image banner
Khám sức khỏe định kỳ và sàng lọc ung thư
Khám sức khỏe định kỳ là định kỳ 1- 2 lần/năm khám để đánh giá tình trạng sức khỏe của mình, để biết được mình đang mắc bệnh gì hoặc đang có nguy cơ mắc bệnh gì. Từ đó sẽ được các bác sỹ tư vấn, nếu phát hiện mắc một bệnh rõ ràng nào đó thì sẽ được tư vấn điều trị tại chỗ hoặc giới thiệu đến y tế tuyến trên để điều trị. 

Khám sức khỏe định kỳ là định kỳ 1- 2 lần/năm khám để đánh giá tình trạng sức khỏe của mình, để biết được mình đang mắc bệnh gì hoặc đang có nguy cơ mắc bệnh gì. Từ đó sẽ được các bác sỹ tư vấn, nếu phát hiện mắc một bệnh rõ ràng nào đó thì sẽ được tư vấn điều trị tại chỗ hoặc giới thiệu đến y tế tuyến trên để điều trị. Nếu phát hiện dấu hiệu hoặc yếu tố nguy cơ của bệnh thì sẽ được tư vấn để loại bỏ yếu tố nguy cơ, được tư vấn làm thêm luôn tại chỗ các xét nghiệm/thăm dò chức năng khác hoặc giới thiệu lên tuyến trên khám, xét nghiệm/thăm dò chức năng.v.v… Như vậy khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng, ngoài phát hiện một số bệnh đơn giản như đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm gan vi rút, rối loạn chuyển hóa mỡ máu.v.v…còn là tiền đề để sàng lọc và chẩn đoán sớm ung thư.


Xét nghiệm máu bằng kỹ thuật ELISA để định lượng các dấu ấn ung thư 

 tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bắc Kạn

Khám sàng lọc ung thư (hay tầm soát ung thư) là các nội dung khám gồm: xét nghiệm (máu, mô, dịch), chẩn đoàn hình ảnh, thăm dò chức năng, sinh thiết/giải phẫu bệnh để có thể phát hiện sớm ung thư. Vậy ai là người phải sàng lọc ung thư và khi nào thì đi khám sàng lọc ung thư thì đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có chiến lược rõ ràng, nên dễ bị lạm dụng. Lạm dụng sàng lọc ung thư sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh, vừa tốn kém, vừa gây lo lắng và mệt mỏi không đáng có. Vì thế, không phải ai và lúc nào cũng cần phải sàng lọc ung thư.

Sàng lọc ung thư khác chẩn đoán sớm ung thư mà nhiều người hay nhầm lẫn; Sàng lọc ung thư để phát hiện sớm ung thư, được thực hiện trên những người bình thường, hoàn toàn không triệu chứng, nhưng phải có yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư. Chẩn đoán sớm ung thư là ở người mới có triệu chứng lâm sàng do người bệnh tự biết hoặc bác sỹ khám phát hiện ra. Không có xét nghiệm máu, phương tiện hình ảnh/thăm dò chức năng nào có khả năng chẩn đoán "hàng loạt" ung thư như nhiều người đang tưởng. Dẫu biết rằng  sàng lọc/phát hiện sớm ung thư là chìa khóa thành công trong điều trị ung thư. Nhưng mỗi đối tượng cần sàng lọc ung thư sẽ khác nhau, nên cần phải ưu tiên sàng lọc các bệnh có thể dễ sàng lọc nhất, ở lứa tuổi có nguy cơ cao mắc ung thư nhất.

Ví dụ: Ở phụ nữ trên 40 tuổi nên khám sàng lọc ung thư vú, phụ nữ trên 30 tuổi sau quan hệ tình dục nên khám sàng lọc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên ở phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư vú như: có tiền sử gia đình ung thư vú, ung thư buồng trứng, có đột biến gen BRCA(Breast cancer gene) gây ung thư vú thì nên đi khám sàng lọc phát hiện ung thư vú ở lứa tuổi sớm hơn.

Ở tuổi từ 50, nên sàng lọc ung thư đại trực tràng,  ung thư phổi, tuyến tiền liệt, gan. Người nhiễm vi rút viêm gan B, C hoặc trong gia đình có người đang bị hoặc đã tử vong vì xơ gan, ung thư gan thì nên đi khám sàng lọc ung thư gan.

Còn đối với tất cả những người khác khi có các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư, nên đến các cơ sở chuyên khoa để được khám và chẩn đoán sớm.

Không phải bệnh ung thư nào cũng sàng lọc được, ví dụ như ung thư não, phương pháp chẩn đoán duy nhất là chụp cắt lớp vi tính (CT), nhưng nếu phát hiện được sớm vẫn không làm thay đổi tiên lượng, nên việc sàng lọc không có giá trị. Sàng lọc ung thư phổi chỉ nên dùng cho đối tượng nguy cơ, tuổi từ 55-80 có hút thuốc lá nhiều năm. Phương pháp được chọn là CT phổi liều thấp định kỳ hàng năm; vậy người bình thường không hút thuốc, không nên sàng lọc bằng CT. Sự nguy hại về sức khỏe là chụp CT mà ít ai biết là người được chụp phải chịu một liều chiếu xạ lên đến 15-20 msV, bằng 200 lần chụp XQ phổi bình thường.

Dấu ấn ung thư hay còn gọi là chất chỉ điểm khối u trong máu, là chất được tạo ra bởi tế bào ung thư hoặc bởi tế bào bình thường đáp ứng với sự hiện diện của ung thư hoặc các bệnh lý khác. Dấu ấn ung thư còn được sử dụng để theo dõi điều trị và tiên lượng tình hình bệnh nhân. Xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư là một xét nghiệm cần thiết, nhưng không được tuyệt đối để chẩn đoán ung thư vì có hiện tượng âm tính giả, tức là người bệnh thực sự có ung thư, thậm chí ở giai đoạn muộn, nhưng chất chỉ điểm khối u không tăng. Ngược lại có những trường hợp  dương tính giả, nghĩa là bệnh nhân không bị ung thư nhưng chất chỉ điểm khối u lại tăng; nguyên nhân do viêm nhiễm hoặc các bệnh lý lành tính, chứ không phải là ung thư. Do vậy để kết luận ung thư, ngoài xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư, cần phải tiến hành làm thêm các phương pháp khác như chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, sinh thiết/giải phẫu bệnh và làm các xét nghiệm khác.v.v...



Xét nghiệm máu bằng kỹ thuật sinh học phân tử để định lượng các virut gây ung thư: HBV, HCV, HPV tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn

Hướng đi mới hiện nay làm thay đổi toàn bộ bức tranh sàng lọc ung thư, ngoài các xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư, chẩn đoán hình ảnh/thăm dò chức năng, sinh thiết/giải phẫu bệnh là việc ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để tìm tế bào ung thư trong máu mà tác nhân gây ung thư là vi khuẩn, vi rút. Các xét nghiệm này khẳng định được sự tồn tại của tế bào ung thư từ rất sớm mà phương pháp sinh thiết/giải phẫu bệnh chưa thể phát hiện được. Mặt khác xét nghiệm sinh học phân tử ngoài định danh, định type vi khuẩn, vi rút gây ung thư mà còn đánh giá được kết quả điều trị ung thư.

Ví dụ: Tại Học viện quân y hiện nay đang triển khai kỹ thuật chẩn đoán sớm tác nhân vi rút gây ung thư vòm họng (virút EBV) bằng kỹ thuật sinh học phân tử DNA-EBV. Nếu như chẩn đoán ung thư vòm họng hiện nay bằng nội soi tai mũi họng và sinh thiết/giải phẫu bệnh, kể cả làm CT vẫn chưa thể phát hiện ung thư vòm, trong khi đó phương pháp DNA- EBV đã phát hiện được tư khi người bệnh chưa hề có triệu chứng lâm sàng, nên được chỉ định điều trị sớm rất có hiệu quả.

Dưới đây là 10 các triệu chứng phát hiện sớm ung thư mà ai cũng phải cần đi khám phát hiện để chẩn đoán sớm:

1. Tiết dịch, máu bất thường (ung thưvú, ung thư cổ tử cung)

2. Đau đầu, ù tai,ngạtmũi một bên, chảy nước mũi có máu (ungthư vòm)

3. Nói khó, nuốt vướng (ung thư thanh quản thực quản)

4. Đau bụng, đầy bụng sau khi ăn, nôn ra máu hoặc có máu trong phân (ung thư dạ dày)

5. Nổi hạch bất thường (ung thư hạch)

6. Thay đổi tính chất nốt ruồi hoặc có vùng da bất thường (ung thư hắc tố hoặc ung thư da)

7. Rối loạn tiêu hóa kéo dài, thay đổi trong việc đi đại tiểu hàng ngày, nhất là đại tiện hoặc tiểu tiện ra máu (ung thư đường tiêu hóa và ung thư tiết niệu)

8. Sờ thấy cộm trong vú, tiết dịch ở núm vú không phải sữa (ung thư vú)

9. Ho kéo dài, ho ra máu, đau ngực, khó thở (ung thư phổi) 

10.Sụt cân không rõ lý do.

Như vậy việc phát hiện sớm các triệu chứng trên là đơn giản, nghĩa là người bệnh tự biết được, nhưng vấn đề là người bệnh đó có quyết tâm đi khám không mới là quan trọng. Khám phát hiện sớm ung thư là cần thiết nhưng chưa đủ, vì đấy đã là dự phòng cấp 1 rồi; giải pháp quan trọng nhất vẫn là dự phòng cấp 0, để không mắc ung thư.

Dự phòng cấp 0 là cách phòng bệnh tốt nhất, đó là:  Tích cực đi khám sức khỏe định kỳ, không hút thuốc lá, hạn chế bia, rượu và đồ uống có cồn, duy trì cân nặng hợp lý, thường xuyên rèn thể dục, thể thao. Xây dựng chế độ ăn giàu rau quả/chấtxơ, protein, hạn chế thịt đỏ, hạn chế ăn đồ chiên nướng, uống nhiều nước.v.v...Chế độ ăn uống luyện tập như trên không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung, mà còn giúp ngăn ngừa ung thư. Tiêm vắc xin HPV phòng ung thư cổ tử cung, vắc xin viêm gan B phòng ung thư gan cũng đang là các biện pháp hữu hiệu hiện nay.

Giải pháp ở đâu? Giải pháp là ở chính mình, phải tự biết mình, biết cân nặng của mình, biết mỗi ngày ăn bao nhiêu cơm, ngủ bao nhiêu giờ, đêm đi tiểu mấy lần v.v.... Bất cứ sự thay đổi nào của cơ thể đều có thể là dấu hiệu sớm của ung thư. Hãy nhớ một nguyên tắc luôn luôn đúng “Chính bạn là người phát hiện sớm và tự cứu mình, chứ chưa phải là bác sĩ”. Đừng tự biện hộ cho các thay đổi này mà bỏ qua việc đi khám sức khỏe định kỳ, cơ hội để được chẩn đoán ung thư sớm.  Khám sức khỏe định kỳ để định hướng khám sàng lọc và khám phát hiện sớm ung thư. Làm được như vậy, nhiều loại ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn sớm có thể chữa khỏi. Như vậy ung thư hiện nay không còn phải sợ như trước kia nữa.

Một số bệnh ung thư và các kỹ thuật khám chẩn đoán

Tên bệnh ung thư

Kỹ thuật khám chẩn đoán

Ung thư cổ tử cung

Soi cổ tử cung, VIA, Lugol, Papsmear, HPV-DNA/genotype HPV

Ung thư vòm họng

EBV-DNA, nội soi NBI, sinh thiết/giải phẫu bệnh, chụp CT

Ung thư buồng trứng

Siêu âm qua âm đạo, Chụp CT vùng bụng và hố chậu, sinh thiết/giải phẫu bệnh, dấu ấn CA-125

Ung thư vú

Siêu âm vú/chụp X quang tuyến vú 2 bên, BRCA, sinh thiết/giải phẫu bệnh. dấu ấn CA 15- 3

Ung thư tuyến giáp

Siêu âm tuyến giáp, sinh thiết/giải phẫu bệnh, Calcitonin, Thyroglobulin,T3 và TSH, xạ hình tuyến giáp

Ung thư dạ dày

Nội soi dạ dày, sinh thiết/giải phẫu bệnh, test HP, dấu ấn CA 19- 9, CEA

Ung thư phổi

Chụp XQ/CT phổi, sinh thiết/giải phẫu bệnh, dấu ấn NSE(ung thư phổi tế bào nhỏ), CYFRA 21-1(ung thư phổi tế bào không nhỏ)

Ung thư trực, đại tràng

Nội soi trực đại tràng, sinh thiết/giải phẫu bệnh, dấu ấn CEA 

Ung thư gan

Siêu âm, CT, xét nghiệm HBsAg, Anti HBV, dấu ấn AFP/ AFP-L3/PIVKA II

Ung thư tuyến tiền liệt

Thăm khám trực tràng bằng ngón tay, siêu âm qua trực tràng, dấu ấn tPSA/fPSA



Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Bác sỹ Lộc Văn Huân- Tấm gương điển hình về Y đức
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 1249
  • Trong tuần: 12 412
  • Tất cả: 1733295
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập