image banner
KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ, MỘT XU HƯỚNG MỚI CỦA CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người,có sức khỏe tốt thì tinh thần mới minh mẫn và làm việc hiệu quả. Để đánh giá được sức khỏe cần phải đi khám khám sức khỏe định kỳ (KSKĐK). KSKĐK được các chuyên gia y tế đánh giá là một việc làm khoa học, có trách nhiệm với sức khỏe và tính mạng mỗi người. Trên thế giới hiện nay, KSKĐK đang là một xu hướng mới của việc đầu tư chăm sóc sức khỏe.

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người,có sức khỏe tốt thì tinh thần mới minh mẫn và làm việc hiệu quả. Để đánh giá được sức khỏe cần phải đi khám khám sức khỏe định kỳ (KSKĐK). KSKĐK được các chuyên gia y tế đánh giá là một việc làm khoa học, có trách nhiệm với sức khỏe và tính mạng mỗi người. Trên thế giới hiện nay, KSKĐK đang là một xu hướng mới của việc đầu tư chăm sóc sức khỏe.

Tầm quan trọng của KSKĐK

Tuy nhiên, tại Việt Nam cho đến nay, vì chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc KSKĐK, cũng như tâm lý lo ngại bệnh, nên phần lớn người dân khi có triệu chứng rõ ràng của bệnh, không thể chịu được nữa thì mới đến cơ sở khám chữa bệnh. Vì vậy nhiều người khi phát hiện bệnh thì đã ở thời kỳ cuối hoặc đã có biến chứng phức tạp, khó chữa, chữa mất rất nhiều thời gian, tốn kém tiền bạc. Hoặc nếu chữa khỏi thì di chứng của bệnh rất nặng nề, không thể khắc phục được, phải chịu tàn phế suốt đời.

Thực tế hiện nay rất nhiều người thấy mình không có dấu hiệu gì của bệnh, thấy mình vẫn đang khỏe mạnh, nên không đi KSKĐK. Khi được khuyên đi KSKĐK hay đi kiểm tra sức khỏe thì thường được trả lời là “Tôi có làm sao đâu mà đi khám, khám có được thuốc gì đâu?...”. Nhiều người chỉ tình cờ do bị tai nạn, vào viện làm xét nghiệm mới biết mình bị nhiễm HIV hay viêm gan B; hoặc bị bệnh đột ngột như tai biến mạch máu não mới biết mình bị tăng huyết áp và xét nghiệm mới biết mình mắc thêm cả bệnh đái tháo đường. Hoặc khi cơ quan tổ chức KSKĐK thì mới phát hiện ra mình bị sỏi thận,trĩ .v.v.. Một thực tế nữa là nhiều người, kể cả cán bộ lãnh đạo, đang làm việc bình thường, tự cảm thấy mình vẫn khỏe mạnh, nên 2 năm gần đây không KSKĐK; tự nhiên bị liệt nữa người, nói ngọng , khi vào khoa hồi sức cấp cứu mới biết mình bị xuất huyết não do tăng huyết áp. Lúc đó là muộn, không thể làm gì được nữa,sự nghiệp cũng chấm dứt từ đây.

Không ai có thể khẳng định mình là không mắc bệnh gì, nếu không đi KSKĐK, bởi vì mỗi bệnh có một triệu chứng và diễn biến khác nhau. Nhiều bệnh diễn biến thầm lặng hàng chục năm như đái tháo đường, khi biểu hiện bệnh đái tháo đường thì đã là các biến chứng nặng nề như:loét bàn chân, suy thận, suy tim, mờ mắt, v.v...

Do vậy, dù cảm thấy cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh thì mọi người vẫn nên đi KSKĐK; mục đích duy nhất là để phòng và phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời. KSKĐ để phát hiện các bệnh ở giai đầu mà chủ quan của chúng ta khi khỏe không thể biết được, đó là các bệnh hay gặp như: viêm gan vi rút, thiếu máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, sỏi thận, viêm đại tràng,trĩ, ung thư giai đoạn đầu, bệnh răng miệng, cận thị,v.v…

Mục đích của KSKĐK là giúp phát hiện sớm những bệnh lý còn tiềm ẩn, các rối loạn về sức khỏe trước khi chúng bắt đầu hoặc ở giai đoạn rất sớm của bệnh. Ngoài ra, KSKĐK còn giúp kiểm soát một số bệnh lý có nguy cơ cao theo nhóm tuổi. Thông qua KSKĐK, các bác sĩ còn tư vấn về các phương pháp bảo vệ sức khỏe như thay đổi chế độ ăn uống; thói quen sinh hoạt, làm việc; thay môi trường sống; luyện tập thể dục,v.v…cách theo dõi,phương pháp điều trị đối với từng trường hợp mắc bệnh cụ thể.

KSKĐK còn giúp cho cơ quan, doanh nghiệp chủ động phân loại được sức khỏe người lao động để bố trí công việc cho hợp lý,nhất là những cán bộ lãnh đạo, cán bộ trong diện qui hoạch để bổ nhiệm. Những cán bộ này rất cần phải được KSKĐK và phải được thông báo kết quả khám cho tổ chức biết. Nếu không KSKĐK, khi khám phát hiện ra bệnh, nhất là những bệnh đang tiến triển ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà không đảm nhiệm công việc hiện tại hoặc khi được bổ nhiệm thì cũng không đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ.

Trong khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ thường có: khám tổng quát, đo huyết áp, chỉ số BIM để xem có béo phì không? khám chuyên khoa: nội, ngoại tổng quát, mắt, tai - mũi -họng, răng - hàm - mặt, sản phụ khoa; xét nghiệm huyết học để xác định tình trạng thiếu máu qua số lượng các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, hàm lượng huyết sắc tố. Xét nghiệm sinh hóa máu để biết lượng đường máu, mỡ máu, chức năng gan, thận, nước tiểu,v.v… Thông thường,để đánh giá sức khỏe tổng quát, chỉ cần làm các xét nghiệm thường quy là đủ.Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể hoặc khi bạn có nhu cầu kiểm tra thêm mà các bác sĩ chuyên khoa sâu để thăm khám, tư vấn cho bạn thực hiện những kỹ thuật thăm do chức năng, xét nghiệm cần thiết như: nội soi, điện tim, siêu âm tim, v.v... giúp phát hiện những bệnh lý trong nội tạng; đo mật độ xương để phát hiện loãng xương sớm; phết tế bào âm đạo, soi cổ tử cung để chẩn đoán ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm máu phát hiện viêm gan vi rút A, B và C; siêu âm vú giúp phát hiện sớm ung thư vú ở nữ giới và các xét nghiệm chuyên sâu khác, v.v. Ở mỗi lứa tuổi, mỗi giới tính, mỗi nghề nghiệp. Ví dụ với bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp thì phải đo chức năng hô hấp, chụp X quang phổi.

Một số điểm cần lưu ý về KSKĐK

Trước khi đi khám, nên nhịn đói và uống nước lọc để xét nghiệm máu chính xác; mặc áo có ống tay áo rộng để dễ đo huyết áp; tránh lo âu, căng thẳng sẽ làm huyết áp tăng, v.v. và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ sau khi nhận được kết quả khám. Khi đi KSKĐK nhớ mang theo sổ khám bệnh, kể đầy đủ tiền sử bệnh tật cho các bác sỹ.

KSKĐK có thể khác nhau về khoảng thời gian, cách thăm khám; các xét nghiệm cần làm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, tiền sử bệnh tật của bản thân; nhu cầu riêng cần khám các chuyên khoa hoặc khám chuyên khoa sâu, v.v… về thời gian KSKĐK, tốt nhất là nên đi khám mỗi năm một lần. Đối với những người làm việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường độc hại, những người cao tuổi,nên đi KSKĐK ít nhất 6 tháng một lần để kiểm tra tình hình sức khỏe.

Trách nhiệm của cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở y tế tham gia KSKĐK và người lao động

 Theo điều 102 của Bộ Luật lao động đã chỉ rõ “Người lao động phải được khám sức khoẻ khi tuyển dụng và khám sức khoẻ định kỳ theo chế độ quy định. Chi phí khám sức khoẻ cho người lao động do người sử dụng lao động chịu”.

Do vậy mỗi cơ quan, doanh nghiệp hàng năm cần có kế hoạch KSKĐK,bố trí thời gian, kinh phí, yêu cầu tất cả cán bộ đều phải đi KSKĐK. Đối với các cơ sở y tế được phép KSKĐK cần thực hiện tốt các qui định của Bộ Y tế về khám sức khỏe, đầu tư về trang thiết bị, con người, cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng KSKĐK. Đối với người lao động cần phải coi KSKĐK là trách nhiệm đối với chính mình, với cơ quan, doanh nghiệp và với chính gia đình của mình.

Sức khỏe là tài sản quí nhất của cơ quan, doanh nghiệp, gia đình,đầu tư cho sức khỏe, trong đó đầu tư cho KSKĐK đang và sẽ là một xu hướng mới của chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo hướng dự phòng chủ động tích cực.

BS. Nguyễn Thái Hồng


Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Bác sỹ Lộc Văn Huân- Tấm gương điển hình về Y đức
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 713
  • Trong tuần: 5 934
  • Tất cả: 1826282
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập