THỨC ĂN GÂY BỆNH, THỨC ĂN CHỮA LÀNH TỰ NHIÊN MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM

Các bệnh không lây nhiễm (KLN) hiện nay đang có tốc độ tăng nhanh chóng mặt, nhất là các bệnh tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ), bệnh mạch vành, thừa cân, béo phì, ung thư.v.v... Các bệnh KLN này đã, đang và sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân và làm tăng gánh nặng cho chi phí y tế và ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế-xã hội. Mặc dù hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh KLN trên của Bộ Y tế về ngoài dùng thuốc thì đều có đề cập đến biện pháp phòng, điều trị bằng chế độ ăn uống, luyện tập. Tuy nhiên đa số bệnh nhân mắc các bệnh KLN hiện nay đều không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Cơ sở khoa học của việc dùng thức ăn để phòng bệnh và chữa các bệnh trên đang ngày càng sáng tỏ bởi các nghiên cứu trên thế giới và đang mới được thực hành rất thành công tại Việt Nam. Vậy cơ sở khoa học của thức ăn để phòng bệnh và chữa một số bệnh KLN là gì?

1. Cơ sở khoa học của thức ăn để phòng bệnh và chữa một số bệnh KLN

Cơ sở khoa học của việc dùng thức ăn để phòng bệnh và chữa một số bệnh KLN là nghiên cứu “The China Study”; đây là nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng nổi tiếng thế giới của Giáo sư, Tiến Sĩ T.Colin Campbell. Ông được ví như “Einstein” trong y học dinh dưỡng hiện nay vì đã có những phát hiện và đóng góp tuyệt vời cho nhân loại trong việc chỉ ra nguyên nhân và giải pháp để chữa lành tự nhiên các bệnh mãn tính do lối sống như đái tháo đường, bệnh động mạch vành, béo phì, gout, ung thư.v.v…Công trình được thực hiện với quy mô đa quốc gia, đa trung tâm; với sự phối hợp của Đại Học Cornell, Đại Học Oxford Hoa kỳ và Viện nghiên cứu dinh dưỡng & Dịch tễ Trung Quốc. Đó là lý do nghiên cứu này được đặt tên là The China Study. Công trình được thực hiện trong 20 năm (1983-2003) với hơn 20.000 người tham gia vào nghiên cứu.

anh tin bai
 

1.1. Mục tiêu của nghiên cứu: Tìm mối liên hệ giữa chế độ ăn và các bệnh mãn tính do lối sống như đái tháo đường, bệnh động mạch vành, béo phì, gout, ung thư.v.v…

1.2. Thiết kế và nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, so sánh đối chứng 2 nhóm; mỗi nhóm chọn 10.000 người tương đồng về tuổi, giới tính, điều kiện sinh sống; sau đó cho mỗi nhóm một chế độ ăn khác nhau. Giai đoạn một của nghiên cứu cho nhóm I dùng các thức ăn như của phương tây: giàu đạm động vật, dầu mỡ, tinh bột nấu chín, chiên xào, sữa bò tươi.v.v… Nhóm II dùng chế độ ăn của người vùng nông thôn Trung Quốc: nhiều rau tươi, quả, hạt, rất ít đạm động vật, trứng, sữa.v.v… Giai đoạn hai của nghiên cứu thay đổi thức ăn từ nhóm I sang thức ăn của nhóm II. Sau 20 năm, thống kê các chỉ số về Cholesterol/máu, đường huyết, cân nặng, béo phì, gout, bệnh mạch vành, bệnh ung thư.v.v…

1.3. Kết quả nghiên cứu

1.3.1. Có sự liên quan chặt chẽ giữa chế độ ăn và chỉ số Cholesterol máu, nhóm II có chỉ số Cholesterol thấp hẳn so với nhóm I.

1.3.2.  Có sự liên quan mạnh mẽ giữa chỉ số Cholesterol máu và các bệnh mãn tính. Nhóm người có chỉ số Cholesterol máu càng cao thì càng bị các bệnh do rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, bệnh động mạch vành, béo phì, gout, ung thư vú, buồng trứng, tiền liệt tuyến, đại trực tràng.v.v…Khi thay đổi thức ăn cho nhóm I thì các bệnh trên dần biến mất theo thời gian 01 năm, 03 năm, 05 năm, 10 năm.

1.3.3.  Các quận có mức tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật cao trong giai đoạn 1983–1984 có có tỷ lệ tử vong cao hơn do các bệnh đái tháo đường, bệnh động mạch vành, béo phì, gout, ung thư.v.v…, trong khi các quận ăn nhiều thực phẩm dựa trên thực vật thì có kết quả ngược lại.

1.3.4.  Những người ăn phần lớn thức ăn thực vật, không ăn các thức ăn động vật như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, cá, trứng, pho mát, sữa và giảm lượng thức ăn chế biến thực phẩm và Carbohydrates tinh chế sẽ thoát ra, giảm bớt, hoặc đảo ngược sự phát triển của nhiều bệnh như đái tháo đường, bệnh động mạch vành, béo phì, gout, ung thư.v.v…

1.3.5.  Tổng hợp kết quả nghiên cứu về các bệnh nói chung và bệnh ung thư nói riêng đã làm thay đổi quan niệm về bệnh tật trước đây mà nhiều người cho rằng ung thư do di truyền chiếm tỷ lệ rất cao. Nhưng thực tế, tỷ lệ này chỉ là 2% ->8%, phần lớn còn lại là do chế độ ăn uống không phù hợp.

1.3.6.  Protein từ động vật có“chất lượng cao”,Protein từ thực vật tuy có“chất lượng thấp” và tốc độ tổng hợp Protein chậm; nhưng lại luôn đều đặn tạo ra các Protein mới và cũng là các loại Protein tốt nhất. Trong cuộc đua dinh dưỡng và sức khỏe, ổn định mới là thành tố quyết định chiến thắng.

1.3.7.  Bệnh tim/béo phì/đái tháo đường/các bệnh ung thư phổ biến đều có thể điểu chỉnh được bằng cách ăn uống.

1.3.8.  Phơi nắng hoặc bổ sung chế độ ăn uống để duy trì mức Vitamin D đầy đủ và bổ sung Vitamin B12 khi hoàn toàn các sản phẩm động vật.

2. Các nguyên lý dinh dưỡng theo “The China Study

Cũng chính tại nghiên cứu “The China Study” đã đúc kết ra 7 nguyên lý dinh dưỡng hay gọi là nguyên lý dinh dưỡng theo “The China Study”, như sau:

2.1. Dinh dưỡng toàn phần là tốt hơn dinh dưỡng từng phần.

2.2. Dinh dưỡng từ động vật có thể được thay thế bằng dinh dưỡng từ thực vật.

2.3. Các Vitamin bổ sung không phải là giải pháp hoàn hảo cho sức khỏe.

2.4. Gene là kết quả, dinh dưỡng là nguyên nhân, là môi trường.

2.5. Dinh dưỡng tốt có thể kiểm soát và trung hòa được các độc tố.

2.6. Dinh dưỡng có thể phòng ngừa được một số bệnh mãn tính thì cũng có thể chặn đứng và đảo ngược bệnh đó và ngược lại.

2.7. Một cho tất cả: một chế độ dinh dưỡng tốt cho một loại bệnh mãn tính thì cũng tốt cho toàn bộ cơ thể.

3. Cơ chế của thức ăn gây bệnh và thức ăn chữa bệnh và dùng thuốc tây

3.1. Nghiên cứu “The China Study” đã chỉ ra thức ăn gây bệnh và thức ăn chữa bệnh, như sau:

TT

THỨC ĂN GÂY BỆNH

THỨC ĂN CHỮA BỆNH

1.

Thức ăn tinh thần: Lo lắng, tiêu cực, stress, hay có cảm xúc tiêu cực

Tinh thần tích cực, vui vẻ, yêu thương để luôn có cảm xúc tích cực

2.

Ăn nhiều dầu, mỡ

Không ăn dầu, mỡ, không chiên, xào

3.

Ăn nhiều đạm động vật: Trứng, thịt, sữa các loại .v.v…

Ăn nhiều đạm thực vật: Các loại hạt lạc, đậu, đỗ, hạnh nhân, hạt điều.v.v..

4.

Ăn nhiều tinh bột nấu chín: Cơm, mỳ, phở, bún.v.v…

Ăn nhiều trái cây các loại: Cam , xoài, đu đủ, chuối, thanh long.v.v…

5.

Ăn nhiều thức ăn tinh chế: Đường, mắm, muối, tương đóng chai, đóng hộp

Ăn nhiều rau tươi, sống: Lá, củ, quả

6.

Ăn nhiều thức ăn nhanh: Gà rán, pizza

7.

Hút thuốc lá

Cai thuốc lá

8.

Uống nhiều rượu, bia, cà phê, chất kích thích

Uống nhiều trà thảo dược các loại

9.

Ít vận động, ít tắm nắng

Thể thao ít nhất 30 phút/ngày, tắm nắng buổi sáng 15phút

3.2. Cơ chế gây bệnh của thức ăn được tóm tắt như sau

Tinh thần căng thẳng, trầm cảm, lo âu, tiêu cực thì sẽ không có năng lượng để chống lại bệnh tật; lo âu làm tăng đường huyết, đường huyết càng tăng cao thì lại càng lo lắng; nên người bệnh bị lạc vào “mê hồn trận” tâm lý này. Vậy có tinh thần tốt thì sẽ phóng thích được nhiều năng lượng để phòng và chiến thắng bệnh.

Cơ thể chúng ta có bộ máy chuyển hóa, bộ máy sản xuất tế bào, cơ chế tự sửa chữa. Khi ăn thức ăn không đúng, gọi là thức ăn gây bệnh, lâu ngày những thức ăn này sẽ làm tổn thương bộ máy chuyển hóa, bộ máy sản xuất tế bào, cơ chế tự sửa chữa. Từ đó sẽ dẫn đến rối loạn bộ máy chuyển hóa đạm sẽ làm tăng axít uríc, gây bệnh gout, ung thư; rối loạn bộ máy chuyển hóa đường làm cho đường huyết cao; rối loạn bộ máy chuyển hóa chất béo dẫn đến mỡ máu cao, béo phì, xơ vữa động mạch.

Từ những rối loạn chuyển hóa trên sẽ tiếp tục dẫn đến nhiều hậu quả khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh động mạch vành.v.v…và các biến chứng của các căn bệnh này rất nặng nề khi tiến triển v.v…

Khi ăn thức ăn gây bệnh vào cơ thể sẽ làm tổn thương bộ máy chuyển hóa, tổn thương nhà máy sản xuất tế bào và cơ chế tự sửa chữa. Khi những bộ máy này bị tổn thương sẽ dẫn đến các bệnh mãn tính như đái tháo đường, gout, ung thư, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, béo phì, xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành.v.v…

Khi ăn thức ăn chữa bệnh vào cơ thể sẽ hình thành nên cơ chế tự sửa chữa bộ máy chuyển hóa, sửa chữa nhà máy sản xuất tế bào. Khi những bộ máy này hồi phục về bình thường thì người đó tự khỏi các bệnh trên như đái tháo đường, gout, mỡ máu cao, béo phì, xơ vữa động mạch.v.v…đặc biệt đối với người mắc bệnh động mạch vành khi áp dụng chế độ ăn này sẽ khỏi hẳn, không phải đặt Stent, không phải mổ bắc cầu động mạch vành, giảm dần và ngưng hẳn thuốc tây.

Vận động và tắm nắng: Vận động thường xuyên giúp cơ thể chuyển hóa, khi da tiếp xúc với nắng sẽ tổng hợp được Vitamin D, Vitamin D là thành phần quan trọng tạo nên hệ miễn dịch.v.v... Thiếu Vitamin D cơ thể sẽ bị suy yếu hệ miễn dịch, rối loạn chuyển hóa đường dẫn tới đái tháo đường.v.v…

3.3. Thuốc tây chỉ chữa triệu chứng, không thể chữa khỏi bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu

Cơ thể chúng ta có hàng tỷ tế bào, tế bào hoạt động được rất cần có năng lượng. Năng lượng sinh ra do chuyển hóa chất đường, chất đạm, chất béo; trong đó chất đường chiếm 80%. Cơ chế chuyển hóa các chất này có sự tham gia của não, gan, tụy, mạch máu, tế bào.v.v…Não là trung tâm chỉ huy và cảm nhận mức đường huyết, não người được lập trình ở mức đường huyết bình thường và an toàn là: đường huyết lúc đói 60-140mg/dl, đường huyết sau ăn 2h là 200-250mg/dl.

Khi đói đường huyết sẽ giảm thấp, nếu xuống mốc 60mg/dl, tế bào não liền bắt tín hiệu và lập tức truyền xuống tuyến tụy nói rằng “Đường huyết đang thấp đó tụy ơi”. Tuyến tụy lập tức phát ra lệnh cho tế bào Alpha tiết ra Glucagon vào máu; Glucagon ra lệnh gan mở kho đường dự trữ Glycogen; đồng thời gan sẽ chuyển hóa Glycogen thành Glucose đi vào máu để nuôi tế bào. Đây là lý do tại sao người bình thường khi đói không bị xỉu, người mắc ĐTĐ khi bị hạ đường huyết phải cấp cứu.

Ngược lại khi no, đường huyết tăng cao, tế bào não bắt tín hiệu này và lập tức phát tín hiệu xuống tuyến tụy nói rằng “Đường huyết trong máu đang cao đấy, tụy xử lý đi”. Tuyến tụy nhận được tín hiệu này lập tức lệnh cho tế bào Beta tiết ra Insulin vào máu. Insulin vào máu có vai trò là vận chuyển đường Glucose và mở cửa tế bào để Glucose đi vào trong tế bào; giúp tế bào có nguyên liệu để tạo năng lượng. Kết quả là đường huyết được duy trì ở mức an toàn là dưới 250mg/dl.

Khi chỉ dùng thuốc tây hạ đường huyết, hạ huyết áp, hạ mỡ máu; các thuốc này sẽ phá hủy cơ chế chuyển hóa tự nhiên của cơ thể, làm rối loạn bộ máy chuyển hóa, người bệnh phải lệ thuộc vào thuốc suốt đời. Nếu dùng thức ăn chữa bệnh và luyện tập sẽ giúp người bệnh dần bỏ được thuốc tây và khỏi bệnh tự nhiên; tức là thức ăn giúp cho cơ thể tự điều chỉnh kiểm soát bệnh một cách tự nhiên. Phương pháp điều trị mới này đang thực hiện rất hiệu quả tại Phòng khám Chân Như của Bs. Hoàng Hiệp (địa chỉ: 103 Lê Quyên, Phường 05, Quận 08, TP. HCM).

Nguyên nhân gây rối loạn bộ máy chuyển hóa cơ thể chính là thức ăn gây bệnh và chữa lành tự nhiên bộ máy chuyển hóa của cơ thể chính là thức ăn chữa bệnh.

Bs. Nguyễn Thái Hồng, PGĐ Trung tâm

kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn

Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 436
  • Trong tuần: 8 499
  • Tất cả: 1180048
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập