CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN: KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC ​
Trong những năm qua, công tác phòng, chống bệnh lao tại tỉnh ta luôn được chú trọng. Tuy nhiên, hoạt động này gặp không ít khó khăn, thách thức, cần những giải pháp cụ thể, thiết thực để huy động được sức mạnh của cả cộng đồng.

Trong những năm qua, công tác phòng, chống bệnh lao tại tỉnh ta luôn được chú trọng. Tuy nhiên, hoạt động này gặp không ít khó khăn, thách thức, cần những giải pháp cụ thể, thiết thực để huy động được sức mạnh của cả cộng đồng.

Bệnh nhân lao đến cơ sở y tế khám bệnh muộn gây nhiều khó khăn cho việc điều trị.

Hiện nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn đang quản lý, điều trị cho 55 bệnh nhân lao các thể. Tỷ lệ điều trị khỏi đạt 92,4%. Trung tâm đã triển khai các kỹ thuật cao trong chẩn đoán bệnh lao như phương pháp xét nghiệm Gene- X pert để chẩn đoán nhanh bệnh lao và lao kháng thuốc; truyền thông nhằm xoá bỏ kỳ thị, mặc cảm, tăng tỷ lệ người dân được tiếp cận các dịch vụ dự phòng, khám phát hiện và điều trị lao; thường xuyên giám sát; đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời tới tuyến y tế cơ sở thực hiện tốt việc khám sàng lọc, phát hiện và quản lý điều trị bệnh nhân lao, hạn chế nguồn lây mới trong cộng đồng.

Đối với công tác phòng, chống lao, việc phát hiện nguồn lây trong cộng đồng là rất quan trọng. Tại tỉnh Bắc Kạn, trung bình hằng năm phát hiện khoảng 130-200 bệnh nhân lao các thể. Năm 2019, phát hiện 111 bệnh nhân mắc lao, đạt 82%, chưa đạt so với chỉ tiêu giao. Con số này từ các cơ sở y tế công lập. Trên thực tế, nhiều người bệnh lựa chọn dịch vụ chăm sóc sức khỏe do tư nhân cung cấp, nơi đây có thể tiềm ẩn những người bệnh mắc lao.

Việc phát hiện muộn không chỉ gây khó khăn cho công tác điều trị mà còn khiến nguy cơ lây lan tăng cao. Thực tế này có nhiều nguyên nhân khác nhau. Không ít người dân không biết mình mắc bệnh, có người khi đã nhận thấy dấu hiệu của bệnh nhưng vì tâm lý giấu bệnh đã không đi khám sớm, đặc biệt là những người nhiễm HIV. Đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn mới thăm khám, chữa trị. Hơn nữa, đây lại là căn bệnh dễ lây nên người bệnh càng mang nặng tâm lý muốn giấu bệnh. Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác phòng, chống lao tuyến tỉnh còn thiếu. Đối với tuyến huyện thiếu cán bộ chuyên trách, chủ yếu kiêm nhiệm nhiều chương trình nên việc triển khai công tác phòng chống lao, từ khâu phát hiện tại cộng đồng lại càng trở nên khó khăn hơn nhiều, đặc biệt ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa. Thiếu hụt nguồn lực phòng chống lao ở các tuyến dẫn tới tỷ lệ phát hiện bệnh lao chỉ là tảng băng nổi, trong cộng đồng còn nhiều người mắc bệnh nhưng chưa tầm soát được hết. Thiếu vật tư, cốc đờm phục vụ cho công tác phát hiện sớm bệnh nhân lao. Một số bệnh nhân khi bệnh nặng họ mới chuyển lên tuyến trên, gây lãng phí, nguy hiểm tới sức khỏe và khó khăn cho hoạt động điều trị. Định kiến xã hội với người bệnh lao tuy không còn nặng nề như trước đây nhưng vẫn còn tồn tại trong bộ phận dân cư.

Bệnh lao đang dần trẻ hóa và là một vấn đề của sức khỏe cộng đồng, cần thiết có những chương trình can thiệp hiệu quả. Cần phối hợp rộng rãi các cơ sở y tế công – tư, hướng tới các chuẩn về phát hiện, chẩn đoán ngay từ đầu và đưa vào điều trị, quản lý ngay sau khi có kết quả chẩn đoán xác định bệnh lao.

Đồng thời, cần tăng cường truyền thông nâng cao thay đổi nhận thức, thái độ hành vi của người dân chủ động phòng, chống cho chính mình và mọi người trong cộng đồng; phát hiện bệnh sớm trong cộng đồng; tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể nâng cao hơn nữa chất lượng các hoạt động phòng, chống bệnh lao, góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Tác giả: Ngọc Tú

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn

Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 443
  • Trong tuần: 8 709
  • Tất cả: 1156458
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập