, không chỉ đối với người già, người trưởng thành mà đối với trẻ em và vị thành niên nguy cơ rối loạn tâm thần cũng rất cao.

Để quản lý tốt các bệnh nhân tâm thần, động kinh thì vai trò của gia đình, cộng đồng là rất quan trọng; gia đình cần đưa bệnh nhân đi khám định kỳ, nhắc uống thuốc đều. Cộng đồng cần chia sẻ, giúp đỡ với người bệnh và gia đình người bệnh, nhất là gia đình những người bệnh nghèo, không có thân nhân sống cùng thì cộng đồng cần giúp đỡ, đưa người bệnh đi khám, lĩnh thuốc.v.v…

Để bảo vệ sức khỏe thể chất và tâm thần cho chính mình và những người khác, góp phần ổn định kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự và an sinh xã hội, các Chuyên gia y tế khuyên không nên quá lo lắng, cần biết rõ thực tại về COVID-19 và việc cần làm lúc này là mỗi chúng ta hãy tuân thủ các nguyên tắc về phòng chống dịch (5K + vắc xin) để bảo vệ cho mình và cho cộng đồng. Các bác sỹ chuyên khoa tâm thần khuyến cáo: Mỗi người dân cần có một lối sống khoẻ mạnh, hoạt động có ích để có tâm lý tốt, lạc quan, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ làm việc, học tập và nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khoẻ. Đồng thời, hiểu đúng đắn về dấu hiệu, triệu chứng bệnh tâm thần nhằm giúp cho mình cũng như người thân phát hiện kịp thời, sớm đưa người bệnh đến trạm y tế, phòng khám bệnh tâm thần để được giúp đỡ, nhằm đạt mục tiêu: “Nâng cao chất lượng cuộc sống” cho mọi người trong xã hội./.

P.T 
Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Bác sỹ Lộc Văn Huân- Tấm gương điển hình về Y đức
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 472
  • Trong tuần: 9 561
  • Tất cả: 1819586
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập