CÔNG TÁC QUẢN LÝ BỆNH NHÂN TÂM THẦN TẠI CỘNG ĐỒNG

Với nhiều nỗ lực, thời gian qua, công tác quản lý, điều trị bệnh nhân mắc bệnh tâm thần tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã giúp cho người bệnh tâm thần được điều trị và chăm sóc ngay tại gia đình, giảm tải cho các cơ sở điều trị chuyên khoa. Đồng thời, góp phần phát hiện sớm, điều trị kịp thời cho người bệnh ngay từ giai đoạn đầu.

anh tin bai

Cán bộ Y tế xã Khang Ninh (huyện Ba Bể) tư vấn sức khỏe tại nhà cho người bệnh.

Sinh năm 1979, anh B.T.D trú tại thôn Nà Mằm, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể đã có tiền sử mắc bệnh tâm thần phân liệt gần 30 năm nay. Vào độ tuổi thanh niên, giai đoạn nhạy cảm, dễ tổn thương tâm sinh lý, anh B.T.D tự dưng thấy xuất hiện các biểu hiện mất ngủ, đau đầu (lúc nào cũng nghe thấy tiếng nói vọng bên tai). Trong vô thức, anh bỏ nhà đi lang thang khắp đầu đường xó chợ. Mãi một thời gian dài sau đó, người nhà mới tìm thấy anh ở góc chợ Phủ Thông với bộ dạng râu, tóc dài bù xù, tự nói lẩm bẩm một mình, bới thùng rác để tìm đồ ăn…thời gian đầu anh được điều trị tích cực tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thái Nguyên, sau khi bệnh ổn định, anh tiếp tục được quản lý điều trị tại Trạm Y tế xã Khang Ninh. Gần 30 năm nay, anh B.T.D cứ kiên trì uống thuốc tại nhà theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Sức khỏe ổn định, anh B.T.D lấy vợ, sinh con và chịu khó làm ăn, phát triển kinh tế gia đình như bao người khác. Chia sẻ với nhóm Phóng viên, anh B.T.D nói: “tôi được Nhà nước hỗ trợ 720 nghìn đồng/tháng và được cấp thẻ BHYT hàng năm. Đi đâu, làm gì nhưng cứ đến 9h tối là tôi phải nhớ uống 3 viên thuốc chữa bệnh của mình đã. Nói thật là uống xong sẽ thấy người mệt hơn, bủn rủn hết tay chân. Nhưng một lúc sau là lại trở về bình thường, đi làm việc ầm ầm ý mà”.

Trên địa bàn xã Khang Ninh, hiện có 6 bệnh nhân tâm thần được theo dõi sức khỏe, tái khám và cấp phát thuốc định kỳ hàng tháng tại trạm y tế. Để thực hiện tốt hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng, trạm tập trung tuyên truyền nâng cao ý thức đến người bệnh và gia đình họ; phối hợp với các thôn, xóm, y tế thôn bản, thực hiện rà soát để phát hiện các đối tượng bị bệnh tâm thần, nhằm kịp thời tư vấn, điều trị. Y sỹ Hoàng Thị Thường (phụ trách hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng, Trạm Y tế xã Khang Ninh) cho biết: “Trên thực tế, nhiều bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị đều đặn, có sự quan tâm yêu thương, chia sẻ của cộng đồng, người thân đã vượt qua bệnh tật và có sức khỏe tâm thần ổn định trở lại. Đây chính là động lực để những cán bộ y tế tuyến cơ sở chúng tôi nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc quản lý, điều trị, chăm sóc người bệnh tâm thần tại cộng đồng”.

Tại huyện Ba Bể, hiện đang quản lý 175 bệnh nhân mắc bệnh tâm thần tại cộng đồng theo chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có 71 bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh 92, trầm cảm 12 người. Tất cả các bệnh nhân trên đều được trung tâm y tế lập hồ sơ quản lý, theo dõi sát sao, cán bộ y tế ở các trạm thường xuyên đến tại gia đình kiểm tra sức khỏe, nhắc nhở uống thuốc, hướng dẫn các liệu pháp điều trị… Nhiều bệnh nhân tiến triển tốt, hòa nhập, tham gia tích cực các hoạt động tại cộng đồng. BSCKI Khổng Văn Bình (Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ba Bể) cho biết: “Trung tâm luôn quan tâm tới công tác quản lý, điều trị, chăm sóc bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng; lập hồ sơ bệnh án và chỉ định thuốc ngoại trú cho người bệnh tâm thần. Định kỳ hàng tháng, các bác sĩ của Trung tâm khám, kê đơn cấp thuốc điều trị cho người bệnh theo quy định. Đặc biệt, luôn xử trí kịp thời những người bệnh tái phát, người bệnh mới phát hiện trên địa bàn”.

Đến nay, hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần tại cộng đồng được triển khai tới 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh. Riêng công tác truyền thông về bệnh tâm thần cũng được thực hiện từ tỉnh đến cơ sở. Song thực tế cho thấy trong quá trình triển khai thực hiện, vẫn còn gặp nhiều khó khăn thách thức. Đâu đó, vẫn còn xảy ra sự kỳ thị, xa lánh với bệnh nhân tâm thần; những căn bệnh tâm thần của thời đại như stress, trầm cảm, tự kỉ…chưa được quan tâm đúng mức tại cộng đồng; bệnh tâm thần là là bệnh mãn tính dễ tái phát vì vậy phải uống thuốc điều trị lâu dài, kiên trì. Nhiều gia đình không quan tâm, chăm sóc khiến bệnh nhân bỏ thuốc, bệnh tái phát và tiến triển ngày càng nặng; Công tác quản lý bệnh nhân tâm thần nặng, rối loạn tâm trí cũng khó được quản lý. Nhiều người mắc bệnh nặng bị gia đình bỏ rơi, dẫn tới bỏ đi lang thang gây rối, đập phá làm mất an ninh trật tự, mỹ quan đô thị, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng cho người thân, gia đình và cộng đồng nơi đối tượng sinh sống…

Do đó, để giúp các gia đình giảm bớt khó khăn, gánh nặng trong việc quản lý, chăm sóc đối tượng bệnh nhân tâm thần; trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội của Nhà nước, bố trí các hình thức chăm sóc, phục hồi thể chất cho đối tượng, rất cần sự chung tay của cả cộng đồng, đặc biệt là các cấp, các ngành trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực... để công tác tác khám, chữa bệnh cho người tâm thần được đáp ứng kịp thời, sự quan tâm động viên, thấu hiểu của gia đình và người thân chính là “liều thuốc” giúp họ sớm ổn định cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng./.

Kim Cúc

Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 92
  • Trong tuần: 7 003
  • Tất cả: 1175917
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập