image banner
QUI TRÌNH TỔ CHỨC KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ
Đối với người khỏe bình thường không ai dám khẳng định là không có bệnh, nếu không đi khám sức khỏe định kỳ (KSKĐK); do vậy để đánh giá được sức khỏe cần phải KSKĐK. KSKĐK đang là một nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế trong tình hình mới hiện nay, mang tính dự phòng tích cực,chủ động.

Đối với người khỏe bình thường không ai dám khẳng định là không có bệnh, nếu không đi khám sức khỏe định kỳ (KSKĐK); do vậy để đánh giá được sức khỏe cần phải KSKĐK. KSKĐK đang là một nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế trong tình hình mới hiện nay, mang tính dự phòng tích cực,chủ động.

Vậy để tổ chức KSKĐK có hiệu quả nhất mà người đi KSKĐK mong đợi, cơ cở y tế ngoài việc thực hiện các qui định về hướng dẫn khám sức khỏe theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT thì cần làm tốt các bước sau đây:

1.  Chuẩn bị các bàn khám

Nếu khám tại cơ sở y tế: Với các phòng khám, bàn khám tại phòng khám, cứ như vậy mà triển khai khám hàng ngày.

Nếu khám tại các cơ quan, doanh nghiệp: Cơ sở y tế tiến hành khảo sát, thống nhất với cơ quan,doanh nghiệp về vị trí các phòng khám, bàn khám (theo một chiều), thời gian khám và nội dung khám lâm sàng, cận lâm sàng để ký hợp đồng khám (hoặc khám miễn phí theo chương trình, kế hoạch). Vẽ sơ đồ bố trí phòng khám, bàn khám để cơ quan, doanh nghiệp thuận tiện thông báo cho nhân viên đến khám.

2.Chuẩn bị các thiết bị, y dụng cụ, hồ sơ khám

Tùy theo nhu cầu, khả năng cơ quan,doanh nghiệp và năng lực khám, việc tư vấn của đơn vị y tế về khám lâm sàng,cận lâm sàng mà chuẩn bị các thiết bị, y dụng cụ, hồ sơ khám khác nhau. Thiết bị, y dụng cụ, hồ sơ khám của các đơn vị y tế tham gia KSKĐK cơ bản là nhưnhau, chỉ khác nhau ở khám cận lâm sàng.

Ví dụ: Làm các xét nghiệm công thức máu,sinh hóa máu, sinh hóa nước tiểu, điện tim, siêu âm, chụp X quang, làm các xét nghiệm test nhanh chẩn đoán đái tháo đường, viêm gan, ung thư. v.v..thì phải có các trang thiết bị, sinh phẩm tương ứng để làm các xét nghiệm trên.

3. Tiến hành khám theo các bàn khám, gồm các công việc

Tiếp nhận hồ sơ cũ (để đối chiếu tiền sử bệnh) và cấp phát hồ sơ khám mới (nếu cần thiết)

Lấy mẫu xét nghiệm: Máu, nước tiểu

Đo các chỉ số cơ thể

Khám chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, X quang), điện tâm đồ

Tiến hành khám lâm sàng theo các chuyên khoa

Các Bác sĩ khám có trách nhiệm ghi đầy đủ kết quả khám trong phiếu/ sổ khám sức khỏe theo qui định của Bộ Y tế. Đối với các trường hợp cần phải tư vấn về phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị thì cần tư vấn ngay.

4.  Báo cáo kết quảKSKĐK

Trong đoàn KSKĐKphân công một cán bộ tổng hợp báo cáo kết quả khám theo một mẫu thống nhất, trong đó phải có các nội dung chính sau:

Số người được khám/tổng số cần khám(tính tỷ lệ %); phân loại sức khỏe từ loại I- loại V (tính tỷ lệ % theo từng loại); phân loại bệnh theo tên bệnh (tính tỷ lệ % theo từng bệnh, ví dụ THA:20%).

 Tổng hợp kết quả khám chi tiết theo từng người, với các thông tin sau: Chỉ số BIM,thể lực, phân loại sức khỏe, chứng bệnh, hướng giải quyết.

Ví dụ: Chứng bệnh của một người là béo phì, tăng huyết áp vô căn, tiền đái tháo đường; thì ghi hướng giải quyết sẽ là: Bệnh nhân đến nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu để lập sổ quản lý điều trịtăng huyết áp; theo dõi đường huyết tháng/ lần, thực hiện chế độ ăn uống, luyệntập để giảm béo phì. v.v..

5.  Thông báo kết quả khám đến cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân

Cơ sở y tế KSKĐK gửi báo cáo kết quả KSKĐK trên cho cơ quan, doanh nghiệp; cơ quan, doanh nghiệp thông báo đến từng người có trong báo cáo kết quả KSKĐK. Những người có bệnh hoặc có yếu tố nguy cơ bệnh thực hiện theo nội dung hướng giải quyết như đã được thông báo.

Ví dụ: Bệnh nhân A (nam giới mới lấy vợchưa có con) có kết quả khám là nhiễm vi rút viêm gan B vì có HBsAg (+), thì hướng giải quyết sẽ là: Hạn chế uống rượu, bia;  cân nhắc khi dùng các thuốc có hại cho gan;làm tiếp xét nghiệm HBeAg để xem vi rút viêm gan B có phải đang trong thời kỳnhân lên hay không? Tăng cường các thuốc/thực phẩm chức năng có lợi cho gan;đưa vợ đi xét nghiệm HBsAg (+) ngay.v.v.

CÁC BƯỚC KSKĐK ĐƯỢC TÓM TẮT THEO SƠ ĐỒ SAU

         Chuẩn bị các bàn khám

                          Chuẩn bị các thiết bị, y dụng cụ, hồ sơ khám

         Tiến hành khám theo các bàn khám

         Báo cáo kết quả khám

         Thông báo kết quả khám đến cơ quan, doanh nghiệp

           Cơ quan, doanh nghiệp thông báo kết quả khám cho cá nhân

                       Có bệnh

Có yếu tố nguy cơ mắc bệnh

     Không có  bệnh

Loại bỏ yếu tố nguy cơ của bệnh.

Đến cơ sở y tế khám, điều trị bệnh ngay nếu chẩn đoán đã rõ ràng.

Khám chuyên sâu hơn và thăm dò các chức năng khác đối với bệnh chưa rõ ràng để khẳng định chẩn đoán và điều trị.

Loại bỏ yếu tố nguy cơ, đi KSKĐK một hoặc hai-ba tháng/lần, tùy theo  yếu tố nguy cơ mắc bệnh là gì

Sinh hoạt lao động bình thường, đi KSKĐK 6 tháng -1 năm /lần

Description: C:\Users\admin\Desktop\anh làm power\anh thinh\DSC07734.JPG

Tên ảnh: Khám sức khỏe định kỳ bệnh nhân tiền ĐTĐ tại TTKSBT

BS. Nguyễn Thái Hồng

Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 1421
  • Trong tuần: 23 362
  • Tất cả: 1434169
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập