CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA MỐI LIÊN QUAN GIỮA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Trong các bệnh không lây nhiễm thì tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường (ĐTĐ) là các bệnh có tỷ lệ mắc, biến chứng và tử vong cao nhất.THA, ĐTĐ có những yếu tố nguy cơ (YTNC) hoàn toàn giống nhau. THA mà mắc ĐTĐ thì nguy cơ biến chứng sẽ cao hơn THA đơn thuần và ngược lại. Vì vậy khi triển khai các biện pháp dự phòng THA sẽ đồng thời dự phòng được bệnh ĐTĐ và ngược lại dự phòng được bệnh ĐTĐ thì sẽ dự phòng được bệnh THA.

Các yếu tố nguy cơ (YTNC) của THA, ĐTĐ

Các YTNC  sẽ can thiệp được:

- THA (là YTNC của ĐTĐ).

- ĐTĐ (là YTNC của THA).

- Rối loạn chuyển hóa mỡ máu máu: một, hai, ba hoặc bốn chỉ số mỡ máu đều tăng.

(4 chỉ số mỡ máu là:Cholesterol,  LDL-c, HDL-c, Triglycerid).

- Có Microalbumin niệu (còn gọi là đái ra albumin vi thể hay rò rỉ albumin vào trong nước tiểu) hoặc mức lọc cầu thận ước tính < 60 ml/ph.

- Thừa cân/béo phì; béo bụng.

- Hút thuốc lá, thuốc lào, uống nhiều rượu, bia.

- Ít hoạt động thể lực.

- Stress và căng thẳng tâm lý.

- Chế độ ăn quá nhiều muối (yếu tố nguy cơ đối với THA), ăn ít rau quả.

Các YTNC không thể can thiệp được:

- Tuổi cao.

- Trong gia đình có người mắc THA/ĐTĐ (bố mẹ, anh chị em ruột, con đẻ ).

Tháp các yếu tố nguy cơ của THA và ĐTĐ tuyp 2

Người bệnh vừa mắc THA vừa mắc ĐTĐ thì bệnh rất nặng

THA là một YTNC làm tăng mức độ nặng của ĐTĐ, ngược lại ĐTĐ cũng làm cho THA trở nên khó điều trị hơn. Người ta thấy rằng tỷ lệ THA ở người ĐTĐ cao gấp 2 lần so với người không bị ĐTĐ. THA có thể xuất hiện trước khi bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ hoặc được phát hiện đồng thời với ĐTĐ. Tất cả đều giống nhau là có các rối loạn chuyển hóa, gồm: rối loạn mỡ máu, béo phì, THA, tăng đường huyết, kháng insulin hoặc không dung nạp đường (là cơ thể không thể sử dụng insulin và đường một cách hiệu quả).Riêng rối loạn chuyển hóa mỡ máu và THA sẽ làm cho động mạch bị viêm, động mạch bị viêm sẽ gây nguy cơ đông máu.

Trong các nguyên nhân gây xơ vữa động mạch (THA, ĐTĐ, rối loạn mỡ máu, béo phì)thì chúng sẽ luôn tương tác và ảnh hưởng xấu đến nhau, sẽ đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch tiến triển; gây ra một vòng luẩn quẩn rất khủng khiếp làm cho “Hội chứng chuyển hóa” ngày càng nặng lên.

Những người bị ĐTĐ khi có THA làm cho tiên lượng bệnh xấu đi rõ rệt so với chỉ mắc một bệnh. Mắc THA và ĐTĐ làm cho tỷ lệ bệnh lý mạch vành và đột quỵ tăng gấp 2- 3 lần so với người không bị ĐTĐ. THA và ĐTĐ làm gia tăng nguy cơ tổn thương các máu lớn và nhỏ, gây nên các bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, tắc mạch chi, bệnh võng mạc mắt có thể gây mù;gây viêm thận rồi dẫn đến suy thận, gây bệnh lý thần kinh. Thực tế cho thấy những người mắc THA và ĐTĐ mà không tuân thủ điều trị thì sẽ bị đột tử bất cứ lúc nào.

Hình 01: Béo bụng là một trong các yếu tố có trên một người mắc hội chứng chuyển hóa

Cơ sở khoa học về nguy cơ của bệnh THA, ĐTĐ

Bệnh THA: Gây cản trở luồng máu lưu thông đến thận, gây suy thận, THA làm trầm trọng thêm các biến chứng của bệnh ĐTĐ, khi bệnh ĐTĐ gây tổn thương động mạch vành và động mạch não thì THA sẽ làm bệnh cảnh nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não nặng hơn. Bởi vì THA làm tăng áp lực lên thành động mạch vành và thành động mạch não, vốn nó đã bị tổn thương do THA, do đường máu rồi. Chỉ cần một cơn THA nhẹ thì động mạchcó thể bị vỡ hoặc tắc, hoặc bán tắc, khi bán tắc sẽ tạo cục máu đông di chuyển đến chỗ không di chuyển được nữa thì gây tắc mạch hoàn toàn.

Bệnh ĐTĐ: Làm tổn thương các động mạch, làm cho động mạch dễ bị xơ vữa, khi động mạch bị xơ vữa sẽ nhanh dẫn đến xơ cứng, từ đó sẽ gây ra THA. Ngoài ra bệnh ĐTĐ sẽ làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu ở tất cả các cơ quan; nếu tổn thương mạch máuở cầu thận sẽ gây suy thận, tổn thương mạch máu ở tim sẽ gây nhồi máu cơ tim; tổn thương mạch máu ở não sẽ gây tai biến mạch máu não tổn thương mạch máu và dây thần kinhở bàn chân sẽ gây loét bàn chân tất khó liền, có thể phải cắt cụt chi.v.v…

Hình 02. Tổn thương động mạch do THA và ĐTĐ

Điều trị THA và ĐTĐ:

Với các phân tích như trên thì THA, ĐTĐ là các bệnh không những rất cần phải phát hiện sớm, khi phát hiện được rất cần phải điều trị ngay, phải điều trị liên tục và gần như suốt đời. Điều trị THA, ĐTĐ ngoài dùng thuốc thì chủ yếu vẫn là điều trị các YTNC có thể can thiệp được. Dùng thuốc ở mỗi người bệnh sẽ khác nhau, phụ thuộc vào tuổi, YTNC và tình trạng tổn thương cơ quan đích (biến chứng ở các cơ quan).v.v... Liều thuốc, các nhóm thuốcđiều trị cho mỗi người bệnh cũngkhác nhau và kết hợp các thuốc THA, ĐTĐ cũng khác nhau. Song tất cả chúng ta cần phải đạt mục tiêu điều trị là:

Mục tiêu điều trị bệnh THA và ĐTĐ:

Mục tiêu điều trị và đánh giá kết quả

Đơn vị

Mục tiêu

Tần suất theo dõi

Nơi

theo dõi

Chưa đạt mục tiêu

Đạt

mục tiêu

Huyết áp

mmHg

< 130/80

Hàng tuần

Hàng tháng

TYT

BMI

kg/m2

18,5-23

Hàng tháng

Hàng tháng

TYT

Glucose máu mao mạch

- Lúc đói

- Sau khi bắt đầu ăn 1- 2giờ

 

mmol/L

mmol/L

 

4,4 - 7,2

<10,0

Mỗi khi chỉnh liều thuốc

Hàng tháng

TYT

HbA1c

%

<7,0

01 lần/3tháng

01 lần/6 tháng

Tuyến trên

HDL-c

(Bình thường >0,9mmol/l)

mmol/L

Nam>1,0

Nữ >1,3

Theo chỉ định

Tối thiểu

1 lần/năm

Tuyến trên

Triglyceride

(Bình thường <1,9mmol/l)

mmoI/L

<1,7

Theo chỉ định

Tối thiểu 01 lần/năm

Tuyến trên

LDL-c

(Bình thường<3,4mmol/l)

mmol/L

<2,6 nếu nguy cơ tim mạch cao:<1,8

Theo chỉ định

Tối thiểu 01 lần/năm

Tuyến trên

Bs. Nguyễn Thái Hồng

PGĐ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 195
  • Trong tuần: 8 200
  • Tất cả: 1172868
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập