Nguy cơ Đột quỵ ở người bệnh Đái tháo đường

Theo thống kê Tổ chức Y tế thế giới, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) chiếm tỉ lệ tới 60 - 70% các bệnh về nội tiết nói chung, gây nhiều biến chứng.  Tại Việt Nam, người mắc bệnh ĐTĐ có tỉ lệ ngày càng tăng và có tới 50% người mắc ĐTĐ không biết mình bị bệnh. Ngoài ra, một số người mắc ĐTĐ còn có nguyên nhân là do các bệnh nội tiết khác, hoặc do thuốc và hóa chất. Tại Bắc Kạn, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hiện có 3.113 người mắc ĐTĐ, chủ yếu ở độ tuổi từ 40 - 69 tuổi. 

anh tin bai

Bác sỹ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tư vấn cho người dân xã Cao Tân huyện Pác Nặm tại điểm khám sàng lọc

Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh đái tháo đường là rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết. Các triệu chứng của đường huyết cao bao gồm: Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân. Bệnh ĐTĐ nếu không được chữa trị có thể gây ra nhiều biến chứng. Trong đó các biến chứng cấp tính như: Hạ đường huyết, hôn mê nhiễm toan ceton, thậm chí tử vong. Biến chứng mạn tính bao gồm: bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận mạn tính, loét chân, bệnh lý võng mạc.  

Biến chứng ở người bị ĐTĐ thường gặp là: Tê liệt tay, chân, nửa người hoặc toàn thân; Méo miệng; Mất trí, trí nhớ kém và mất khả năng tự chăm sóc bản thân.

Theo Chuyên gia Y tế, có đến 90% bệnh nhân đột quỵ sống sót mắc các di chứng về vận động, liệt nửa người, suy giảm trí nhớ... Do đó, cần chú trọng phòng ngừa đột quỵ từ sớm bằng cách: Kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Người bệnh cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám toàn diện, điều trị tích cực và cải thiện các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, thừa cân, béo phì…

Để giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết, phòng ngừa đột quỵ ở người bệnh ĐTĐ, bác sĩ khuyên người bệnh nên tạo cho mình các thói quen như:

Uống nhiều nước trong mùa hè: Tình trạng thiếu nước hoặc mất nước có thể làm tăng lượng đường huyết trong máu, khiến bệnh tình nặng lên. Người bệnh ĐTĐ hệ miễn dịch kém, do vậy ăn uống đồ lạnh có thể dẫn tới cảm lạnh hoặc đau họng;

Kiểm tra đường huyết thường xuyên để nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình; Thường xuyên rèn luyện sức khỏe nhằm tăng cường sức đề kháng và hạn chế bệnh tật;

Kiểm soát chế độ ăn: Hạn chế ăn tinh bột, chất béo và tăng cường ăn rau, củ, quả sẽ giúp cho người bệnh duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định. Duy trì mức độ đường trong máu là việc làm cần thiết và ưu tiên số 1 đối với người bệnh ĐTĐ. Cần đảm bảo ổn định lượng đường trong máu để kiểm soát bệnh và ngăn chặn bệnh phát triển. Có nhiều cách để người bệnh duy trì lượng đường trong máu như tiêm Insulin, cần đảm bảo việc tiêm Insulin đúng liều lượng, kỹ thuật và loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ; Bên cạnh đó áp dụng một số mẹo hay trong dân gian chữa bệnh ĐTĐ như uống nước ép khổ qua (mướp đắng), nước lá xoài non,… thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và lối sống khoa học.

Để phòng bệnh Đái tháo đường, mỗi người cần chủ động thay đổi lối sống: Xây dựng kế hoạch làm việc khoa học, tránh mất ngủ, căng thẳng, stress; Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý (hạn chế chất béo, ngọt, đường, bột, thức ăn nhiều mắm muối; ăn nhiều rau, củ, trái cây), vận động thường xuyên (đi bộ, chạy bộ, đạp xe… 30 - 60 phút mỗi ngày, 4 - 5 lần/tuần); hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá..../.

Thu Hằng

Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 229
  • Trong tuần: 10 367
  • Tất cả: 1166382
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập