image banner
NGÀNH Y TẾ CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Từ đầu năm tới nay, trên địa bàn tỉnh xuất hiện hơn 80 ca bệnh tay chân miệng. Tuy đây là bệnh truyền nhiễm hiện chưa có vắc xin phòng nhưng hoàn toàn có thể dự phòng được bằng nhiều biện pháp. 

Từ đầu năm tới nay, trên địa bàn tỉnh xuất hiện hơn 80 ca bệnh tay chân miệng. Tuy đây là bệnh truyền nhiễm hiện chưa có vắc xin phòng nhưng hoàn toàn có thể dự phòng được bằng nhiều biện pháp. 

Bệnh tay chân miệng. Ảnh: Internet

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ với các dấu hiệu đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Bệnh xảy ra quanh năm, lây truyền theo đường tiêu hóa, nguyên nhân là do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.
Tại tỉnh Bắc Kạn, từ đầu năm tới nay xuất hiện hơn 80 ca mắc tay chân miệng. Nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng mà Ngành Y tế triển khai, đó là nâng cao chất lượng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân. Phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục và đào tạo tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về cácbiện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng tại các trường học; yêu cầu các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng, nước sạch và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; thực hiện vệ sinh lớp học. Đồng thời, tăng cường công tác điều tra, giám sát các trường hợp mắc bệnh sớm tại cộng đồng. Khi phát hiện ca bệnh sẽ tiến hành điều tra xác minh từng trường hợp, lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán kịp thời chính xác bệnh truyền nhiễm, đồng thời có giải pháp khoanh vùng xử lý ổ dịch, không để dịch lan rộng. Tích cực điều trị, hạn chế biến chứng. Khi có dịch xảy ra, các cơ sở y tế đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án chuẩn bị cho việc thu dung, điều trị bệnh nhân. Chuẩn bị các điều kiện để cách ly, tránh lây chéo sang các bệnh nhân là việc làm vô cùng cần thiết được các cơ sở y tế thực hiện nghiêm ngặt. Những điều kiện khác như về mặt nhân lực, vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ cho việc cấp cứu người bệnh đã được chuẩn bị sẵn sàng.

Hiện chưa có vắc xinphòng bệnh tay chân miệng. Để chủ động phòng chống, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống; vệ sinh cá nhân; vệ sinh môi trường. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất.

Tác giả: Ngọc Tú

Khoa Truyền thông


Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Bác sỹ Lộc Văn Huân- Tấm gương điển hình về Y đức
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 641
  • Trong tuần: 5 861
  • Tất cả: 1826209
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập