NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý KHI KHÁM, TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ, PHÒNG BỆNH CHO BỆNH NHÂN TẠI CÁC CƠ SỞ METHADONE
Mục đích của điều trị điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằngthuốc Methadone (gọi tắt là cơ sở điều trị Methadone) là can thiệp giảm tác hại đối với các bệnh truyền nhiễm do nghiện chích ma túy gây ra. Bệnh nhân tại các cơ sở điều trị Methadone là những bệnh nhân đặc biệt, họ thường mắc các bệnh truyền nhiễm do tiêm chích ma túy như HIV, viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV). Ngoài ra họ hay có các hành vi nguy cơ cao cho sức khỏe như nghiện rượu, nghiện thuốc lá.v.v... Vì vậy ngoài việc tư vấn, điều trị thật tốt theo Quyết định số 3140/2010/QĐ-BYT về điều trị thaythế nghiện CDTP bằng thuốc Methadone thì cần phải khám, tư vấn điều trị thậttốt các bệnh truyền nhiễmtrên. Vì vậy trách nhiệm của các cơ sở điềutrị Methadone là rất nặng nề, cần phải tư vấn chẩn đoán, điều trị, phòng các bệnh trên cho bệnh nhân và phòng cho cả gia đình bệnh nhân, từ đó để ngăn chặn bệnh lây lan ra cộng đồng.

Mục đích của điều trị điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc Methadone (gọi tắt là cơ sở điều trị Methadone) là can thiệp giảm tác hại đối với các bệnh truyền nhiễm do nghiện chích ma túy gây ra. Bệnh nhân tại các cơ sở điều trị Methadone là những bệnh nhân đặc biệt, họ thường mắc các bệnh truyền nhiễm do tiêm chích ma túy như HIV, viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV). Ngoài ra họ hay có các hành vi nguy cơ cao cho sức khỏe như nghiện rượu, nghiện thuốc lá.v.v... Vì vậy ngoài việc tư vấn, điều trị thật tốt theo Quyết định số 3140/2010/QĐ-BYT về điều trị thay thế nghiện CDTP bằng thuốc Methadone thì cần phải khám, tư vấn điều trị thật tốt các bệnh truyền nhiễm trên. Vì vậy trách nhiệm của các cơ sở điều trị Methadone là rất nặng nề, cần phải tư vấn chẩn đoán, điều trị, phòng các bệnh trên cho bệnh nhân và phòng cho cả gia đình bệnh nhân, từ đó để ngăn chặn bệnh lây lan ra cộng đồng.


Khám bệnh định kỳ cho bệnh nhân tại cơ sở điều trị Methadone, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bắc Kạn

1.   Khi tiếp nhận bệnh nhân mới vào cơ sở cơ sở điều trị Methadone

Cần lưu ý khám như sau:

Khám lâm sàng: Khám toàn diện các chuyên khoa để phát hiện các bệnh lý kèm theo của các nhiễm trùng cơ hội nếu nhiễm HIV; các triệu chứng, biến chứng nếu nhiễm HBV/HCV, nhất là viêm gan cấp/mãn/xơ gan.v.v…

Xét nghiệm: Xét nghiệm test nhanh chẩn đoán nhiễm HIV/HBV/HCV; xét nghiệm công thức máu để xem có thiếu máu không? đặc biệt lưu ý tiểu cầu vì khi nhiễm vi rút HBV/HCV mãn tính có suy giảm chức năng gan, tiểu cầu thường giảm. Xét nghiệm sinh hóa máu để xem có tăng men gan (ALT/AST) không? nếu bệnh nhân nào nghiện rượu thì làm thêm men gan GGT? Trường hợp cả 3 men gan này đều tăng, chứng tỏ bệnh nhân vừa uống nhiều rượu, bia/nghiện rượu, bia và vừa nhiễm vi rút HBV/HCV cấp/mãn tính. Trường hợp nếu chỉ men GGT tăng là do nghiện rượu, bia hoặc nếu chỉ ALT/AST tăng là chỉ do nhiễm vi rút HBV/HCV cấp/mãn tính (các nhận xét trên sau khi đã loại trừ nguyên nhân gây tăng men gan khác ngoài do rượu, bia và nhiễm HBV/HCV).

Trường hợp nghi ngờ xơ gan/ung thư gan thì chuyển gửi làm siêu âm/chụp CT gan, làm marker AFP. Ngoài ra có thể chỉ định hoặc chuyển gửi làm thêm các xét nghiệm khác tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân.

Hỏi tiền sử: Nên hỏi tiền sử có sử dụng chung dụng cụ tiêm chích không? có nghiện rượu, bia không? gia đình có ai bị nhiễm HIV/HBV/HCV; hoặc hỏi bệnh nhân có mắc bệnh lao, tâm thần, bệnh nội khoa/da liễu gì khác phải đã phải vào viện điều trị chưa?v.v...

2.   Khi bệnh nhân trong quá điều trị Methadone

Đối với bệnh nhân nhiễm HIV: Thì chuyển gửi làm thêm 02 kỹ thuật test nhanh HIV khác để khẳng định nhiễm HIV; nếu khẳng định HIV (+) thì song song với uống Methadone thì chuyển gửi sang cơ sở điều trị ARV luôn. Đồng thời theo dõi sát hội chứng cai, vì các thuốc ARV làm giảm nồng độ Methadone, nên phải xem xét tăng liều Methadone.

Đối với bệnh nhân nhiễm HBV: Cần chuyển gửi làm các xét nghiệm khẳng định nhiễm HBV mãn tính theo Quyết định 3310/2019/QĐ-BYT về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B, cụ thể như sau:

HBsAg và/ hoặc HBV- DNA dương tính ≥ 6 tháng

Hoặc HBsAg dương tính và Anti-HBc IgM âm tính.

Nếu bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm HBV mãn tính thì chuyển gửi bệnh nhân đến cơ sở y tế đủ điều kiện quản lý, điều trị HBV để khám, cấp thuốc định kỳ 3-6 tháng/lần.

Đối với bệnh nhân nhiễm HCV: Cần  chuyển gửi làm các xét nghiệm khẳng định nhiễm HCV mãn tính theo Quyết định 5012/2016/QĐ-BYT về Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C, cụ thể như sau:

Thời gian nhiễm HCV > 6 tháng.

Có hoặc không có biểu hiện lâm sàng.

Anti-HCV dương tính và HCV- RNA dương tính.

Không có/hoặc có xơ hóa gan, gan.

Nếu bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm HCV mãn tính thì chuyển gửi bệnh nhân đến cơ sở y tế đủ điều kiện quản lý, điều trị HCV để khám, cấp thuốc điều trị (hiện nay tỷ lệ bệnh nhân điều trị khỏi HCV mãn tính trên 90%, nếu không nghiện rượu tỷ lệ khỏi lên đến 99%).

Việc xác định nhiễm HBV/HCV cấp/mãn tính có ý nghĩa rất quan trọng cho bệnh nhân để được Bảo hiểm y tế thanh toán tiền khám, xét nghiệm, thuốc (đối với HBV được Bảo hiểm y tế thanh toán 100%; đối với HCV mãn hiện nay thì chỉ còn tiền thuốc, Bảo hiểm y tế mới thanh toán 50% theo Thông tư 30/2018/TT-BYT).

Đối với bệnh nhân nghiện rượu, bia, thuốc lá: Tư vấn cai nghiện rượu, bia, đặc biệt nếu bệnh nhân nhiễm HBV/HCV mà nghiện rượu, bia thì tiên lượng nặng hơn, có nguy cơ cao dẫn đến xơ gan/ung thư gan; bởi vì tế bào của lá gan bệnh nhân bị 2 tác nhân gây viêm và hủy hoại là HBV/HCV và rượu, bia. Vì vậy cần tư vấn thêm cho cả người nhà cùng phối hợp điều trị.

Tư vấn cho bệnh nhân cai nghiện thuốc lá vì thuốc lá có nguy cơ cao gây ung thư và bệnh lý tim mạch, nhất là trên bệnh nhân nhiễm HIV/HBV/HCV.

Tư vấn cho bệnh nhân/gia đình bệnh nhân nhiễm HIV/HBV/HCV: Tư vấn cho gia đình vợ con, bạn tình cùng xét nghiệm HIV/HBV/HCV; nếu vợ con, bạn tình không nhiễm HBV thì tư vấn tiêm vắc xin phòng viêm gan B (3 mũi: 0-1-6). Nếu vợ con, bạn tình nhiễm một trong 3 bệnh trên thì tư vấn làm các xét nghiệm chẩn đoán tiếp theo.v.v.. Tư vấn cho bệnh nhân/gia đình bệnh nhân phòng nhiễm HIV/HBV/HCV lây truyền qua đường máu, tình dục, mẹ sang con. Đặc biệt lưu ý phòng lây qua đường máu là nếu sử dụng nhầm bàn chải đánh răng của người nhiễm HIV/HBV/HCV thì sẽ có nguy cơ cao lây sang người lành.

Tư vấn chế độ ăn uống luyện tập: Bệnh nhân không được uống rượu, bia, cần phải uống từ 2-3lít nước/ngày, ăn nhiều rau quả chín để phòng chống tác dụng không mong muốn của Methadone là ra nhiều mồ hôi và táo bón. Đối với bệnh nhân nhiễm HBV/HCV cần tích cực thực hiện các biện pháp bảo vệ lá gan là:

Không tự mua các thuốc có hại cho lá gan như Paracetamol.

Tiêm vắc xin phòng cúm để khỏi mắc cúm nên khỏi phải dùng các thuốc hại gan có thành phần Paracetamol.

Không dùng thực phẩm nghi ngờ nhiễm nấm mốc vì nấm mốc gây ung thư gan.

Đảm bảo sử dụng rau, củ quả không nhiễm hóa chất bằng cách rửa nhiều lần dưới vòi nước để rửa trôi hóa chất.

Không ăn đêm vì làm cho lá gan làm việc vất vả, dễ bị suy.

Tích cực tập luyện thể dục, thể thao.


Bệnh nhân chơi môn bóng bàn hàng ngày tại cơ sở điều trị Methadone, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bắc Kạn

Tư vấn hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân: Ngoài việc tư vấn cho bệnh nhân về tuân thủ điều trị Methadone thì cần tư vấn hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân thấy rằng điều trị bằng thuốc Methadone là tuân thủ Pháp Luật về phòng chống ma túy và Luật khám chữa bệnh. Nghiện ma túy là bệnh mãn tính, phải uống thuốc Methadone hàng ngày đến suốt đời như những bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường. Methadone là loại “ma túy” hợp pháp, rất an toàn, không gây nghiện.

Với các công việc trên, nếu bệnh nhân, gia đình phối hợp tốt với cơ sở điều trị Methadone thì kể cả bệnh bệnh nhân nhiễm HIV hay đồng nhiễm cả HBV/HCV mà tuân thủ điều trị thì sức khỏe họ sẽ hồi phục bình thường. Đây là điểm mẫu chốt giúp bệnh nhân tự xóa đi tất cả các mặc cảm trước đây, để hòa nhập với gia đình, cộng đồng và có đóng góp cho xã hội.

Điều trị Methadone là điều trị lâu dài, bên cạnh đó, cơ sở điều trị Methadone cần tư vấn điều trị/chuyển gửi, liên kết thật tốt với các cơ sở điều trị HIV/HBV/HCV.v.v... Từ đó bệnh nhân sẽ sẵn sàng giới thiệu những người nghiện ma túy khác còn chưa đến với cơ sở điều trị để uống thuốc Methadone để làm giảm nhanh số người nghiện ma túy và không làm giảm phát sinh người nghiện ma túy mới.  

Cơ sở điều trị Methadone cần có kế hoạch xuống với cộng đồng, phối hợp với chính quyền địa phương tại các xã, phường, thị trấn có nhiều ngườinghiện ma túy nhưng chưa áp dụng hình thức cai nghiện nào, để tổ chức các buổi tư vấn, nói chuyện về lợi ích của điều trị Methadone.v.v…

Vì vậy, nếu các cơ sở điều trị Methadone làm tốt các công việc trên sẽ là một “pháo đài” quan trọng để phòng chống ma túy và các bệnh truyền nhiễm HIV/HBV/HCV cho gia đình và cộng đồng. Đây là một vấn đề sức khỏe ưu tiên quan trọng của y tế công cộng để tiến tới loại trừ các bệnh truyền nhiễm nguyhiểm HIV/HBV/HCV ra khỏi đời sống cộng đồng.

                                                                                                                                           Bs.Nguyễn Thái Hồng

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn


Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 117
  • Trong tuần: 10 195
  • Tất cả: 1167476
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập