MỤC TIÊU QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ VÀ PHÁT HIỆN SỚM NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THEO NGUYÊN LÝ Y HỌC GIA ĐÌNH

Ngày 25/10/2023, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 25-CT/TW về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới. Tại Chỉ thị có nêu rõ Hoạt động của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn phải gắn với quản lý toàn diện sức khỏe cá nhân; quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, dinh dưỡng cộng đồng; thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo mô hình y học gia đình”.

Vậy quản lý điều trị người bệnh THA, ĐTĐ theo nguyên lý (mô hình) Y học gia đình là gì? mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc, mục tiêu quản lý điều trị người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường (THA, ĐTĐ) theo nguyên lý Y học gia đình (NLYHGĐ) là gì? Làm thế nào phát hiện được sớm người bệnh THA, ĐTĐ?

1. Khái niệm về quản lý người bệnh THA, ĐTĐ theo NLYHGĐ

Quản lý điều trị người bệnh THA, ĐTĐ theo NLYHGĐ là hướng các hoạt động phòng, chống bệnh THA, ĐTĐ từ nhân viên y tế sang người bệnh, gia đình người bệnh. Tập trung vào các hoạt động dự phòng các yếu tố nguy cơ để giảm mắc, phát hiện sớm người mắc bệnh và giúp người bệnh đạt được các mục tiêu điều trị.

2. Mục đích, mục tiêu, ý nghĩa của quản lý người bệnh THA, ĐTĐ theo NLYHGĐ là gì?

2.1. Mục đích

F Giảm người mắc THA, ĐTĐ trong cộng đồng.

F Phát hiện sớm người mắc THA, ĐTĐ, phát hiện và xử lý kịp thời những biến chứng của bệnh.

F Giúp người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống luyện tập, sinh hoạt, dùng thuốc và loại bỏ các yếu tố nguy cơ để đạt mục tiêu điều trị.

2.2. Mục tiêu

Mục tiêu một: 03 tăng để tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh, gồm:

F Tăng tỷ lệ phát hiện sớm người bệnh THA, ĐTĐ.

F Tăng tỷ lệ người bệnh THA, ĐTĐ được quản lý điều trị.

F Tăng tỷ lệ người bệnh THA, ĐTĐ đạt mục tiêu điều trị.

Mục tiêu hai: 03 giảm để giảm gánh nặng bệnh tật cho cá nhân và cộng đồng, gồm:

F Giảm tỷ lệ mắc bệnh THA, ĐTĐ.

F Giảm tỷ lệ người bệnh mắc THA, ĐTĐ được phát hiện muộn.

F Giảm tỷ lệ người bệnh mắc THA, ĐTĐ bị biến chứng mới đi khám bệnh.

2.3. Ý nghĩa

Làm rõ được vai trò trách nhiệm của Trạm Y tế (TYT), nhân viên y tế thôn bản, người mắc THA, ĐTĐ, người thân trong gia đình và cộng đồng để triển khai các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu ba tăng, ba giảm.

3. Nguyên tắc quản lý điều trị người bệnh THA, ĐTĐ là gì?

F Người bệnh phải hiểu các kiến thức cơ bản về bệnh; nếu người bệnh già, mắt kém, tai nghe kém thì phải có một người nhà hiểu về bệnh THA, ĐTĐ.

F Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập đặc biệt, điều trị bằng thuốc liên tục lâu dài, đúng, đủ, đều để đạt được: BMI mục tiêu (BMI = chỉ số khối cơ thể), huyết áp mục tiêu, đường huyết mục tiêu, mỡ máu mục tiêu.

F Cá thể hóa người bệnh, nghĩa là mỗi người bệnh có một cách điều trị khác nhau.

F Điều trị tích cực khi có tổn thương cơ quan đích.

4. Mục tiêu điều trị người bệnh THA, ĐTĐ là gì?

4.1. Bảng 01. Mục tiêu điều trị người bệnh THA đơn thuần

Chỉ số

Đơn vị

Mục tiêu

(giới hạn an toàn)

Tần suất theo dõi

Nơi

theo dõi

Chưa đạt mục tiêu

Đạt

mục tiêu

Huyết áp

mmHg

< 140/90

Hàng tuần

Hàng tháng

TYT, tại nhà

BMI

kg/m2

18,5-23

Hàng tháng

Hàng tháng

TYT, tại nhà

Đường huyết mao mạch lúc đói

mmol/L

<5,6

-

Tối thiểu

2 lần/năm

TYT, tại nhà

HDL-c

(Bình thường >0,9mmol/l)

mmol/L

Nam>1,0

Nữ >1,3

Theo chỉ định

Tối thiểu

01 lần/năm

Tuyến trên

Triglyceride

(Bình thường <1,9mmol/l)

mmoI/L

<1,7

Theo chỉ định

Tối thiểu 01 lần/năm

Tuyến trên

LDL-c

(Bình thường<3,4mmol/l)

mmol/L

<2,6

<1,8: nếu NCTM* cao

Theo chỉ định

Tối thiểu 01 lần/năm

Tuyến trên

Cholesterol

mmol/L

<4,9

Theo chỉ định

Tối thiểu 01 lần/năm

Tuyến trên

* NCTM= nguy cơ tim mạch

 

4.2.Bảng 02. Mục tiêu điều trị người bệnh ĐTĐ hoặc ĐTĐ có THA  kèm theo

Chỉ số

Đơn vị

Mục tiêu

(giới hạn an toàn)

Tần suất theo dõi

Nơi

theo dõi

Chưa đạt mục tiêu

Đạt

mục tiêu

Huyết áp

mmHg

< 130/80

Hàng tuần

Hàng tháng

TYT, tại nhà

BMI

kg/m2

18,5-23

Hàng tháng

Hàng tháng

TYT, tại nhà

Đường huyết mao mạch lúc đói

Sau khi bắt đầu ăn 1- 2h

mmol/L

 

mmol/L

4,4 - 7,2

 

<10,0

Mỗi khi chỉnh liều thuốc

Hàng tháng

TYT, tại nhà

HbA1c

%

<7,0

01

lần/3tháng

01 lần/6 tháng

Tuyến trên

HDL-c

(Bình thường >0,9mmol/l)

mmol/L

Nam>1,0

Nữ >1,3

Theo chỉ định

Tối thiểu

01 lần/năm

Tuyến trên

Triglyceride

(Bình thường <1,9mmol/l)

mmoI/L

<1,7

Theo chỉ định

Tối thiểu 01 lần/năm

Tuyến trên

LDL-c

(Bình thường<3,4mmol/l)

mmol/L

<2,6

<1,8: nếu NCTM* cao

Theo chỉ định

Tối thiểu 01 lần/năm

Tuyến trên

Cholesterol

mmol/L

<4,9

Theo chỉ định

Tối thiểu 01 lần/năm

Tuyến trên

Tại 2 bảng trên cho thấy mục tiêu điều trị người bệnh THA, ĐTĐ là các chỉ số phải về bình thường, các chỉ số này chính là chỉ số sức khỏe (hay còn gọi là chỉ số sinh học) của người bệnh. Như vậy nó  rất quan trọng cho cả Bác sỹ và người bệnh; đối với người bệnh chính là mục tiêu chất lượng cuộc sống cần đạt được, người bệnh phải nhớ để phấn đấu cho luôn đạt mục tiêu. Nếu người bệnh mắt kém, tuổi cao, không đọc, không hiểu được thì con cháu có trách nhiệm tìm hiểu giám sát người thân của mình.

Trong các chỉ số trên có 03 chỉ số rất quan trọng để theo dõi đánh giá tại nhà là: Huyết áp, BMI, đường huyết mao mạch lúc đói. Nếu 3 chỉ số này luôn đạt mục tiêu thì các chỉ số còn lại không nhất thiết phải lên viện làm xét nghiệm nhiều lần, có thể chỉ cần 01 năm xét nghiệm một lần.

5. Làm thế nào để phát hiện được sớm người bệnh THA, ĐTĐ?

Hiện nay đa số người bệnh THA, ĐTĐ được phát hiện muộn, tức là người bệnh có triệu chứng không chịu được hoặc khi có biến chứng rồi mới đến cơ sở y tế khám bệnh, như vậy là phát hiện muộn. Đặc biệt nhiều người lên cơn THA, tăng đường huyết (huyết áp>180/100mmhg, đường huyết trên 20 mmol/L). Những người bệnh được phát hiện muộn như này sẽ phải vào viện điều trị nội trú thì rất tốn kém; phải dùng nhiều thuốc một lúc và phải chịu thêm các tác dụng phụ của thuốc.

Ví dụ một người bệnh ĐTĐ phát hiện muộn, kèm theo cả THA thì sẽ phải vào viện điều trị nội trú và dùng các thuốc: Insulin tiêm, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống viêm gan do tác dụng phụ của thuốc ĐTĐ.v.v...

Những người bệnh THA, ĐTĐ được phát hiện sớm, tuân thủ dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống luyện tập thì chất lượng cuộc sống vẫn tốt như người bình thường. Điều trị sẽ rất đơn giản, không tốn kém so với người bệnh phát hiện muộn; đi đâu, làm gì không lo bị biến chứng, không lo bị tai biến .v.v...

Để phát hiện sớm người bệnh THA, ĐTĐ bằng áp dụng NLYHGĐ rất đơn giản như thế này thì hầu như gia đình nào cũng làm được:

Khuyến khích mỗi gia đình, nhất là gia đình có người mắc THA, ĐTĐ, thừa cân, béo phì mua 01 máy đo huyết áp điện tử, 01 cân điện tử, 01 thước dây. Định kỳ tự sàng lọc nghi ngờ THA và yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐ tại nhà theo phiếu sau:

Bảng 03. Phiếu sàng lọc nghi ngờ THA và yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐ tại nhà

Thông tin tính được

Điểm

Tuổi (dưới 45 tuổi: 0 điểm; 45-49 tuổi: 01 điểm; trên 49 tuổi: 02 điểm)

Giới tính (Nam= 02 điểm/nữ= 0điểm)

Chỉ số BMI (Cân nặng /chiều cao x chiều cao)

(<23: 0 điểm; 23-27,5 : 03 điểm; trên 27,5: 05 điểm)

Vòng eo (Nam>90: 02 điểm; nữ> 80: 02 điểm)

Huyết áp (HA <140/90mmHg: 0 điểm, ≥ 140/90 mmHg: 02 điểm

Tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ (Có= 04 điểm/Không= 0 điểm)

Tổng số điểm (tối đa=17 điểm)

…….điểm

Tại bảng 03 này cho thấy, nếu mỗi người tự sàng lọc nghi ngờ THA và yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐ thì sẽ tự phát hiện được nghi ngờ THA tại nhà, khi đo huyết áp nếu trên 140/90mmHg thì chỉ cần đến TYT khám đo lại để khẳng định THA. Nếu THA, TYT sẽ lập sổ cấp thuốc điều trị. Nếu tổng số điểm >6 thì đến ngay TYT để làm xét nghiệm đường huyết mao mạch; nếu đường huyết mao mạch trên 7mmol/L thì TYT giới thiệu ngay lên tuyến huyện xét nghiệm đường máu tĩnh mạch để khẳng định chẩn đoán ĐTĐ. Như thế mới gọi là phát hiện sớm THA, ĐTĐ, phát hiện sớm thì điều trị rất đơn giản, không phải vào viện điều trị nội trú, chỉ cần điều trị ngoại trú với 01 loại thuốc uống, kết hợp với điều trị yếu tố nguy cơ bằng thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập. Như vậy phòng chống bệnh THA, ĐTĐ theo NLYHGĐ rất đơn giản và hiệu quả, người bệnh không phải vào điều trị nội trú, giảm chi phí rất lớn cho ngân sách nhà nước và của người bệnh.

Bs. Nguyễn Thái Hồng, PGĐ Trung tâm

kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn

Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 100
  • Trong tuần: 10 248
  • Tất cả: 1169014
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập