RƯỢU, BIA ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO?
Sử dụng rượu, bia là một nét văn hóa của người Việt, nhất là trong ma chay, cúng giỗ, ngày tết, đám cưới.v.v…. Sử dụng rượu, bia ở mức an toàn cho sức khỏe sẽ mang lại nét đẹp văn hóa. Nhưng nếu sử dụng ở mức nguy hại sẽ gây ra nhiều bệnh tật, mang lại hậu quả xấu về kinh tế và xã hội. Theo Chiến lược toàn cầu về giảm sử dụng đồ uống có cồn ở mức nguy hại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm sử dụng rượu, bia ở mức nguy hại rất rộng, bao gồm các hệ quả bất lợi về sức khỏe và xã hội cho người uống, những người xung quanh và xã hội. Rượu, bia là chất hướng thần với đặc tính gây ra sự lệ thuộc, nên nếu lạm dụng thì rượu, bia sẽ hủy hoại cuộc sống của mỗi cá nhân, gây đổ vỡ gia đình và phá vỡ sự gắn kết cộng đồng.

 

Sử dụng rượu, bia là một nét văn hóa của người Việt, nhất là trong ma chay, cúng giỗ, ngày tết, đám cưới.v.v…. Sử dụng rượu, bia ở mức an toàn cho sức khỏe sẽ mang lại nét đẹp văn hóa. Nhưng nếu sử dụng ở mức nguy hại sẽ gây ra nhiều bệnh tật, mang lại hậu quả xấu về kinh tế và xã hội. Theo Chiến lược toàn cầu về giảm sử dụng đồ uống có cồn ở mức nguy hại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm sử dụng rượu, bia ở mức nguy hại rất rộng, bao gồm các hệ quả bất lợi về sức khỏe và xã hội cho người uống, những người xung quanh và xã hội. Rượu, bia là chất hướng thần với đặc tính gây ra sự lệ thuộc, nên nếu lạm dụng thì rượu, bia sẽ hủy hoại cuộc sống của mỗi cá nhân, gây đổ vỡ gia đình và phá vỡ sự gắn kết cộng đồng.

Đơn vị cồn là gì?

Đơn vị cồn được tính bằng công thức sau:

Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x (Nồng độ (%) x Khối lượng riêng)

Ví dụ: Chai rượu trắng dung tích 500ml, nồng độ cồn là 42%, nghĩa là cứ 100ml ở chai rượu trắng trên sẽ có 42ml cồn nguyên chất; khối lượng riêng của rượu là 0,793g/ml (nghĩa là 1ml rượu nguyên chất sẽ nặng 0,793g). Vậy 42ml cồn nguyên chất sẽ tương đương: 42ml x 0,793g/ml = 33,306g cồn nguyên chất.

Như vậy chai rượu trắng dung tích 500ml, nồng độ 42% như trên sẽ có:

500ml x42%x0,793g/ml=166,530 gram cồn nguyên chất, hay là có16,65 đơn vị cồn.

Tương tự:

Một lon bia 330ml loại 5,1% sẽ có:

330mlx5,1%x0,793g/ml=13,34gram cồn nguyên chất, hay là có 1,334 đơn vị cồn.

Một chai rượu vang 750ml  loại 12% sẽ có:

750mlx12% x 0,793g/ml = 71,37 gram cồn nguyên chất, hay là có 7,137 đơn vị cồn.

 

Thế nào là uống rượu, bia ở mức nguy hại?

Theo chiến lược toàn cầu về giảm sử dụng đồ uống có cồn ở mức nguy hại của Tổ chức Y tế Thế giới thì uống rượu, bia ở mức nguy hại được định nghĩa là “Trong 30 ngày qua có ít nhất một lần uống từ 60g cồn trở lên, tức là 6 đơn vị cồn”. Uống rượu, bia ở mức nguy hại là một trong những chỉ số quan trọng nhất phản ánh hậu quả cấp tính về sức khỏe và xã hội. Giảm tác hại tốt nhất là không uống hoặc hạn chế đến mức thấp nhất uống rượu, bia vì không có ngưỡng nào là an toàn. Đặc biệt, không sử dụng rượu, bia trong các trường hợp: điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, có các tình trạng bệnh lý mà rượu bia làm cho bệnh nặng lên.

Uống rượu bia ở ngưỡng nào thì có nguy cơ bất lợi cho sức khỏe?

Năm 2016, nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu đã kết luận ngưỡng an toàn cho sức khỏe là 0 gram cồn mỗi tuần. Mặc dù một số nghiên cứu trước đây cho thấy uống rượu, bia có thể có lợi cho cho tim nhưng chỉ trong điều kiện người uống đã trên 45 tuổi và uống với mức nguy cơ thấp (dưới 10 đơn vị cồn mỗi tuần, và trong tuần phải có ít nhất 2 ngày hoàn toàn không uống). Gần đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu với phương pháp tiến hành và phân tích tiến bộ hơn cùng cho kết quả rằng rượu, bia không có tác dụng bảo vệ hoặc tác dụng bảo vệ của rượu, bia đối với bệnh tim mạch hoặc các nguyên nhân gây tử vong khác là không có ý nghĩa thống kê. Hơn nữa, tác dụng bảo vệ nói trên chỉ được nhìn nhận đơn lẻ mà không tính đến các rủi ro sức khỏe tổng thể của việc uống rượu, bia; đặc biệt là mối liên hệ chặt chẽ giữa uống rượu, bia và nguy cơ mắc ung thư, tai nạn thương tích và các bệnh không lây nhiễm.

Rượu, bia vào cơ thể con người để lại sự hoang tàn trên đường đi như thế nào?

Lộ trình của rượu, bia đi vào cơ thể bắt đầu từ miệng, đến dạ dày, vào hệ thống tuần hoàn, đến não, thận, phổi và gan. Rượu bia đi đến đâu sẽ tàn phá đến đó, cụ thể là:

Miệng, họng và thực quản: Rượu, bia là chất kích ứng niêm mạc trong khoang miệng, uống rượu, bia.

Dạ dày, tụy: Các phân tử rượu, bia nhỏ bé ngấm qua niêm mạc dạ dày mà không  cần tham gia vào quá trình tiêu hóa như thức ăn. Nếu uống khi đói, rượu, bia đi thẳng vào các mao mạch của niêm mạc dạ dày sẽ gây viêm loét, chảy máu dạ dày. Có 20% lượng rượu, bia được hấp thu vào máu qua dạ dày và 80% còn lại được hấp thụ vào máu từ ruột non. Rượu, bia còn gây viêm tụy cấp tính và mãn tính.

Mũi họng và phổi: Rượu, bia dễ làm cho ta bị cảm lạnh, giảm đề kháng, làm tăng nguy cơ viêm phối.

Hệ tuần hoàn:  Khi vào máu rượu, bia được vận chuyển đi khắp cơ thể,  làm giãn mạch máu, khi đó sẽ đưa một lưu lượng máu lớn hơn lên bề mặt da (đỏ mặt). làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và làm trầm trọng bệnh tăng huyết áp.

Não: Khi đến não, rượu, bia ngay lập tức ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát hành vi và chức năng của cơ thể: sự thay đổi phụ thuộc vào mức độ tăng của nồng độ cồn trong máu, tùy mức độ, có thể là nói nhiều, nói mạnh dạn hơn, giảm khả năng khéo léo, mất kiểm soát hành vi, đi xe máy nhanh cảm giác vẫn an toàn.v.v…

Thận: Rượu, bia hoạt động như một thuốc lợi tiểu, làm tăng sự hình thành nước tiểu, sau đó rồi nhanh chóng gây mất nước và khát nước.

Cơ quan sinh dục: Làm giảm khả năng sinh dục và tăng nguy cơ dị dạng bào thai, đẻ non, đẻ nhẹ cân.

Gan: Khoảng 5% -10% rượu, bia được bài tiết qua phổi, thận và da; phần còn lại  (90%-95%) được chuyển đến  gan để “xử lý”. Ở gan, rượu, bia được oxy hóa thành nước và carbon dioxide. Gan (bình thường không bị viêm) chỉ có thể oxy hóa khoảng 2 đơn vị rượu mỗi ngày. Khi uống rượu thường xuyên sẽ dẫn đến gan nhiễm mỡ do rượu, bia; khi đó sẽ cản trở khả năng “bẻ gẫy” các  chất béo của gan. Nếu kéo dài, từ gan nhiễm mỡ sẽ dẫn đến viêm gan và xơ gan  (mô gan bị phá hủy, sẹo hóa, giảm lưu lượng máu đến gan, giảm chức năng gan). Nếu cơ thể đã bị nhiễm vi rút viêm gan B, viêm gan C mãn tính thì sẽ làm nặng thêm các tổn thương do vi rút viêm gan B, viêm gan C.

Ung thư: Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) xếp rượu, bia vào nhóm chất gây ung thư. Sử dụng rượu, bia là nguyên nhân liên quan tới các loại ung thư như: Ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, dạ dày, đại, trực tràng, gan, mật và ung thư vú.

Thương tích: Một tỷ lệ lớn gánh nặng bệnh tật do sử dụng rượu, bia phát sinh từ những thương tích không chủ ý và cố ý, gồm tai nạn giao thông, bạo lực và tự tử, các thương tích gây chấn thương và tử vong liên quan đến rượu, bia xuất hiện nhiều ở nhóm tuổi trẻ. Rượu, bia được xác định là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông.

Uống rượu đúng cách là thế nào?

Không nên uống quá 02 đơn vị cồn/ngày với nam giới, 01 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 5 ngày/tuần. 

Uống từ từ, chậm rãi nhằm giảm kích ứng niêm mạc miêng, dạ dày; đồng thời giúp gan có thời gian để kịp oxy hóa rượu giảm nguy cơ say và ngộ độc rượu.

Trước khi uống rượu, bia nên uống nước lọc, nước quả hoặc nước súp hoặc nước canh và đồ ăn đặc biệt là rau xanh nhằm pha loãng nồng độ cồn của rượu, giảm kích ứng dạ dày. Nên ăn đồ ăn có nhiều protein để làm chậm quá trình hấp thu rượu, bia vào máu. Sau khi uống rươu, bia cũng cần tăng cường uống nước lọc để làm giảm nồng độ cồn trong máu.  

 Không nên uống rượu, bia lúc đói: Uống rượu, bia khi đói làm lượng cồn phối hợp với dịch vị tăng khả năng kích ứng dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày và chảy máu dạ dày.

Sau khi uống rượu, bia xong cần tránh lạnh, tránh gió lùa và không được tắm ngay vì rất dễ xảy ra tai biến mạch máu não đối với người bị tăng huyết áp.

Không nên uống rượu, bia với đồ uống có ga (nước giải khát có ga, bia) vì ga tăng khả năng hấp thu rượu, bia vào trong máu.

Không nên sử dụng rượu, bia với Aspirin và Paracetamol: Aspirin là một loại thuốc giảm đau, chống viêm. Khi uống rượu, bia có thể gây đau đầu, nên nhiều người không biết đã uống Aspirin trước khi uống rượu, bia để tăng “tửu lượng” và làm giảm đau đầu. Đây là điều hết sức nguy hiểm vì Aspirin có thể gây chảy máu dạ dày khi đói và tăng  hấp thu rượu, bia vào trong máu dẫn đến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh. Do đó những người đang có dùng Aspirin (trong những trường đau đầu, đau răng, đau khớp, có nguy cơ đột quị…)  thì nên tránh uống rượu, bia. Paracetamol là thuốc hạ sốt giảm đau, nhưng lại là sát thủ của lá gan, nhất là những ai bị viêm gan vi rút B, C. Vì vậy uống nhiều rượu, bia + nhiễm vi rút viêm gan B, C+ uống paracetamol = hủy diệt lá gan, có thể gây suy gan cấp tính.

Không nên uống rượu, bia với Caffeine: Rượu, bia là một chất ức chế/trầm cảm làm chậm hoạt động của não và làm suy yếu khả năng đi lại, giao tiếp và suy nghĩ. Caffeine là chất kích thích làm tăng huyết áp, nhịp tim; trong một số trường hợp, gây nhịp tim đập nhanh và nhịp tim không đều. Caffeine cũng dẫn đến nhức đầu, bồn chồn, kích động, các vấn đề về dạ dày và hơi thở bất thường. Nếu sử dụng Caffeine để “tỉnh táo” khi uống rượu, bia là một sai lầm nguy hiểm. Uống đồng thời rượu, bia và Caffeine là không có sự trung hòa giữa  chất ức chế và chất kích thích, ngược lại nó làm tăng nguy cơ tử vong do mắc hội chứng sốc độc tố (Oxic Jock Syndrome).

Bs. Nguyễn Thái Hồng

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn

 

 

Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 270
  • Trong tuần: 10 408
  • Tất cả: 1166423
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập