image banner
BỆNHSÁN DÂY VÀ ẤU TRÙNG SÁN DÂY LỢN
Theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh sán dây lợn là một bệnh truyền nhiễm, được xếp ở nhóm C. Ở Việt Nam, đến nay có ít nhất 55 tỉnh, thànhcó trường hợp bệnh sán dây,ấu trùng sán lợn. Vậy bệnh sán dây lợnvà bệnh ấu trùng bệnh sán dây lợn là gì?có nguy hiểm không, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh thế nào?

Theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh sán dây lợn là một bệnh truyền nhiễm, được xếp ở nhóm C. Ở Việt Nam, đến nay có ít nhất 55 tỉnh, thànhcó trường hợp bệnh sán dây,ấu trùng sán lợn. Vậy bệnh sán dây lợnvà bệnh ấu trùng bệnh sán dây lợn là gì?có nguy hiểm không, chẩn đoán, điều trịvà phòng bệnh thế nào?

1.  So sánh về nguyên nhân, triệu chứng,chẩn đoán, điều trị

 

Nội dung so sánh

Bệnh do sán dây lợn

Bệnh ấu trùng sán dây lợn

 

Nguyên nhân

Do người ăn phải ấu trùng sán dây lợn trong thịt "lợn gạo" còn sống, ấu trùng sán sẽ vào ruột nở ra sán dây trưởng thành.

Lúc mới nở sán dây chỉ có đầu và một đoạn cổ nhỏ, đầu có 4 giác bám, có 2 vòng móc. Sán phát triển lên bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, sán dài dần dần ra từ đầu ruột non đến cuối ruột già

Người bị bệnh do ăn phải trứng sán dây lợn, trứng vào dạ dày và ruột nở ra ấu trùng, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh ở các cơ vân, đến não, mắt.v.v..

Những người bị nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột, khi đốt già rụng, do phản nhu động ruột mà đốt sán trào ngược lên dạ dày. Trường hợp này coi như là ăn phải trứng sán dây lợn với số lượng vô cùng lớn từ đốt sán và số nang ấu trùng ở người sẽ rất nhiều.

 

Triệu chứng

Bệnh thường không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, một số trường hợp có biểu hiện như: đau bụng, đau tức vùng thượng vị, ấm ách, rối loạn tiêu hóa nhẹ hoặc có triệu chứng thần kinh (suy nhược). Dấu hiệu chính là thấy đốt sán ra theo phân, những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như sơ mít, đầu sán bằng phẳng.

Tùy theo số lượng nang ấu trùng và vị trí của nang, người bệnh có biểu hiện lâm sàng nặng, nhẹ khác nhau, nặng có thể gây tử vong.

Tại não: tùy thuộc vị trí ấu trùng cư trú mà có các triệu chứng: động kinh, liệt, nói ngọng, rối loạn ý thức và có những cơn nhức đầu dữ dội.

Tại mắt: ấu trùng có thể cư trú ở trong mí mắt, hốc mắt, kết mạc; có thể có các triệu chứng như chèn ép sau nhãn cầu, tăng nhãn áp, giảm thị lực, chảy nước mắt, song thị, mù.

Tại cơ vân: xuất hiện các nang dưới da, kích thước 0,5 - 2 cm, di động, không ngứa, có thể gây ra triệu chứng máy, giật cơ. Nang thường ở bắp tay, chân hoặc cơ liên sườn, cơ lưng, ngực; các nang này.

Tại cơ tim: có thể làm tim đập nhanh, tiếng tim biến đổi, người bệnh có dấu hiệu khó thở, ngất xỉu.

 

Chẩn đoán

Nhìn bằng mắt thường hấy đốt sán ra theo phân hoặc tự bò ra ngoài hậu môn.

Soi phân thấy đốt sán và trứng sán.

Xét nghiệm phân để tìm trứng theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp Kato.

Xét nghiệm ELISA tìm kháng nguyên trong phân

Sinh thiết các nang dưới da tìm ấu trùng sán.

Chụp cắt lớp vi tính não tìm thấy các nang sán là những nốt mờ dạng vôi hóa, kích thước 3 - 5 mm, đôi khi đến 10 mm.

Xét nghiệm ELISA để tìm kháng thể của ấu trùng trong huyết thanh bệnh nhân, sẽ dương tính với IgM (sau nhiễm khoảng 1 tuần đến 3 tuần) hoặc IgG (sau nhiễm khoảng 4 tuần và IgG tồn tại khá dài.

Soi đáy mắt để tìm ấu trùng trong mắt với các trường hợp nhức sau nhãn cầu, tăng nhãn áp, giảm thị lực

Xét nghiệm công thức máu toàn phần, thấy bạch cầu ưa a xít tăng trên 7%.  

 

Điều trị

Điều trị bệnh sán dây trưởng thành: Praziquantel: liều 15 – 20 mg/kg, liều duy nhất uống sau khi ăn 1 giờ.

Hoặc Niclosamide: 2g, một lần duy nhất; sau 2 giờ uống thuốc tẩy Magie sulphat 30g kèm theo nhiều nước (2-3 lít)

Điều trị bệnh ấu trùng sán lợn:

Praziquantel  15mg/kg/lần x 2 lần/ ngày x 10 ngày x 2 – 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10- 20 ngày.

Hoặc Albendasole 7,5mg/ kg/ lần x 2 lần/ ngày x 30 ngày x 2 – 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10 – 20 ngày. Trước khi dùng phác đồ này, cần tẩy sán trưởng thành bằng praziquantel: liều duy nhất từ 15 – 20 mg/kg.

Với trẻ em, khi điều trị bằng thuốc niclosamide, cần cho liều theo cân nặng cơ thể và đượcchỉ định bởi bác sĩ

https://image.nongnghiep.vn/upload/Article/thanhnb/2019/3/18/image005-1.jpg

Image result for nốt ấu trùng sán dây lợn nổi trên da ở người

 

Hình 1. Sán dây trưởng thành

Hình 2. Ấu trùng sán nổi dưới da

 

BỆNH ẤU TRÙNG SÁN GẠO HEO CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

 

Hình 3.  Nang sán trong não gây tăng áp lực sọ não

 

xet-nghiem-san-lon-hieu-the-nao-cho-dung-2

Sơ đồ.Chu trình nhiễm sán dây và ấu trùng sán dây lợn

2. Phòngbệnh

2.1. Phòng bệnh,kiểm soát bệnh ở lợn

Quản lý chặt chẽ  các cơ sở giết mổ để không có lợn gạo  đưa ra thị trường tiêu thụ; nếu phát hiện thânthịt có gạo phải tiêu hủy.

Lợn cần nuôi nhốt; chuồngtrại xây dựng cách biệt với khu vệ sinh của con người.

Truy tìm nguồn gốc nơinuôi lợn gạo để xử lý ổ bệnh theo qui định của ngành thú y

2.2. Phòng, kiểmsoát bệnh ở người

- Đốivới bệnh sán dây lợn: Không ăn tiết canh lợn và các sản phẩm chế biến từ thịtlợn chưa nấu chín, như: nem, thính, nem chua, thịt lợn tái, gan tái. 

- Đốivới bệnh ấu trùng sán dây lợn: Không ăn rau sống, uống nước lã, phát hiện vàđiều trị sớm những người bị mắc sán dây, xử lý những con sán được tẩy ra đểngăn ngừa mắc bệnh ấu trùng sán dây theo cơ chế tự nhiễm. Rửa tay trước khi chếbiến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

2.3. Kiểm soát môi trường

- Mỗigia đình phải có một nhà tiêu hợp vệ sinh và sử dụng hợp vệ sinh, xóa bỏ việcsử dụng phân bắc tươi để bón rau.

- Khôngnuôi lợn thả rông, không được xả phân lợn tươi ra môi trường, phải ủ đểdiệt đốt sán và trứng sán.

BS. Nguyễn Thái Hồng

Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Bác sỹ Lộc Văn Huân- Tấm gương điển hình về Y đức
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 1198
  • Trong tuần: 12 361
  • Tất cả: 1733244
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập