ĂN UỐNG ĐỂ PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH THA, ĐTĐ
15/02/2022
Cùng với chế độ luyện tập và dùng thuốc thì ăn uống là yếu tố quyết định
thành công trong điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường (THA, ĐTĐ). Cơ
sở khoa học của việc dùng thức ăn để phòng bệnh và chữa các bệnh THA, ĐTĐ
đang ngày càng sáng tỏ bởi các nghiên cứu trên thế giới và đang được thực
hành rất thành công tại Việt Nam. Ăn uống đề phòng và chữa bệnh THA, ĐTĐ
bao gồm: Lựa chọn thực phẩm, cách chế biến và cách sử dụng thực phẩm.
ĂN UỐNG ĐỂ PHÒNG VÀ
CHỮA BỆNH THA, ĐTĐ
Cùng với chế độ luyện tập và dùng thuốc thì ăn uống là yếu tố quyết
định thành công trong điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường (THA, ĐTĐ). Cơ sở khoa học của việc dùng thức ăn để phòng bệnh và
chữa các bệnh THA, ĐTĐ đang ngày càng sáng tỏ bởi các nghiên cứu trên thế giới
và đang được thực hành rất thành công tại Việt Nam. Ăn uống đề phòng và chữa
bệnh THA, ĐTĐ bao gồm: Lựa chọn thực phẩm, cách chế biến và cách sử dụng thực
phẩm.
1. Lựa chọn thực phẩm
1.1. Thực phẩm nên dùng
- Đối với nhóm ngũ cốc (Gluxit): nên chọn loại gạo lứt (gạo xay sát dối), bánh mỳ đen (làm từ lúa mạch). Các loại ngũ cốc này chứa nhiều chất xơvà các vi chất dinh dưỡng quan trọng khác như selen, kali và magiê. Hoặc có thể thay thế hoàn toàn ngũ cốc bằng các loại quả chín tự nhiên (loại ít ngọt) để điều trị một số trường hợp tiền ĐTĐ hoặc mới mắc ĐTĐ (thành phần của quả chín tự nhiên chủ yếu là gluxit, nên có thể thay thế tinh bột nấu chín được).
- Đối với nhóm đạm (Protit): nên chọn đạm có nguồn gốc động vật ít béo, giàu sắt và can xi, như thịt nạc, cá nạc, tôm, cua.v.v...trong nhóm đạm có nguồn gốc động vật nên ưu tiên chọn thịt, cá xen lẫn vì cá có nhiều Omega 3, là một loại Axit béo có tác dụng giảm Cholesterol và Triglyceride.
Hoặc có thể thay thế toàn bộ
nhóm đạm động vật
trên bằng các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt mắc ca, hạt điều, lạc, các loại đậu
đỗ khác.v.v... Các loại hạt này có hàm lượng đạm tương đương với đạm có nguồn gốc
động; ngoài ra còn có nhiều dầu thực vật và nhiều chất xơ. Dầu trong các loại hạt
trên là dầu của các a xít béo không no cần thiết cho cơ thể và có lợi cho tim mạch.
- Đối với nhóm vitamin (sinh tố): nên ăn các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình như thanh long, gioi, bưởi, đu đủ, cam. Các loại quả này không những có nhiều vitamin, gluxit mà còn có nhiều chất xơ, rất tốt cho tiêu hóa.
- Nên uống nhiều nước lọc, ít nhất 2lít/ngày để thanh lọc cơ thể, không uống các loại nước ngọt, nước có ga. Buổi sáng ngay khi dậy nên uống 01 cốc nước ấm.
- 1.2. Thực phẩm hạn chế dùng
- Các loại quả có hàm lượng đường cao như: nho, dưa hấu, chuối, hồng xiêm, xoài, lê, vải, chôm chôm. Đối với người ĐTĐ dùng chế độ ăn thay tinh bột nấu chín bằng quả chín thì không cần hạn chế các loại quả trên.
- Tất cả các loại thực phẩm tinh chế là những thực phẩm được chế biến sẵn, được bao gói và có thời hạn bảo quản trên 24 giờ. Trong quá trình sản xuất ra các loại thực phẩm này thường được đưa nhiều loại hóa chất vào với nhiều mục đích khác nhau của nhà sản xuất.
1.3. Thực phẩm không nên dùng
- Mến dong, bánh mỳ trắng.
- Phủ tạng động vật, mỡ động vật, bơ.
- Thịt chiên, rán.
- Ăn giảm muối
Mỗi ngày, lượng muối cần thiết cho mỗi người
là dưới 5 gram (tương đương với 01 thìa gạt cà phê). Trong gia đình có người bị
THA thì mọi thành viên nên cùng ăn nhạt theo.
- Cho bớt muối
Hình 01.
Cho bớt muối
Hãy sử dụng các
gia vị khác (tiêu, ớt, hành, tỏi tươi sống tự nhiên ...) để ăn ngon hơn mà
không cần dùng nhiều muối, mắm. Hãy tự nấu ăn ở nhà để kiểm soát được lượng muối
cho vào món ăn.
- Chấm nhẹ tay
Hình 02.
Chấm nhẹ tay
- Hạn chế chấm và bỏ thói quen chấm ngập thức
ăn vào nước chấm và gia vị nước mắm khi ăn.
Hãy pha loãng nước mắm để chấm khi ăn.
- Không chấm các món ăn đã có muối, mắm, không
ăn trái cây chấm với muối và gia vị nước mắm.
- Không nên cố uống hết
nước bát phở, bún, miến, nhất là khi ăn ở hàng quán.
- Giảm ngay đồ mặn
Hình 03. Giảm ngay
đồ mặn bằng tăng cường ăn rau luộc
3. Chế biến và sử
dụng thực phẩm
- Tăng cường ăn các món rau, củ quả, hạt tươi sống tự nhiên, đối với thịt
cá thì nên luộc, hấp thay cho rán, kho, xào. Khuyến khích người bệnh ăn sống
toàn toàn rau, quả tươi sống để đảm bảo còn 100% vitamin, chất diệp lục.
- Khi chế biến thực phẩm xong nên ăn luôn, các món
rau luộc, xào hạn chế mở vung vì sẽ bay hết các vitamin, diệp lục.
- Không xào, dán thịt
cá cho quá nhiều dầu; không xào, dán, nướng ở nhiệt độ quá cao và không để quá
giòn, cháy vì sẽ sinh ra các hợp chất hóa học gây ung thư.
- Ăn nhiều các loại
rau, quả tươi (300-500g rau, 200-300g trái cây mỗi ngày).
- Thực đơn nên có
ít nhất 2-3 lần ăn cá trong tuần, thường xuyên ăn đạm thực vật như đậu phụ, đỗ
giá, các loại hạt giàu đạm và dầu để thay cho thịt, cá.
-
Dùng dầu thực vật nguyên chất (không phải tinh chế) như dầu đậu nành, dầu lạc,
dầu vừng, dầu gấc…,thay cho mỡ lợn để bổ sung các chất omega 3, omega 6.
- Hạn chế ăn thịt đỏ, ăn thịt gà nên bỏ da vì thịt đỏ và da gà đều có rất nhiều cholesterol.
- Các loại khoai củ không nên chế biến dưới dạng nướng vì làm cho chỉ số đường huyết cao.
- Các loại quả chín không nên vắt nước uống mà nên ăn cả múi, miếng để có nhiều chất xơ.
Hình 04.
Không ăn thịt kho mặn, chuyển sang luộc, hấp
Hình 05. Nên ăn đạm thực vật hoàn toàn vì có cả dầu
thực vật, rất tốt cho tim mạch

-
Hình 06. Thức ăn chữa lành tự nhiên cho một số trường hợp mắc THA, ĐTĐ
- Về chia bữa ăn: đối với người ĐTĐ, nên ăn 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ; bữa phụ có thể ăn quả chín hoặc củ. Tập thay đổi thói quen là ăn chính vào bữa sáng, trung bình vào bữa trưa và nhẹ vào bữa tối là tốt nhất.
- Về số loại loại thực phẩm: ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm, hàng ngày có thể ăn 10-15 loại thực phẩm khác nhau để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng (tinh bột, đạm, dầu, vitamin/chất xơ).
- Thay đổi cách chế biến, từ xào, nấu sang luộc, hấp và rau củ từ luộc, hấp sang ăn tươi, sống hoàn toàn.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến: chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; không dùng thực phẩm ôi thui, mốc, héo; rửa rau củ, quả dưới vòi nước hoặc ngâm, rửa ít nhất 3 lần.
Hình 7. Chuyển từ xào, nấu sang luộc, hấp và ăn tươi, sống hoàn toàn.
4. Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
- Chỉ số đường huyết là con số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường (vì vậy các loại thực phẩm khác nhau sẽ có khả năng làm tăng đường huyết khác nhau).
- Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp làm tăng đường máu sau ăn thấp, từ từ. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao làm tăng đường máu sau ăn nhiều, nhanh.
- Phân loại đường huyết theo tiêu chuẩn Quốc tế:
Chỉ số đường huyết cao
|
Chỉ số đường huyết trung
bình
|
Chỉ số đường huyết thấp
|
Chỉ số đường huyết rất thấp
|
³
70%
|
56–69%
|
40- 55%
|
< 40%
|
Mức chỉ số đường
huyết của một số loại thực phẩm:
Nhóm thực phẩm
|
Tên thực phẩm
|
Chỉ số đường huyết (%)
|
Bánh mì
|
Bánh mì trắng
|
100
|
Bánh
mì tươi ( công ty Bibica)
|
31,1
|
Lương thực
|
Gạo trắng
|
83
|
Yến mạch
|
85
|
Bột dong
|
95
|
Gạo giã dối
|
72
|
Khoai lang
|
54
|
Khoai sọ
|
58
|
Quả chín
|
Chuối
|
53
|
Táo
|
34
|
Dưa hấu
|
72
|
Đu đủ
|
56±6
|
Cam
|
31-40
|
Xoài
|
55
|
Nho
|
25-43
|
Lê
|
34 ±4
|
Ổi
|
16
|
Nước quả chín
|
Nước táo
|
40
|
Nước nho
|
48
|
Nước cam
|
46 ±6
|
Rau
|
Carot
|
49
|
Rau muống
|
10
|
Đậu
|
Lạc
|
19
|
Đậu tương
|
18
|
Hạt đậu
|
49
|
Sữa
|
Sữa gày
|
32
|
Sữa chua
|
52
|
Quasure
light (công ty Bibica)
|
25,1
|
Glucerna
(công ty Abbott)
|
14-39
|
Đường
|
Đường kính
|
86
|
Các sản phẩm bánh, ngũ cốc
|
Bánh bích quy
|
50-65
|
Huralight (công ty Bibica)
|
27,6
|
Netsure
light (công ty Bibica)
|
25,8
|
Nutribis
light (công ty Bibica)
|
31,4
|
Bs. Nguyễn Thái Hồng,
PGĐ Trung tâm
kiểm soát bệnh tật
tỉnh Bắc Kạn
-
Hướng dẫn dùng thuốc cho người bệnh THA, ĐTĐ
09/08/2022
(248
Lượt xem
)
-
Hướng dẫn ăn uống để phòng, chữa bệnh THA, ĐTĐ
09/08/2022
(173
Lượt xem
)
-
Hướng dẫn luyện tập và tắm nắng cho người THA, ĐTĐ
09/08/2022
(114
Lượt xem
)
-
Hướng dẫn người dân tự chấm điểm để phát hiện nghi ngờ THA và YTNC của ĐTĐ
09/08/2022
(174
Lượt xem
)
-
Các yếu tố nguy cơ của bệnh THA, ĐTĐ và mục tiêu quản lý bệnh THA, ĐTĐ
09/08/2022
(163
Lượt xem
)
-
Vai trò trách nhiệm của người bệnh và gia đình trong điều trị bệnh THA, ĐTĐ
09/08/2022
(174
Lượt xem
)
-
TÀI LIỆU TẬP HUẤN PHÒNG, CHỐNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
06/04/2022
(828
Lượt xem
)
-
Tài liệu dành cho bệnh nhân Tăng huyết áp - Đái tháo đường
09/03/2022
(494
Lượt xem
)
-
Tài liệu dành cho bệnh nhân tiền Tăng huyết áp - Đái tháo đường
09/03/2022
(250
Lượt xem
)
-
Liên quan mật thiết của các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa mỡ máu
22/02/2022
(543
Lượt xem
)
|
|
Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
-
Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
-
Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
-
Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (ngày 09/3/2022)
1 2 3 4 5 ...
-
Hôm nay:
19
-
Trong tuần:
6 640
-
Tất cả:
683281
 THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
- Email: ttksbt@backan.gov.vn
- Điện thoại: (0209) 3870943
|
|