image banner
Kháng insulin và béo phì

Béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho bệnh nhân dễ dàng mắc bệnh đái tháo đường do kháng insulin. Lượng mỡ trong cơ thể người béo phì quá nhiều làm việc chuyển hóa đường trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Kháng insulin và béo phì được xem là hai yếu tố chính gây nên hội chứng chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, đặt biệt là bệnh đái tháo đường type 2.

Theo thống kê, hiện nay có đến 50% dân số Việt Nam mắc đái tháo đường bị tình trạng thừa cân, béo phì. Các chuyên gia cũng đã khẳng định thực chất có sự liên quan chặt chẽ giữa trọng lượng cơ thể và khả năng kháng insulin (nếu cân nặng tăng 20 - 25 phần trăm thì xuất hiện tình trạng tăng insulin máu và kháng insulin sẽ xuất hiện). Tỷ lệ mắc bệnh ở người béo phì cao gấp 3 lần so với người gầy và những năm gần đây thường gặp nhất là ở độ tuổi từ 40 trở lên. Tuy nhiên, ngày nay bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa, chủ yếu là do đời sống phát triển, kéo theo chế độ ăn uống thiếu kiểm soát, quá dư thừa chất dinh dưỡng.

Béo phì là tình trạng mỡ thừa tích tụ quá mức bình thường bên trong cơ thể. Tình trạng béo phì thường được xác định thông qua chỉ số BMI. Đối với người người châu Á khi BMI ≧ 25 được xem là béo phì.

Insulinlà hormone điều chỉnh lượng đường huyết của cơ thể. Kháng insulin là tình trạng cơ thể phản ứng kém với hormone insulin nên cần phải có một lượng insulin nhiều hơn bình thường để kiểm soát đường huyết. Khi bị kháng insulin, chỉ số đường huyết tăng cao và dễ dẫn đến đái tháo đường type 2.

Có nhiều yếu tố gây ra tình trạng kháng insulin, bao gồm: yếu tố di truyền (đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng phát triển kháng insulin); chế độ ăn uống không lành mạnh, vận động ít và stress (là yếu tố nguy cơ phổ biến) và béo phì (đặc biệt việc tăng lượng mỡ bụng có liên quan chặt chẽ đến kháng insulin).

Kháng insulin khiến cho các tế bào phản ứng kém với insulin. Kết quả là cơ thể không sử dụng glucose đúng cách hoặc tích tụ đường trong máu. Insulin trong máu tăng tiềm ẩn nguy cơ tăng nguy cơ tích tụ mỡ thừa, ngăn chặn quá trình phân giải mỡ của cơ thể, dễ làm tăng thể trọng và gây béo phì. Mặt khác, kháng insulin còn có thể ảnh hưởng đến các hormone điều chỉnh cảm giác đói và no, gây ra tình trạng ăn uống không kiểm soát - nguyên nhân thường gặp dẫn đến béo phì. Như vậy, kháng insulin và béo phì có sự tác động qua lại với nhau. Kháng insulin không chỉ là hậu quả của béo phì mà còn là nguyên nhân dẫn đến béo phì thông qua các cơ chế phức tạp liên quan đến chuyển hóa glucose và chất béo.

Kháng insulin được đánh giá là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, bởi nó làm tăng nguy cơ phát triển nhiều bệnh nguy hiểm như: bệnh đái tháo đường type 2 (nguy cơ cao nhất), bệnh tim mạch (bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp: béo phì làm tăng nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp lên 12 lần so với bình thường), bệnh xương khớp (thoái hoá khớp, viêm khớp gối, viêm khớp háng, loãng xương, đau nhức xương khớp, bệnh Gout); gan nhiễm mỡ, hội chứng buồng trứng đa nang, một số bệnh ung thư… Với những người đang mắc các bệnh lý kể trên, kháng insulin chính là nguyên nhân khiến cho bệnh ngày một nặng lên. Đối với người đái tháo đường type 2, kháng insulin là nguyên nhân chính làm cho đường huyết tăng cao và khó kiểm soát hơn theo thời gian.

 

anh tin bai

béo phì gây ra những bệnh gì?

Lời khuyên tốt nhất cho người mắc bệnh béo phì là cần thiết phải giảm cân. Việc này sẽ giúp giảm đi các tế bào mỡ, là chìa khóa để giảm thiểu hiện tượng kháng insulin, đồng thời giúp chuyển hóa đường tốt hơn. Nếu giảm được từ 5-10% trọng lượng cơ thể ban đầu thì sẽ kiểm soát được sự tăng đường huyết dễ dàng hơn.

Để quản lý hiệu quả kháng insulin và béo phì cần điều chỉnh lại lối sống để hạn chế tình trạng tăng cân ngoài ý muốn, cách đơn giản là hãy xây dựng một chế độ ăn cho người đái tháo đường phù hợp: ăn uống cân đối thông qua biện pháp cắt giảm lượng calo tiêu thụ. Nên sử dụng nhiều hơn trong bữa ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, protein từ thịt nạc và cá, các loại rau xanh, quả tươi, đồng thời hạn chế đường, chất béo bão hòa và các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia…; thường xuyên luyện tập thể dục thể thao ít nhất 150 phút mỗi tuần với các bài tập như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc đạp xe; kết hợp thư giãn bằng yoga, thiền, tập hít thở để giảm stress. Tuân thủ nghiêm phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của bác sĩ.

Dù có thể chưa mắc bệnh đái tháo đường , những những người béo phì vẫn thuộc nhóm người có nguy cơ cao nhất mắc bệnh đái tháo đường do kháng insulin. Vì vậy, một kế hoạch ăn uống điều độ kết hợp luyện tập hợp lý là cách làm thông minh để điều chỉnh cân nặng, giảm thiểu khả năng bệnh xuống mức thấp nhất.

 

                                                                  Võ Mai CDC Bắc Kạn

Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Bác sỹ Lộc Văn Huân- Tấm gương điển hình về Y đức
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 269
  • Trong tuần: 7 071
  • Tất cả: 1821386
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập