image banner
Nguy cơ các bệnh truyền nhiễm quay trở lại do tiêm vắc xin đạt thấp

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm 2024 đến nay cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, trong khi cùng kỳ năm 2023 không ghi nhận ca bệnh nào. Dự báo, trong thời gian tới, nguy cơ các loại bệnh truyền nhiễm sẽ tăng nhất là bệnh sởi, ho gà, viêm não, thuỷ đậu, sốt xuất huyết…Do đó, người dân cần đưa trẻ đến điểm tiêm đầy đủ các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến bùng phát các bệnh truyền nhiễm là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, người dân phải thực hiện giãn cách xã hội và việc gián đoạn cung ứng vắc xin, dẫn đến tình trạng thiếu một số loại vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, nhiều trẻ không được tiêm vắc xin đúng lịch, đủ mũi theo quy định. Đây chính là nguyên nhân khiến một số dịch bệnh truyền nhiễm như: sởi, ho gà, viêm não do vi rút, viêm mô cầu, viêm gan vi rút và một số bệnh truyền nhiễm khác có thể quay trở lại. Cần thiết phải bịt “lỗ hổng” miễn dịch, triển khai tiêm bù, tiêm vét, tiêm bổ sung cho trẻ là vấn đề đang được ngành Y tế quan tâm, nhằm tránh bùng phát dịch bệnh.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn, tính đến ngày 26/7, số ca mắc sởi, ho gà, viêm não Nhật Bản trên địa bàn tỉnh đều tăng so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể: nghi mắc sởi/rubella 08 ca; ho gà 04 ca, tăng 100%; viêm não do vi rút 01 ca; viêm não do mô cầu 02 ca; thuỷ đậu 165 ca; cúm 2.213 ca. Phần lớn trẻ nhập viện với nhiều triệu chứng như: ho, sốt, đau bụng, đi ngoài tiêu chảy. Như trường hợp bé P.M.C (03 tháng tuổi, có địa chỉ tại tổ 1A, phường Đức Xuân, TP.Bắc Kạn) bé bị ho nhiều, đi khám và được các bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc nhưng không thuyên giảm, nên gia đình đưa bé đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám, xét nghiệm, điều trị. Kết quả, bé được chẩn đoán là mắc bệnh Ho gà. Trước đó, bé đã được tiêm 01 mũi vắc xin có thành phần ho gà, trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Hay trường hợp bé Đ.M.C, 4 tháng tuổi, có địa chỉ tại tổ Nà Pẻn, phường Huyền Tụng, TP.Bắc Kạn, khoảng giữa tháng 6/2024 bé xuất hiện ho khan, nên gia đình đưa đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn và được chẩn đoán Viêm phế quản - Phổi, được các bác sỹ chỉ định kê đơn thuốc về điều trị tại nhà. Đến chiều 30/6 bé ho nhiều, có cơn ho dài khoảng 3 phút, mặt tím tái. Gia đình đưa bé đi cấp cứu tại BVĐK tỉnh, nhập viện điều trị và được các bác sỹ cho xét nghiệm và test các loại cúm nhưng đều âm tính, các bác sỹ điều trị nghi ngờ bé bị Ho gà nên đề nghị chuyển xuống viện Nhi Trung ương để điều trị, làm các xét nghiệm và được chẩn đoán là mắc Ho gà. Hiện tại bé vẫn đang được điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương bằng các loại thuốc khánh sinh và giảm ho, đồng thời bổ xung dinh dưỡng. Theo mẹ của Bé C. cũng đã đưa trẻ đến Trạm Y tế xã tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, đã tiêm được 01 mũi vắc xin có thành phần ho gà. BS.CKI Lương Thu Hà – Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn cho biết: Trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh vẫn ghi nhận rải rác các ca bệnh truyền nhiễm như: thuỷ đậu, tay chân miệng, sốt xuất huyết, Sởi/Rubella...Những ca bệnh truyền nhiễm này đã được khống chế nhờ được tiêm vắc xin đầy đủ trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, 7 tháng đầu năm 2024, đã ghi nhận 04 ca mắc ho gà đều ở địa bàn thành phố Bắc Kạn, riêng trong tháng 7 ghi nhận 03 trường hợp mắc ho gà

 1. Một số thông tin về bệnh ho gà:

Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do Vi khuẩn Bordetella pertussis gây nên, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp. Bệnh thường diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm, gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi. Sau nhiều năm tiêm vắc xin DTP, tỷ lệ mắc và chết do bệnh ho gà đã giảm rất rõ rệt.

2. Triệu chứng:

Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho ngày càng nặng và trở thành cơn ho kịch phát trong 1-2 tuần, kéo dài 1-2 tháng hoặc lâu hơn. Cơn ho gà rất đặc trưng, thể

hiện trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng

gà gáy. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn.

3. Chẩn đoán và điều trị

- Xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng rất cao

- Điều trị đặc hiệu bằng thuốc Erythromycin.

- Chống bội nhiễm bằng amoxycillin hoặc cephalosporin.

4. Phòng bệnh

- Cung cấp các thông tin cần thiết về bệnh ho gà cho nhân dân, nhất là cho các bà mẹ có trẻ nhỏ để phát hiện sớm phòng bệnh và cộng tác với cán bộ y tế cho con đi tiêm vắc xin DTP.

- Những trường hợp mắc bệnh ho gà nhẹ có thể cách ly, theo dõi và điều trị tại nhà dưới sự giám sát của cán bộ y tế xã. Những trường hợp mắc bệnh ho gà nặng, bị bội nhiễm và có biến chứng cần được cách ly và điều trị tại cơ sở y tế. Thời gian cách ly khoảng 3 tuần kể từ khi xuất hiện viêm long.

Tổ chức tiêm chủng vaccine phòng bệnh ho gà cho trẻ đầy đủ, đúng lịch: Mũi thứ 1: khi trẻ được 2 tháng tuổi; Mũi thứ 2: sau mũi thứ nhất 1 tháng (khi trẻ được 3 tháng tuổi); Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng (khi trẻ được 4 tháng tuổi); Mũi thứ 4: Tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 18 tháng tuổi.

Hiện chương trình tiêm chủng mở rộng đang triển khai tiêm chủng vắc xin để phòng 10 bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm, góp phần quan trọng trong việc thanh toán bại liệt, loại trừ và giảm mạnh các trường hợp bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bao gồm: viêm gan vi rút B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib, sởi, rubella và Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản B.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn, 6 tháng đầu năm 2024 tỉ lệ vắc xin trong tiêm chủng mở rộng, có 07 loại vắc xin tiêm đạt tiến độ theo kế hoạch, còn 03 loại vắc xin như: Phụ nữ có thai tiêm UV2 chỉ đạt 43,5%; tiêm vắc xin IPV1 chỉ đạt 41,8%, tiêm vắc xin IPV2 chỉ đạt 30,4%. Như vậy trong 10 loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng có 3 loại vắc xin tiêm chưa đạt chỉ tiêu, 7 loại vắc xin đã tiêm đạt chỉ tiêu đề ra./.

anh tin bai

Các bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh kiểm tra vết tiêm chủng của các cháu tại xã Cổ Linh (Pác Nặm)                                                         

                                          Hoàng Chúc CDC

 

 

Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Bác sỹ Lộc Văn Huân- Tấm gương điển hình về Y đức
  • Những người "gánh" vắc xin lên non
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 2355
  • Trong tuần: 25 702
  • Tất cả: 1448213
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập