image banner
100 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1.  Hỏi: Glucose máu là gì?

Trả lời: Glucose máu chính là đường máu hay là đường huyết (đường trong máu) là năng lượng chính cho các tế bào sống và hoạt động. Mỗi một tế bào đều cần oxy và chất dinh dưỡng (glucose) để giữ cho hoạt động sống hằng ngày. Máu đảm nhận vai trò vận chuyển hai yếu tố quan trọng này đến tế bào để nuôi dưỡng cơ thể.

2.  Hỏi: Tiền ĐTĐ (ĐTĐ) là gì?

Trả lời:

Tiền ĐTĐ là tình trạng bệnh lý khi nồng độ Glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa đạt tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ, bao gồm những người rối loạn Glucose máu lúc đói, hoặc rối loạn dung nạp Glucose, hoặc tăng HbA1c.

Tiền ĐTĐ là giai đoạn trung gian giữa người bình thường và ĐTĐ type 2. Khoảng 5-10% người tiền ĐTĐ sẽ trở thành ĐTĐ hàng năm và tổng cộng 70% người tiền ĐTĐ sẽ thành ĐTĐ thực sự.

Tiền ĐTĐ liên quan với các yếu tố nguy cơ giống như bệnh ĐTĐ: thừa cân, béo phì, rối loạn Lipid máu, THA, ít hoạt động thể lực...

3.  Hỏi: ĐTĐ là gì?

Trả lời: ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng Glucose huyết do khiếm khuyết về bài tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng Glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, Protein, Lipit, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.v.v…

4.  Hỏi:Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ type 2 là gì?

Trả lời:Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 2 là kết hợp đề kháng Insulin và giảm tiết Insulin:

- Đề kháng Insulin là do:

• Béo phì (nhất là béo bụng/ tăng mỡ tạng)

• Ít vận động

• Ít nhiễm ceton trừ khi có stress nặng

- Giảm tiết Insulin là do:

• Tế bào beta của tuyến tụy không tiết đủ insulin để bù trừ cho tình trạng đề kháng insulin.

• Tế bào beta suy giảm chức năng dần dần theo thời gian.

5.  Hỏi: Đề kháng insulin là gì?

Trả lời:Kháng insulin là tình trạng bệnh lý, trong đó tế bào không đáp ứng tốt với insulin.Để dễ hiểu hơn, bạn hãy tưởng tượng rằng nếu tế bào giống như một nhà máy, thì glucose chính là nguồn nhiên liệu cung cấp năng lượng để nhà máy đó hoạt động. Tuy nhiên, nguồn nhiên liệu này muốn vận chuyển vào được bên trong thì cần có chìa khóa “insulin” để mở cửa của nhà máy. Glucose từ máu đi vào bên trong tế bào sẽ giúp hạ đường huyết. Kháng insulin là khi những “ổ khóa” hoặc “chìa khóa insulin” đã bị rỉ sét khiến cho rất khó khăn khi mở cánh cửa nhà máy để glucose có thể đi vào bên trong.

anh tin bai

Insulin như “chiếc chìa khóa” mở cánh cửa tế bào để glucose đi vào bên trong

Tế bào thiếu năng lượng để hoạt động trong khi glucose trong máu lại dự thừa, lúc này tuyến tụy sẽ cố gắng để khắc phục bằng cách tăng sản xuất những chiếc “chìa khóa insulin” mới nhằm mở cách cửa tế bào nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Theo thời gian, tình trạng kháng insulin nặng dần lên trong khi khả năng bù đắp bằng việc tăng sản xuất insulin lại chỉ có giới hạn. Hệ quả là đường huyết bắt đầu tăng, kéo theo các rối loạn chuyển hóa khác như rối loạn chuyển hóa chất béo, rối loạn chuyển hóa chất đạm; đây là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Nói một cách khác, hội chứng đề kháng insulin là tình trạng báo hiệu cho bệnh lý ĐTĐ type 2 sẽ đến trong một tương lai rất gần. Do đó, cần biết các dấu hiệu đề kháng insulin dưới đây để lập kế hoạch phòng bệnh cho bản thân.

6.  Hỏi:Kháng insulin nguy hiểm như thế nào?

Trả lời: Kháng insulin được đánh giá là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, bởi nó làm tăng cao nguy cơ phát triển nhiều bệnh nguy hiểm bao gồm:

- Bệnh ĐTĐ type 2 (nguy cơ cao nhất)

- Bệnh tim mạch: Bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

- Gan nhiễm mỡ

- Hội chứng buồng chứng đa nang

- Một số bệnh ung thư

Riêng đối với những người đã mắc các bệnh lý kể trên thì tình trạng kháng insulin là nguyên nhân khiến cho bệnh ngày một nặng lên. Chẳng hạn như đối với người bệnh ĐTĐ tuýp 2, kháng insulin là nguyên nhân chính làm cho đường huyết tăng cao và khó kiểm soát hơn theo thời gian.

7.  Hỏi:Dấu hiệu nhận biết cơ thể đang gặp phải tình trạng kháng insulin

Trả lời: Ở nhiều người bệnh, dấu hiệu của kháng insulin là không rõ ràng, tuy nhiên một số người bệnh có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

- Hay cảm thấy đói

- Mệt mỏi thường xuyên

- Khó tập trung

- Tăng huyết áp

- Tăng cholesterol máu

- Tăng tích mỡ ở bụng

- Xuất hiện các vùng da tối màu ở các vị trí cơ thể có nhiều nếp gấp da như cổ, bẹn, nách…

Tình trạng kháng insulin càng nặng thì các triệu chứng càng rõ ràng

8.  Có mấy loại ĐTĐ?

Trả lời:Có 3 loại ĐTĐ

ĐTĐ type 1:Do tế bào bêta của tuyến tụy bị phá hủy do nguyên nhân tự miễn hoặc không rõ nguyên nhân, gây nên thiếu insulin tuyệt đối. ĐTĐ type 1 chiếm khoảng 5-10% tổng số ca ĐTĐ.

ĐTĐ type 2:Do tế bào của cơ thể kháng với insulin, dẫn đến thiếu insulin tương đối (tức là insulin vẫn tiết ra với số lượng bình thường nhưng thiếu so với đòi hỏi của cơ thể).

ĐTĐ thai kỳ: Là tình trạng rối loạn đường huyết, đa phần ĐTĐ thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai ở tuần 24-28.

Đối với mẹ, ĐTĐ thai kỳ có thể gây tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, hoặc ĐTĐtype 2 sau sinh.

Đối với thai nhi, ĐTĐ thai nghén có thể gây chứng khổng lồ, thai chết lưu, đẻ non, suy hô hấp, hạ glucose máu, khi lớn trẻ có thể bị béo phì hoặc ĐTĐtype2.

9.  Hỏi: Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ là gì?

Trả lời: Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ là

Glucose huyết tương tĩnh mạch (GHTTM) lúc đói (buổi sáng, sau nhịn đói qua đêm 8-12 tiếng) ≥ 7,0mmol/L hoặc

GHTTM 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống (NPDNG: ≥ 11,1mmol/l hoặc

HbA1c ≥ 6,5% hoặc

GHTTM bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L

Triệu chứng lâm sàng của tăng Glucose máu (nếu có).

10.  Nguyên nhân của bệnh ĐTĐ type 2 là gì?

Trả lời:Hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính thức của bệnh ĐTĐ typ 2. Song người ta thấyđặc điểm lớn nhất trong bệnh ĐTĐ type 2 là có sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường.

Yếu tố môi trường ở đây là nhóm các yếu tố có thể can thiệp để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.

11.  Hỏi: Tôi bị ĐTĐ vậy con tôi có nguy cơ bị ĐTĐ không?

Trả lời: Với người có bố hoặc mẹ bị ĐTĐ như con bác sẽ bị tăng nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn gấp 1,5 lần so với người bình thường khác.

Để giảm thiểu nguy cơ này, cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh, giảm đồ ngọt và tinh bột, nên tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày tối thiểu 5 ngày mỗi tuần. Đồng thời cần kiểm tra đường huyết thường xuyên để phát hiện sớm tình trạng tiền ĐTĐ.

Đặc biệt nếu con bác là con gái thì cần kiểm tra tình trạng đường huyết trong quá trình mang thai kỳ để điều trị sớm nhằm giảm nguy cơ do tăng đường huyết (nếu có) cho mẹ và thai.

12.  Bệnh ĐTĐ nếu không chữa trị thì có nguy hiểm không?

Trả lời: ĐTĐ là một căn bệnh mãn tính, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: Tim mạch, đột quỵ, mù lòa, suy thận.v.v…

13.  Hỏi: Các yếu tố nguy cơ (YTNC) của ĐTĐ là gì?

Trả lời:

a) Các YTNC can thiệp được:

- THA (là YTNC của ĐTĐ).

- ĐTĐ (là YTNC của THA).

- Rối loạn Lipid máu.

- Có Microalbumin niệu hoặc mức lọc cầu thận ước tính < 60 ml/ph.

- Thừa cân/béo phì; béo bụng.

- Hút thuốc lá, thuốc lào

- Uống nhiều rượu, bia.

- Ít hoạt động thể lực.

- Stress và căng thẳng tâm lý.

- Chế độ ăn quá nhiều muối (yếu tố nguy cơ đối với THA), ít rau quả.

b) Các YTNC không can thiệp được:

- Tuổi cao.

- Trong gia đình có người mắc THA/ĐTĐ (bố mẹ, anh chị em ruột, con đẻ ).

14.  Hỏi: Sự khác nhau giữa ĐTĐ type1 và type 2

Trả lời:

Đặc điểm

Type 1

Type 2

Biểu hiện khởi phát

Đột ngột

Chậm

Tiền căn gia đình

Có thể có ĐTĐ type 1

Thường có ĐTĐ type 2

Cơ chế

Không rõ; di truyền, tựmiễn, virus

Không rõ; di truyền

Cặp sinh đôi

<50% tương đồng ởsinh đôi cùng trứng

90% tương đồng ởsinh đôi cùng trứng

Cân nặng

Gầy, suy dinh dưỡng

Béo phì, dư cân

Insulin máu

Giảm

Có thể tăng, giảm

Nhiễm ceton

Thường, dễ dàng

Ít khi

 

15.  Hỏi:Sàng lọc tiền ĐTĐ là gì?

Trả lời: Sàng lọc tiền ĐTĐlà một việc làm thường xuyên liên tục cho người có nguy cơ tiền ĐTĐ/ĐTĐ. Mục đích của sàng lọc là để phát hiện sớm số mới mắc tiền ĐTĐ để tư vấn, quản lý điều trị và phòng bệnh.

16.  Hỏi:Các dạng của tiền ĐTĐ là gì?

Trả lời:Có 2 dạng tiền ĐTĐ là

Rối loạn Glucose máu lúc đói (impaired fasting Glucose: IFG): Glucose huyết tương lúc đói từ 100 - 125 mg/dL (5,6 - 6,9 mmol/L). (Glucose máu lúc đói là xét nghiệm sau bữa ăn uống cuối cùng ít nhất 8 giờ) hoặc

Rối loạn dung nạp Glucose (impaired Glucose tolerance: IGT): Glucose huyết tương sau 2 giờ từ 140 - 199 mg/dL (7,8 – 11,0 mmol/L) khi làm nghiệm pháp dung nạp Glucose (NPDNG) bằng đường uống với 75 g Glucose

17.  Hỏi: Các xét nghiệm thường quy cho người tiền ĐTĐ là gì?

Trả lời:Các xét nghiệm thường quy cho người tiền ĐTĐ là

- Hemoglobin;

- Glucose máu khi đói; HbA1c

- Bốn chỉ số mỡ máu: cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C, triglycerides;

- Axit uric, creatinine máu và mức lọc cầu thận ước tính (eGFR);

- Xét nghiệm SGOT/SGPT máu;

- Xét nghiệm nước tiểu tìm albumin niệu;

- Điện tâm đồ đủ 12 chuyển đạo.

18.  Hỏi: Mục đích của điều trị tiền ĐTĐ là gì?

Trả lời: Mục đích của điều trị tiền ĐTĐ là

- Đưa Glucose huyết trở về bình thường, ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến tiến thành ĐTĐ; ngăn chặn và làm giảm các biến chứng do tăng Glucose huyết.

- Giảm nguy cơ bệnh tim mạch thông qua phát hiện và điều trị các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm.

19.  Hỏi:Mục tiêu điều trị tiền ĐTĐ là gì?

Trả lời:Mục tiêu điều trị tiền ĐTĐ là

-  HbA1c: <5,7%.

- Giảm được ít nhất 3-7% cân nặng ở người thừa cân/béo phì và duy trì ở mức đó.

- Vòng eo <80cm với nữ giới, <90cm với nam giới.

- Đạt được hoạt động thể lực cường độ trung bình tối thiểu 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.

- Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ tim mạch (nếu có) bao gồm THA, rối loạn Lipid máu và bỏ hút thuốc lá.

20.  Hỏi: Nguyên tắc điều trị tiền ĐTĐ là gì?

Trả lời:

Thay đổi lối sống: Can thiệp dinh dưỡng, tăng hoạt động thể lực

Điều trị bằng thuốc

Metformin là nhóm thuốc chính được chỉ định điều trị tiền ĐTĐ

Phát hiện và kiểm soát yếu tố nguy cơ tim mạch

21.  Hỏi: Làm thế nào để dễ dàng sàng lọc được những người có nguy cơ mắc ĐTĐ?

Trả lời:Sử dụng bảng chấm điểm sàng lọc nghi ngờ THA và YTNC của ĐTĐ theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới mà ai cũng có thể tự làm được. Rất đơn giản chỉ cần 01 thước dây, một cân bàn đồng hồ. Nếu tổng số điểm ≥6 là có nguy cơ mắc ĐTĐ.

Chỉ số

Mức

Điểm

Ví dụ

Điểm tự chấm

Giới tính

Nữ

Nam

0

2

Nam

2

Tuổi

Dưới 45 tuổi:

45 – 49 tuổi

>49 tuổi

0

1

2

46

1

 

Cân nặng

BMI=

chiều cao x chiều cao

(BMI là chỉ số khối của cơ thể)

<23

23 – 27,5

>=27,5

0

3

5

Cân nặng: 65kg

Chiều cao: 1m55

BMI= 27,1

3

Vòng eo

Nam<90; Nữ<80

Nam ≥90; Nữ≥80

0

 

2

95

2

Huyết áp

HA<140/90

HA≥140/90

0

2

160/90

2

Tiền sử gia đình mắc ĐTĐ

Không

0

4

4

Cộng

14

Đánh giá: Đối tượng trên mắc THA và có nguy cơ cao bị ĐTĐ

22.  Hỏi:Làm thế nào để chẩn đoán ĐTĐ từ những người nguy cơ mắc ĐTĐ?

Trả lời: Để chẩn đoán được bệnh ĐTĐ thì nên tự sàng lọc tại nhà hoặc do Trạm Y tế (TYT) tổ chức sàng lọc tại thôn, tổ hoặc người dân đến TYT khám bệnh. Dù sàng lọc tại gia đình, thôn, tổ hay TYT thì kỹ thuật sàng lọc đều theo bảng  trên. Nếu điểm sàng lọc trên 6 điểm thì cần đến ngay TYT để làm xét nghiệm đường huyết mao mạch. Song để khẳng định là bệnh ĐTĐ thì TYT phải giới thiệu người nghi ngờ mắc ĐTĐ lên Trung tâm y tế huyện để chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm đường máu tĩnh mạch; vì hiện nay chỉ có tuyến huyện mới làm được đường máu tĩnh mạch trên máy sinh hóa.

23.  Hỏi:Khi nào thì TYT chuyển tuyến trên đối với bệnh nhân ĐTĐ?

Trả lời:

- ĐTĐ type1, ĐTĐ thai kỳ, người ĐTĐ mang thai.

- Chuyển tuyến trên hoặc chuyển đi làm xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ tiền ĐTĐ hoặc ĐTĐ khi Glucose máu mao mạch ≥5,6 mmol/L (hay≥ 100mg/dL) và TYT xã không thực hiện được xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ.

- Cholesterol máu ≥ 8 mmol/L (nếu có kết quả xét nghiệm).

- Người bệnh đến khám lần đầu hoặc đang điều trị ĐTĐ có một trong các biểu hiện cấp tính sau:

+ Triệu chứng tăng Glucose máu (khát, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút); Mất nước (da khô, véo da dương tính, môi se, khô niêm mạc miệng).

+ Glucose máu lúc đói >16,7 mmol/L (hoặc 300mg/dL).

+ Rối loạn ý thức không có hạ Glucose máu (nghi do tăng áp lực thẩm thấu).

+ Hạ Glucose máu tái diễn, hôn mê hạ Glucose máu (sau xử lý cấp cứu).

+ Có cơn đau thắt ngực mới xuất hiện, triệu chứng của thiếu máu não thoáng qua (tai biến mạch máu não (TBMMN) hồi phục nhanh) hoặc TBMMN thực sự.

+ Sốt cao có kèm Glucose máu tăng cao, sốt kéo dài, ho kéo dài (nghi lao phổi), các bệnh nhiễm trùng nặng (viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu nặng có sốt).

- Người bệnh đến khám lần đầu hoặc ĐTĐ đang quản lý điều trị có một trong các diễn biến bất thường, biến chứng mạn tính sau:

+ Loét bàn chân.

+ Đau chân khi đi lại (nghi viêm tắc tĩnh mạch, động mạch chân), tê bì giảm cảm giác chân.

+ Phù (nghi do suy thận).

+ Giảm thị lực tiến triển.

- Theo lịch hẹn để kiểm tra định kỳ (đánh giá hiệu quả điều trị, biến chứng, chức năng gan, thận...).

- ĐTĐ đang quản lý không đạt mục tiêu điều trị sau 3 tháng.

- Bệnh nhân bị hạ đường huyết đã xử lý đúng mà ý thức vẫn không cải thiện, hoặc có các tiêu chí chuyển tuyến khác.

24.  Hỏi:Khi nào thì chuyến bệnh nhân ĐTĐ từ truyến trên về TYT?

Trả lời:Chuyến bệnh nhân ĐTĐ từ truyến trên về TYT khi

- Người bệnh ĐTĐ có thể kiểm soát bằng thuốc uống có tại TYT.

- Người bệnh ĐTĐ đã được kiểm soát ổn định ở tuyến trên với phác đồ mà các thuốc sẵn có tại TYT.

25.  Hỏi: Ai nên làm xét nghiệm để sàng lọc, phát hiện ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ?

Trả lời:Những đối tượng sau nên làm xét nghiệm để sàng lọc là

a) Người trưởng thành ở bất kỳ tuổi nào có thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2) và có kèm một trong số các yếu tố nguy cơ sau:

- Có người thân đời thứ nhất (bố mẹ, anh chị em ruột, con đẻ) bị ĐTĐ.

- Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.

- THA (HA ≥ 140/90 mmHg, hoặc đang điều trị THA).

- HDL cholesterol <0,9mmol/l và/hoặc triglyceride >2,8mmol/l.

- Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.

- Các tình trạng lâm sàng khác liên quan với kháng insulin như béo phì, dấu gai đen (acanthosis nigricans).

- Ít hoạt động thể lực.

b) Phụ nữ đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ cần theo dõi lâu dài, xét nghiệm ít nhất mỗi 3 năm.

c) Tất cả mọi người từ tuổi 45 trở lên.

d) Nếu các kết quả bình thường, xét nghiệm sẽ được làm lại trong vòng 1- 3 năm sau hoặc ngắn hơn tùy theo kết quả ban đầu và các yếu tố nguy cơ.

26.  Hỏi: Chỉ định làm nghiệm pháp dung nạp glucosse là gì?

Trả lời:Làm nghiệm pháp dung nạp glucosse khi Glucose máu lúc đói <5,6 mmol/L hoặc HbA1c <5,7% ở người có kèm theo các nguy cơ tiền ĐTĐ, ĐTĐ được liệt kê trong mục 3.1 (do NPDNG chẩn đoán tiền ĐTĐ và ĐTĐ nhạy hơn).

27.  Hỏi:Qui trình sàng lọc người có YTNC hoặc triệu chứng lâm sàng của ĐTĐ là gì?

Trả lời:Qui trình sàng lọc người có YTNC hoặc triệu chứng lâm sàng của ĐTĐ theo sơ đồ sau

anh tin bai

28.  Hỏi: Chỉ định dùng Metformin là gì?

Trả lời: Metformin được chỉ định trong các trường hợp sau đây

- Sau 3 tháng áp dụng chế độ ăn, luyện tập mà HbA1c <5,7%.

- Những lần xét nghiệm Glucose máu sau cứ tăng dần.

- Chỉ định Metformin ngay từ khi phát hiện tiền ĐTĐ nếu kèm theo 1 trong các tiêu chí sau:

• BMI ≥ 25kg/m2

• < 60 tuổi.

• Phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ.

• Có cả rối loạn Glucose máu lúc đói và rối loạn dung nạp Glucose.

• Có một trong các yếu tố nguy cơ: HbA1c>6%, THA, HDL <0,9 mmol/L, triglyceride cao>2,52 mmol/L, tiền sử gia đình đời thứ nhất có người bị ĐTĐ.

29.  Hỏi:Tôi có nên sử dụng các loại thuốc thảo dược để điều trị ĐTĐ không?

Trả lời: Có một số loại thảo dược đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ điều trị ĐTĐ (như chè giảo cổ lam).

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị thì cần sử dụng các loại thảo dược này với liều lượng đúng và theo dõi hiệu quả điều trị cũng như tác dụng phụ của chúng.

Vì vậy,việc quan trọng nhất là bác cần tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ trong quá trình điều trị để tránh việc đường huyết không được kiểm soát tốt dẫn tới xuất hiện sớm hơn các biến chứng.

30.  Hỏi: Nếu đường huyết giảm thì thôi điều trị ĐTĐ có đúng không?

Trả lời: Tình trạng lượng đường trong máu cao do ĐTĐ có thể giảm xuống mức bình thường nếu bệnh nhân điều trị đúng cách. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hiệu quả của insulin là do sự lão hóa và lối sống đã có từ lâu, vì vậy nếu bệnh nhân ngừng điều trị, tình trạng tăng đường huyết có thể trở lại. Hơn nữa, vì tăng đường huyết hầu như không có triệu chứng, bản thân bệnh nhân có thể không biết. Nếu được chẩn đoán là bệnh ĐTĐ, cần thường xuyên đến bệnh viện và tiếp tục kiểm tra tình trạng bệnh, kể cả những người đã điều trị tốt và chỉ số đường huyết được kiểm soát ở mức bình thường. Do đó, lượng đường trong máu giảm không có nghĩa là kết thúc điều trị4.5

31.  Hỏi: Mục tiêu điều trị Glucose máu là gì?

Trả lời: Mục tiêu điều trị Glucose máu tùy từng bệnh nhân, cơ bản phải đạt được như sau:

- Glucose máu lúc đói hoặc trước ăn từ 4,4 – 7,2 mmol/L;

- Glucose máu sau ăn 1-2h <10 mmol/L.

- HbA1C<7% trong đa số các trường hợp.

32.  Hỏi:Xử lý hạ Glucose máu tại tuyến xã như thế nào?

Trả lời: Làm ngay xét nghiệm Glucose máu nếu bệnh nhân có biểu hiện hạ Glucose máu.Nếu Glucose máu <3,9mmol/L (70mg/dL) và/hoặc có triệu chứng đói lả, run, vã mồ hôi, mạch nhanh thì cần xử lý:

- Nếu bệnh nhân còn uống được: Cho uống 01 cốc nước đường (10-15g Glucose) hoặc đồ uống có đường như nước hoa quả, ăn bánh kẹo, theo dõi triệu chứng hạ Glucose máu.

- Nếu bệnh nhân không uống được: Tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch nhanh 15gr Glucose tương ứng 75 mL Glucose 20%; hoặc 150 ml Glucose 10%. Kiểm tra lại ý thức và Glucose máu sau 15-30 phút, nếu Glucose máu chưa đạt 5 mmol/L lặp lại như trên rồi duy trì bằng truyền dung dịch Glucose 10%.

33.  Hỏi:Giáo dục và tư vấn cho người bệnh ĐTĐ như thế nào?

Trả lời: Nội dung giáo dục và tư vấn cho người bệnh ĐTĐ gồm

-Tuân thủ điều trị, không tự bỏ thuốc hoặc giảm liều, tái khám đúng hẹn.

- Không hút thuốc lá, tránh khói thuốc lá.

- Không nên uống rượu bia.

- Hoạt động thể lực tối thiểu: tương đương với đi bộ nhanh (4-5km/h) khoảng 30 phút/ngày, 150 phút mỗi tuần (không nghỉ quá 2 ngày/tuần) tốt nhất đi hàng ngày.

- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.

- Chế độ ăn uống lành mạnh:

+ Thực hiện ăn giảm muối: Cho bớt muối, chấm nhẹ tay, giảm ngay đồ mặn.

+ Ăn ≥5 đơn vị (400g) rau, trái cây không ngọt mỗi ngày.

+ Sử dụng các loại dầu ăn tốt cho sức khỏe như dầu đậu nành, vừng, lạc, oliu...

+ Ăn các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu kali

+ Hạn chế ăn thịt đỏ, tối đa một hoặc hai lần/ tuần. Hạn chế thức ăn rán, chiêng.

+ Ăn cá hoặc thức ăn giàu axit béo omega 3 ít nhất hai lần/ tuần.

+ Hạn chế ăn đường, đồ ngọt, các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.

 34.  Hỏi:Lợi ích của việc thử đường máu mao mạch

Trả lời:Lợi ích của việc thử đường máu mao mạch là

- Biết được ngay kết quả sau mỗi lần thử.

- Phát hiện được người nghi ngờ ĐTĐ, tiền ĐTĐ để giới thiệu đi xét nghiệm ĐHTM để khẳng định.

- Thuận lợi, tiện lợi khi làm ở tuyến xã.

- Lượng máu lấy để xét nghiệm ít, biết kết quả nhanh, tương đối chính xác, rẻ tiền.

- Đánh giá được sự ảnh hưởng của thức ăn và thuốc.

- Đánh giá được sự ảnh hưởng của rèn luyện thể lực.

- Phát hiện sớm khi đường huyết bất thường.

- Đánh giá được kết quả điều trị.

- Thảo luận giữa bệnh nhân và bác sỹ để tư vấn và điều trị kịp thời.

35.  Hỏi: Chỉ địnhđo đường máu mao mạch khi nào?

Trả lời:

a) Số lần đo đường máu mao mạch (ĐMMM) trong ngày, trong tuần, thời điểm đo được bác sỹ chỉ định dựa trên tình trạng bệnh và bệnh lý của người bệnh hoặc đối với người bình thường thì đi kiểm tra định kỳ. Gồm:

- Các trường hợp có yếu tố nguy cơ của ĐTĐ (trên 6 điểm) hoặc có triệu chứng/ biến chứng của ĐTĐ.

- Các trường hợp bệnh nhân đang điều trị với Insulin, đang điều chỉnh liều thuốc hạ đường máu.

- Phụ nữ mang thai có chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ có thể thử một hoặc nhiều lần trong ngày (thường trước các bữa ăn và sau các bữa ăn 1 hoặc 2 giờ).

- Các trường hợp đang dùng ổn định các thuốc viên hạ đường máu: có thể thử đường máu 2 - 3 lần trong tuần vào trước, sau các giờ ăn và trước giờ đi ngủ.

b) Các thời điểm khác: Người bệnh ĐTĐ có thể thử bất kể khi nào có các triệu chứng bất thường như: khát nhiều, tiểu nhiều, đói, bủn rủn tay chân, vã mồ hôi hoặc trước và sau khi luyện tập thể lực.

c) Khám sức khỏe định kỳ 01-2 lần/ năm: thì đều phải đo đường huyết.

36.  Hỏi:Trị số bình thường của các xét nghiệm sinh hóa máu trong chẩn đoán ĐTĐ là gì?

Trả lời:

Tên xét nghiệm

Trị số bình thường

Trị số gây hại cho sức khỏe

Cholesterol toàn phần

<5,2 mmol/l

>6,2 mmol/l

LDL-c

<3,4 mmol/l

>4,1 mmol/l

HDL-c

0,9 mmol/l

<0,9 mmol/l

Triglycerid

<2,26 mmol/l

> 4,5mmol/l

Đường máu

3,9- 5,6

>5,6mmol/l

HbA1C

4-6%

>6%

Ure

2,5 – 7,5

>7.5 mmol

Creatinin

Nam: 62-120

Nữ: 53-100

Nam >120

Nữ >100

 

37.  Hỏi: Lợi ích của hoạt động thể lực là gì?

Trả lời:Lợi ích của hoạt động thể lực là

· Giảm Glucosemáu do tăng sử dụng Glucosevà tăng nhạy cảm Insulin.

· Giảm cân và duy trì cân nặng.

· Giảm huyết áp.

· Giảm rối loạn Lipidmáu.

· Cải thiện hoạt động tim mạch.

· Tập luyện đều đặn là tăng sức mạnh, độ dẻo dai và sự linh hoạt của cơ thể.

· Giảm stress, giúp duy trì và cải thiện chất lượng cuộc sống.

38.  Hỏi: Ước tính số người ĐTĐ của tỉnh Bắc Kạn là bao nhiêu?

Trả lời: Theo kết quả điều tra quốc gia về một số bệnh không lây nhiễm năm 2015 ở nhóm tuổi từ 18 đến 69 cho thấy tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ là 4,1%. Như vậy với 01 xã có 3.000 dân thì:

Số người ĐTĐ là:  4,1% x70% dân số từ 18 tuổi = 4,1% x 2.100 = 86 người.

Với 300.000 dân tỉnh Bắc Kạn (làm tròn) thì:

Số người ĐTĐ là:  4,1% x70%  dân số từ 18 tuổi =  4,1% x 210.000 = 8.600 người

39.  Hỏi: Con số ĐTĐ tại tỉnh Bắc Kạn chưa được phát hiện là bao nhiêu?

Trả lời: Theo báo cáo từ các huyện, thành phố, số người mắc THA, ĐTĐ đang được quản lý của tỉnh Bắc Kạn đến tháng 12/2020 thì số mắc ĐTĐ là 2.728 người. Như vậy ước số người mắc ĐTĐ của tỉnh Bắc Kạn đến nay chưa được phát hiện là:

Số ĐTĐ chưa được phát hiện:   8.600 -  2.728  =  5.872 người.

40.  Hỏi: Vì sao khi mắc ĐTĐ mà mắc thêm bệnh THA thì càng nguy hiểm?

Trả lời:THA gây cản trở luồng máu lưu thông đến thận, gây suy thận, THA làm nặng thêm các biến chứng của ĐTĐ, khi bệnh ĐTĐ gây tổn thương động mạch vành và động mạch não thì THA sẽ làm cho bệnh nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não nặng hơn. Bởi vì THA làm tăng áp lực lên thành động mạch vành và thành động mạch não, vốn nó đã bị tổn thương do THA và đường máu rồi. Chỉ cần một cơn THA nhẹ thì động mạch sẽ bị vỡ hoặc tắc hoặc bán tắc, khi bán tắc cục máu đông di chuyển đến chỗ không di chuyển được nữa thì gây tắc mạch hoàn toàn.

41.  Hỏi: Nguyên lý y học gia đình (NLYHGĐ) trong phòng chống THA, ĐTĐ là gì?

Trả lời: NLYHGĐ là chăm sóc toàn diện, lấy bệnh nhân làm trung tâm, hướng tới dự phòng cho cộng đồng, với 6 nguyên tắc chăm sóc là: liên tục - toàn diện - phối hợp - hướng dự phòng -hướng gia đình - hướng cộng đồng.

42.  Hỏi:Phòng chống THA, ĐTĐ theo NLYHGĐ là gì?

Trả lời: Phòng chống THA, ĐTĐ theo NLYHGĐ là gồm các công việc tư vấn, truyền thông, khám sàng lọc, chẩn đoán, chăm sóc, điều trị, theo dõi thường xuyên, liên tục người bệnh ĐTĐ, THA trên địa bàn quản lý kể từ khi phát hiện bệnh.

43.  Hỏi:Mục đích, nội dung phòng chống ĐTĐ, THA theo NLYHGĐ là gì?

Trả lời:

Truyền thông phòng chống các YTNC để giảm người mắc THA, ĐTĐ.

 Khám sàng lọc thường xuyên liên tục để phát hiện sớm người mắc THA, ĐTĐ.

Theo dõi diễn biến bệnh của từng bệnh nhân qua khám định kỳ hoặc thăm gia đình để xử lý kịp thời những biến chứng nếu có.

 Giúp người bệnh tiếp tục tuân thủ điều trị: chế độ ăn uống luyện tập, dùng thuốc và loại bỏ các yếu tố nguy cơ.

 Nâng cao chất lượng cuộc sống về thể chất và tinh thần cho người bệnh.

44.  Hỏi:Vai trò, trách nhiệm của người bệnh trong NLYHGĐ là gì?

Trả lời: Tuân thủ các hướng dẫn phòng chống bệnh của nhân viên y tế về chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc.

Tham gia các buổi truyền thông, hội thi về phòng chống bệnh THA, ĐTĐ do xã tổ chức.

Quyết tâm từ bỏ nhanh các YTNC có thể khắc phục được.

Rủ, nhắc người cùng mắc bệnh đi khám bệnh theo lịch hẹn.

Khuyên thành viên trong gia đình, hàng xóm đi khám bệnh để phát hiện THA.

 Lưu giữ thật tốt các loại hồ sơ, sổ y bạ sau mỗi lần đi khám bệnh.

 Biết cách tự đo huyết áp, đánh giá kết quả đo huyết áp.

Biết cách tự đo làm xét nghiệm ĐHMM, đánh giá kết quả đường huyết.

Nắm được ý nghĩa và giới hạn bình thường của một số kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu.

45.  Hỏi: Tại sao bệnh nhân ĐTĐ thì dễ bị mắc bệnh lao?

Trả lời:Nguyên nhân ĐTĐ mắc bệnh lao phổi thường do cơ chế bị suy giảm miễn dịch đề kháng giảm sút và tạo điều kiện cho các vi khuẩn lao phát triển.

Biểu hiện phổ biến nhất là các dấu hiệu như sốt nhẹ về buổi chiều, sút cân, ho kéo dài. Để đảm bảo sức khỏe bạn nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

46.  Hỏi: Trẻ béo phì có dễ bị ĐTĐ?

Trả lời: 

ĐTĐ týp 2 thường gặp ở người lớn trên 40 tuổi, ít gặp ở trẻ em, và thường xuất hiện trên cơ địa béo phì.

Tuy nhiên, béo phì không phải là nguyên nhân gây ĐTĐ, chỉ là yếu tố thúc đẩy dẫn đến ĐTĐ trên một cá thể mang yếu tố di truyền mà thôi.

47.  Hỏi: Vì sao bị ĐTĐ thì vết thương khó liền? 

Trả lời:ĐTĐ thì vết thương khó liền vì

Người bệnh ĐTĐ bị vết thương, hay nhiễm trùng sẽ lâu lành hơn người bình thường vì khi đường máu quá cao do đường huyết cao sẽ làm cơ thể giảm khả năng chống lại vi trùng, sự lên mô hạt cũng kém dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành.

Ngoài ra còn một nguyên nhân làm cho vết thương lâu lành là do người mắc bệnh ĐTĐ, lượng đường máu cao gây ức chế các hoạt động chống vi khuẩn của cơ thể.

Vì vậy phải giữ vệ sinh vùng vết thương và chữa kịp thời tránh các tổn thương nghiêm trọng khác xẩy ra. 

48.  Hỏi: Tôi bị bệnh ĐTĐ type2 được 2 năm nay, lúc đầu có dùng thuốc, 6 tháng nay đã ngưng, tôi đi khám kiểm tra thấy đường máu bình thường vậy bệnh ĐTĐ của tôi đã hết chưa?

Trả lời:Bệnh ĐTĐ là bệnh mãn tính, hiện nay chưa có phương pháo điều trị dứt điểm mà chỉ giữ cho lượng đường trong máu bình thường, nhằm phòng ngừa các biến chứng xảy ra. Mặc dù không dùng thuốc, đường máu đã ở ngưỡng bình thường nhưng bạn vẫn phải duy trì chế độ ăn kiêng và vận động thể lực hợp lý, thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu lúc đói và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

49.  Hỏi: Bảo vệ bàn chân ở người bệnh ĐTĐ thế nào?

Trả lời:

ĐTĐ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác như tim mạch, thận, mắt... và viêm nhiễm đôi bàn chân. Nhiều trường hợp do viêm nhiễm quá nặng có thể dẫn đến phải cắt cụt chi.

Để bảo vệ bàn chân của người ĐTĐ tránh bị nhiễm khuẩn cần chú ý những yếu tố sau: Luôn mang giày dép mềm để tránh dẫm phải những vật nhọn, nên mang giày vừa chân, nên thay giày sau khi mang liên tục 4-5 giờ. Khi mang giày phải có tất, nên dùng tất cotton hay chất len, nên thay tất thường xuyên nếu ra nhiều mồ hôi. Rửa chân sạch sẽ hàng ngày và tránh ngâm chân lâu trong nước, nếu bị khô nẻ ở chân thì dùng kem dưỡng ẩm. Quan tâm đến các vết chai ở chân, không để hình thành các nốt phỏng rộp. Khi bị viêm loét cần được đi khám và được hướng dẫn điều trị.

Bị ĐTĐ thì không chỉ bảo vệ bàn chân mà còn cần phải kiểm soát đường huyết chặt chẽ để tránh các biến chứng khác. Dù điều kiện sống ở nông thôn hay ở thành phố thì việc chủ động phòng ngừa bệnh vẫn là quan trọng nhất.

50.  Hỏi: Tôi đang mang thai và bị ĐTĐ, tôi rất băn khoăn không biết có nên giảm cân để điều chỉnh đường huyết. Nếu tiếp tục tăng cân, tôi rất sợ có những biến chứng xấu xảy ra do không kiểm soát được đường huyết. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên tốt nhất để vừa chữa được bệnh ĐTĐ, vừa không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Trả lời:

ĐTĐ ở phụ nữ đang mang thai rất dễ có những biến chứng thai sản. Sức khỏe của người mẹ cũng bị đe dọa trước những biến chứng ĐTĐ, vì vậy đòi hỏi phải có sự chăm sóc và điều trị.

Những bệnh nhân ĐTĐ khi có thai, cần điều trị tình trạng tăng đường huyết, theo dõi đường huyết để điều chỉnh được nồng độ đường huyết bằng cách điều chỉnh chế độ ăn và insulin.

Trong chế độ ăn, do nhu cầu calo của người phụ nữ mang thai cao hơn so với người bình thường, nên không cần giảm calo để kiểm soát đường huyết, thậm chí còn được phép tăng cân ưong thời kỳ có thai. Tuy nhiên phải hạn chế thức ăn nhiều chất béo, mỡ động vật, hạn chế sử dụng đường hóa học và phải cung cấp đủ protein. Nên ăn mỗi ngày 3 bữa và một bữa phụ vào buổi tối trước khi đi ngủ. 

Trong trường hợp điều trị ĐTĐ bằng chế độ ăn không còn hiệu quả thì phải kết hợp điều trị bằng insulin. Đối với bệnh nhân đã bị ĐTĐ trước thời kỳ có thai thường phải tiêm insulin 2 lần/ngày. cần theo dõi sát sao đường huyết, nên đo đường huyết vào lúc 9 giờ tối và 3 giờ sáng sau khi đã có bữa ăn phụ để đánh giá đúng nhu cầu insulin cần đưa vào.

Cần lưu ý, phụ nữ mang thai đang điều trị ngoại trú bằng insulin nhưng đường huyết không ổn định cần phải đưa bệnh nhân vào điều trị nội trú trong bệnh viện, đặc biệt thời gian trước và sau khi đẻ.

Biến chứng mãn tính của bệnh ĐTĐ rất quan trọng đối với bệnh nhân có thai, nhất là những người bị bệnh này đã lâu. Đó là biến chứng võng mạc, bệnh nhân có thể bị nặng lên rất nhanh trong thời kỳ có thai, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và con; biến chứng bệnh mạch máu lớn, vi mạch có thể làm giảm tuần hoàn nhau thai, đây là biến chứng đe dọa đến sự sống của thai nhi.

Vì những biến chứng nguy hiểm trên, người phụ nữ mang thai mà bị ĐTĐ ngoài chế độ dùng insulin, luôn cần quan tâm đến chế độ ăn. Không ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo, đường, nhưng phải đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.

51.  Hỏi:Tôi đang mang thai và được chẩn đoán là ĐTĐ thai kỳ, như vậy con tôi sinh ra sau này có nguy cơ bị ĐTĐ không vậy bác sĩ?

Trả lời: Chào bạn, mẹ bị ĐTĐ thai kỳ làm tăng tỉ lệ con bị béo phì, rối loạn dung nạp đường, ĐTĐ sau này. Nếu mẹ mắc ĐTĐ típ 2 thì 40 % con cái của mình sau này có nguy cơ mắc ĐTĐ trong cuộc đời của nó, nếu cả bố mắc ĐTĐ type 2 nữa thì tỉ lệ này tăng lên 60%.

52.  Hỏi: Bệnh ĐTĐ có thể chữa khỏi được không?

Trả lời:ĐTĐ là bệnh mãn tính, đến nay y học chưa thể chữa khỏi được nhưng nếu người bệnh có chế độ ăn uống hợp lý và duy trì thường xuyên các hoạt động thể dục thể thao có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

53.  Hỏi: Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ có người lớn mới mắc bệnh ĐTĐ nhưng trên thực tế thì đã có rất nhiều trẻ bị căn bệnh nguy hiểm này. Vậy làm thế nào để phòng tránh và nếu bị ĐTĐ, trẻ cần được chăm sóc như thế nào? 

Trả lời:

ĐTĐ type 1 là loại ĐTĐ thường gặp ở trẻ em, chiếm 90 - 95% trẻ dưới 16 tuổi. Nguyên nhân la do tại sao tuyến tụy không thể sản sinh insulin.

ĐTĐ type 1 được phân loại giống như một bệnh tự động miễn dịch, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào chính mô hoặc một trong những tổ chức tế bào của cơ thể.

Khi mắc ĐTĐ type1 thì tế bào ở các tuyến tụy bị phá huỷ nên sẽ không sản sinh ra được Insulin.

Quan trọng nhất là bạn phải kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn của trẻ, không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, béo... Hãy cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, kết hợp với một chế độ tập luyện phù hợp.

54.  Hỏi: Lý do gì khiến nhiều trẻ em lại mắc bệnh ĐTĐ?

Trả lời:

Cũng như những người trưởng thành, lý do mắc ĐTĐ ở trẻ nhỏ không được biết đến một cách cặn kẽ. Nó có thể liên quan đến gen và môi trường sống. Phần lớn trẻ đều có khả năng mắc ĐTĐ type 1, không phụ thuộc vào việc trẻ đó được sinh ra trong một gia đình có tiền sử mắc bệnh ĐTĐ.

Bên cạnh đó, một chế độ chăm sóc quá mức và không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân đáng chú ý. 

55.  Hỏi: Bệnh ĐTĐ ở trẻ em có những triệu chứng gì? Làm sao có thể phát hiện sớm bệnh này?

Trả lời:

Triệu chứng chính ở trẻ em cũng tương tự như người lớn. Chúng có dấu hiệu xuất hiện trong một vài tuần như: Khát nước, mệt mỏi, giảm cân, thường xuyên đi tiểu.

Ngoài ra chúng còn có các triệu chứng khác đối với trẻ như: đau bụng, đau đầu, có vấn đề về hành vi cư xử khác thường.

Các bác sĩ cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng khả năng mắc bệnh ĐTĐ ở bất kỳ trẻ nào mà không hề liên quan đến tiền sử bệnh tật của gia đình. 

Nếu bệnh ĐTĐ được chẩn đoán, bạn cần phải tham khảo những điều đặc biệt về ĐTĐ của trẻ em.

56.  Hỏi: ĐTĐ được chữa trị như thế nào cho trẻ?

Trả lời:

Việc chăm sóc bệnh ĐTĐ ở trẻ thông thường được điều trị bởi bệnh viện hơn là bác sĩ đa khoa của họ.

Hầu hết trẻ em mắc ĐTĐ cần được điều trị insulin, cần được cung cấp insulin hàng ngày (tác dụng nhanh và chậm) và tăng lượng insulin theo tuổi.

Hiện nay có nhiều loại insulin có thời gian tác dụng nhanh chậm khác nhau, do đó, việc điều trị cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.

Thường trong những năm đầu sau khi chẩn đoán bị bệnh, con bạn có thể chỉ cần một lượng nhỏ insulin. Đây được coi là thời kỳ đầu tiên của bệnh.

Cũng như điều trị insulin, điều chỉnh lượng đường glucose tốt và tránh giảm quá lượng đường trong máu là rất quan trọng. Vì có nhiều loại bệnh ĐTĐ phức tạp tăng thêm cùng với bệnh ĐTĐ đang mắc phải trong thời gian dài mắc bệnh.

57.  Hỏi: Cha mẹ có thể làm gì giúp con của mình bị ĐTĐ?

Trả lời:

Cha mẹ phải xác định chung sống với bệnh ĐTĐ, nên phải có quan điểm điều trị đúng đắn, tích cực. Cần phải kết nối với một bác sĩ thân thiện vớigia đình bạn hoặc phòng khám của một bệnh viện gần nhất.

Sự hiểu biết và thực hành phòng chống bệnh ĐTĐ đòi hỏi cha mẹ phải kiên nhẫn.Những cách sau giúp bạn hiểu biết thêm về bệnh ĐTĐ: 

Học cách tiêm insulin như thế nào. Insulin thường được tiêm ở bụng hoặc bắp đùi. 

Nhận biết các triệu chứng về glucose trong máu thấp (hạ đường huyết), bệnh ĐTĐ nhiễm axit và biết cách khắc phục nó. 

Đảm bảo rằng đường glucose luôn luôn có sẵn trong nhà.

Luôn đo mức độ glucose trong máu và dạy cho con bạn biết phải làm gì ngay khi chúng đã lớn. 

Dạy cho con bạn cách tiêm insulin như thế nào. 

Gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra tình trạng bệnh và đặc biệt nếu con bạn bị ốm vì bất cứ lý do gì để được tư vấn khám và điều trị phù hợp. 

Thông báo cho nhà trường về con bạn mắc bệnh ĐTĐ để nhà trường có biện pháp hỗ trợ. 

Tiếp xúc với những người bị mắc ĐTĐ xung quanh để có sự giúp đỡ hơn. 

58.  Hỏi: Lợi ích của hoạt động thể lực trong phòng chống bệnh ĐTĐ là gì?

Trả lời:

· Giảm Glucosemáu do tăng sử dụng Glucosevà tăng nhạy cảm Insulin.

· Giảm cân và duy trì cân nặng.

· Giảm huyết áp.

· Giảm rối loạn Lipidmáu.

· Cải thiện hoạt động tim mạch.

· Tập luyện đều đặn là tăng sức mạnh, độ dẻo dai và sự linh hoạt của cơ thể.

· Giảm stress, giúp duy trì và cải thiện chất lượng cuộc sống.

59.  Hỏi: Luyện tập đúng cách trong phòng chống bệnh ĐTĐ là gì?

Trả lời:

Giai đoạn khởi động: Từ 5-10 phút, giúp làm ấm người, nên thực hiện những động tác đơn giản, dễ, cường độ thấp để cơ ấm lên từ từ và dễ co duỗi khi vào bài tập vận động. Khởi động các khớp từ từ trên xuống dưới theo thứ tự từ đầu, cổ, tay, hông, đầu gối, cổ chân.

Giai đoạn tập luyện: Thực hiện các bài tập vận động từ 20 - 30 p.

Giai đoạn làm nguội: Từ 5 - 10 phút. Đây là giai đoạn thư giãn, thả lỏng cơ thể sau giai đoạn tập luyện, các động tác chậm để đưa cơ thể dần dần về trạng thái ban đầu.

60.  Hỏi: Xin cho hỏi có phải ai bị bệnh ĐTĐ cũng bị yếu sinh lý? Đây có phải là triệu chứng phát hiện bệnh ĐTĐ?

Trả lời:

Theo những thống kê ở nước ngoài thì tình trạng rối loạn cương dương chiếm khoảng từ 20- 71% ở những người đàn ông bị bệnh ĐTĐ. Nguy hại hơn nữa khi các nhà chuyên môn thấy rằng những người bị ĐTĐ hay bị rối loạn dương cương cao gấp 3 lần so với những người không bị bệnh ĐTĐ.

Tình trạng rối loạn cương dương ở những bệnh nhân bị ĐTĐ xảy ra cả ở độ tuổi trẻ hơn và ngay trong giai đoạn sớm của bệnh. Có tới 56% số bệnh nhân ĐTĐ bị rối loạn cương dương ngay trong 5 năm đầu tiên của bệnh và có rất nhiều trường hợp rối loạn dương cương là triệu chứng đầu tiên của bệnh ĐTĐ.

Một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của tình trạng rối loạn cương dương ở bệnh nhân ĐTĐ là bệnh nhân càng lớn tuổi, tình trạng bệnh càng nặng nề.

Ngoài ra, còn có những yếu tố nguy cơ khác thường thấy là; thời gian bị bệnh ĐTĐ càng bị lâu càng dễ bị rối loạn cương dương; việc kiểm soát đường huyết không tốt do bệnh nhân không điều trị hoặc điều trị không đúng quy cách; bệnh nhân hút thuốc lá, nghiện rượu, trầm cảm hay bị các bệnh khác đi kèm.

61.  Hỏi: Tại sao bị yếu sinh lý khi mắc bệnhĐTĐ?

Trả lời:

Có hai nguyên nhân chính trực tiếp gây ra yếu sinh lý, thứ nhất là do tổn thương thuộc hệ thống thần kinh chức năng, đặc biệt các dây thần kinh dương vật. 

Thứ hai là ĐTĐ thường biến chứng gây suy bệnh tim làm thiếu lưu lượng máu đến dương vật.

62.  Hỏi: ĐTĐliệu có phải kiêng chất béo hoàn toàn không? vì sao?

Trả lời:

ĐTĐ thường kèm mỡ máu cao nên bệnh nhân thường được thầy thuốc khuyên hạn chế chất béo. Tuy nhiên với những người không bị thừa cân, việc quá kiêng chất béo sẽ dẫn đến nhiều tác hại.

-       Những hệ quả của việc kiêng hẳn chất béo:

+ Tăng đường huyết: Chất béo giúp thức ăn lưu lại ở dạ dày lâu hơn, sự tiêu hóa thức ăn chậm lại, do đó đường sẽ được hấp thu vào máu chậm hơn và đường máu sau ăn sẽ không bị tăng cao quá mức. Khi kiêng chất béo, để chống lại hiện tượng đói, bệnh nhân ĐTĐ sẽ ăn bù bằng các nguồn chất bột khác như khoai sọ, bánh mì, bột ngũ cốc, ngô, khoai, sắn... và cuối cùng là đường máu sẽ tăng hơn nữa (tạm gọi hiện tượng này là “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”). 

+ Thiếu chất: Các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K... chỉ được hấp thu vào máu nếu có đủ dung môi là các chất béo. Tổ chức mỡ trong cơ thể không chỉ đơn thuần là nơi dự trữ chất béo mà thực sự là một cơ quan cực kỳ năng động và cũng cần thay cũ đổi mới mỗi ngày. Não của chúng ta được cấu tạo bởi 2/3 là chất béo.

63.  Hỏi: Một số cách bảo vệ cơ thể trước hiểm họa ĐTĐ. Tôi nghe nói tỉ lệ người bị ĐTĐ ngày càng tăng. Vậy tôi phải làm gì để tự bảo vệ mình.

Trả lời:

Bệnh ĐTĐ type 2 chiếm khoảng 80% tổng số ca bệnh, nguyên nhân chủ yếu là insulin bị giảm tác dụng hoặc thiếu hụt. Đối tượng nguy cơ cao là người trên 40 tuổi, người béo phì hoặc thừa cân, nhất là béo bụng, người có anh chị em ruột hoặc bố, mẹ bị ĐTĐ. Những bệnh nhân cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, phụ nữ có tiền sử sinh con trên 4kg hoặc bị ĐTĐ thai nghén cũng rất dễ bị ĐTĐ type 2. Hiện có 3 phương pháp phòng bệnh đang được áp dụng cho những người có nguy cơ cao: 

Tập luyện thể thao: Một nghiên cứu kéo dài trong 10 năm ở Mỹ thực hiện trên nam giới khỏe mạnh cho thấy, những người tập thể dục thể thao đều đặn ít bị ĐTĐ typ 2 hơn so với người không tập. Lợi ích này rõ rệt nhất ở nhóm người béo phì hoặc thừa cân.

Giảm cân: ở các bệnh nhân ĐTĐ type 2, giảm cân sẽ giúp kiểm soát đường máu tốt hơn. Còn ở những người bị tiền ĐTĐ, giảm cân sẽ giúp cải thiện tình trạng dung nạp glucose và ngăn ngừa sự tiến triển thành ĐTĐ type 2.

Khi giảm cân, người bệnh phải cố gắng giảm được số đo vòng bụng, vì rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, béo bụng có vai trò gián tiếp rất quan trọng làm giảm tác dụng của insulin, gây ra ĐTĐ. Những người có vòng bụng trên 90cm là các đối tượng cần giảm cân nhất. 

Dùng thuốc: Có 3 nhóm thuốc đang được nghiên cứu, đánh giá xem liệu có thể phòng được ĐTĐ type 2, ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển từ giảm dung nạp glucose thành ĐTĐ type 2 hay không đó là:

+ Metformin: Có tác dụng làm các cơ quan nhạy cảm hơn với insulin. Thuôc sẽ có hiệu quả cao hơn nhiều nếu kết hợp với tập thể dục thể thao đều đặn và thay đổi chế độ ăn. 

+ Thiazolidinediones: Gồm các thuốc Rosiglitazone và Pioglitazone, làm tăng tác dụng của insulin tại mô cơ, giúp cải thiện tình trạng dung nạp glucose ở những người bị giảm dung nạp. Nó từng bị ngưng dùng do có tác dụng phụ nguy hiểm với những người bị bệnh gan hoặc tim. Gần đây, đã xuất hiện một loại thuốc kết hợp Metformin với Thiazolidinedione, có tên là Avandamet.

+ Các thuốc nhóm ức chế men chuyển; Ví dụ như Perindopril, Enalapril..., được dùng chủ yếu để điều trị các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, suy tim. Một nghiên cứu lớn trên hàng nghìn người mắc bệnh tim mạch cho thấy, thuốc này còn có thể phòng ngừa ĐTĐ type 2.

64.  Hỏi: Phòng ngừa ĐTĐ type 1 như thế nào?

Trả lời:

ĐTĐ type 1 do tụy bị phá hủy, không sản xuất đủ insulin. Đây là loại bệnh tự miễn dịch, trong đó cơ thể tự sinh ra các kháng thể tấn công và phá hủy những tiểu đảo tụy, nơi chứa các tế bào sản xuất insulin.

Những đối tượng có nguy cơ bị bệnh ĐTĐ type 1 được xác định là những người có kháng thể kháng tiểu đảo tụy. Vì vậy để tìm ra biện pháp dự phòng ĐTĐ type 1 đang là vấn đề rất khó khăn của các nhà khoa học.

Trong khi các phương pháp phòng bệnh ĐTĐ type 2 khá phong phú thì các phương pháp phòng ĐTĐ type 1 vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu.

Việc điều trị thay thế insulin sớm cũng hứa hẹn nhiều triển vọng. Một phương pháp khác là điều trị kết hợp các thuốc với nhau. Tuy nhiên, tất cả chúng đều đang trong giai đoạn nghiên cứu.

65.   Hỏi: Bệnh ĐTĐ có thể chữa khỏi? Bệnh ĐTĐ có thể chữa khỏi hoàn toàn không thưa bác sĩ? Gây ảnh hưởng đến các cơ quan nào?

Trả lời:ĐTĐ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Để điều trị cần phải kết hợp dùng thuốc và chế độ ăn hợp lý mới có thể kiểm soát được lượng đường trong máu. Nếu được điều trị tốt, bệnh nhân sống khỏe mạnh bình thường. Nếu điều trị không đúng hoặc không điều trị thì đường máu sẽ tăng lại.

ĐTĐ lâu năm sẽ đưa đến các biến chứng: mờ mắt, suy tim, suy thận, tăng huyết áp, viêm tắc động mạch gây hoại tử chi, nhiễm trùng... ở các bệnh nhân dư cân thì việc giảm cân sẽ tốt cho điều trị bệnh.

66.  Hỏi: Tại sao người bị bệnh ĐTĐ nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày?

Trả lời:

Chăm sóc bàn chân mỗi ngày là việc nên làm khi kiểm soát bệnh ĐTĐ. Ở người mắc bệnh ĐTĐ, bàn chân và ngón chân thường lạnh do luồng máu lưu thông dẫn đến chân bị gián đoạn. Những vết trầy xước, sưng, bầm tím ở chân lâu hoặc khó lành là những dấu hiệu bạn nên kiểm tra bệnh mỗi ngày.

67.  Hỏi: Giảm cân nhiều có giúp tôi hết bệnh ĐTĐ không?

Trả lời:Về việc giảm cân nhiều sẽ không giúp hết bệnh ĐTĐ vì bệnh ĐTĐ là bệnh mạn tính và cần được điều trị sớm. Tuy nhiên giảm cân cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp bạn kiểm soát các bệnh khác, để đảm bảo sức khỏe và phòng chống bệnh ĐTĐ chúng ta cần ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao và thư giản tinh thần để đảm bảo một sức khỏe tốt.

68.  Hỏi: Người bị bệnh ĐTĐ nên ăn uống như thế nào cho hợp lý?

Trả lời:Để đảm bảo sức khỏe và kiểm soát tốt đường huyết trong ngưỡng an toàn người bệnh cần chế độ ăn uống hợp lý như sau:

- Chia đều các bữa ăn trong ngày để cơ thể không bao giờ quá đói
- Chọn các loại thực phẩm nguyên hạt, tự nhiên, giàu dưỡng chất

- Tránh xa các chất béo, thực phẩm quá ngọt hoặc chứa nhiều calories

- Ăn rau củ để bổ sung chất xơ cho cơ thể

- Hạn chế hấp thụ muối ăn xuống dưới 2300mg mỗi ngày.

69.  Hỏi: Về định mức glucose máu bao nhiêu là chỉ số an toàn?

Trả lời:Định mức Glucose máu là một chỉ số dùng để biểu thị lượng đường có trong máu của bạn, mức Glucose máu thường xuyên dao động trong ngày và được tính theo đơn vị mmol/L và một người được chẩn đoán Glucose an toàn khi đáp ứng các tiêu chí:

- Glucose máu khi mới thức dậy từ 3,8 – 5,5mmol/L

-  Glucose máu đo được trong vòng 2 tiếng sau bữa ăn là dưới 7,8 mmol/L

70.  Hỏi: Tôi  bị ĐTĐ mà thường xuyên tiêm insulin vậy có hiệu quả không?

Trả lời:Tiêm insulin là liệu pháp điều trị hàng đầu cho bệnh ĐTĐ, nhưng để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc, bạn không nên tự ý uống thuốc mà phải đi khám Bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng theo mức độ bệnh lý điều trị một cách hiệu quả nhất.

71.  Hỏi: Tôi bị ĐTĐ thì có thể dùng chung thiết bị đo glucose máu với người thân được không ạ?

Trả lời:Bệnh ĐTĐ không lây nhiễm theo bất kỳ đường nào. Tuy nhiên đo đường huyết tùy tiện sẽ khiến bạn dễ bị bệnh truyền nhiễm qua đường máu. Chính vì vậy, không nên dùng chung các thiết bị đo glucose tại nhà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

72.  Hỏi: Tôi bị bệnh ĐTĐ có cần theo dõi đường máu thường xuyên và cách theo dõi đường máu như thế nào?

Trả lời: Bạn cần theo dõi đường máu sẽ là biện pháp kiểm soát tốt bệnh ĐTĐ và phòng ngừa các biến chứng do ĐTĐ gây ra.

Đối với bệnh nhân ĐTĐ type 1 hoặc type 2 đang sử dụng isulin nên thử đường máu ít nhất 4 lần trong ngày trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. 

Đối với phụ nữ mang thai có rối loạn đường máu nên thử ít nhất 6 lần/ ngày vào trước các bữa ăn hoặc 2 giờ sau ăn để đạt ngưỡng đường máu gần bình thường nhất giúp thai nhi phát triển tốt.

73.  Hỏi: Tôi thường xuyên bị stress thì có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ không?

Trả lời:Stress không phải là thủ phạm dẫn dến bệnh lý ĐTĐ. Tuy nhiên với người bị ĐTĐ thường xuyên bị stress có thể làm bệnh nặng hơn vì làm tăng mức đường huyết.

74.  Hỏi: Tôi bị bệnh ĐTĐ thì có cần kiêng uống rượu và hút thuốc lá không?

Trả lời: Uống rượu nhiều và hay hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe nói chung mà còn đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh nhân ĐTĐ vì rượu phá hủy các tế bào sản xuất insulin một cách từ từ, còn hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do các biến chứng ĐTĐ gây ra.

75.  Hỏi: Vì sao TYT cần phải thực hiện kỹ thuật xét nghiệm đường huyết mao mạch (ĐHMM)

Trả lời:TYT rất cần phải thực hiện kỹ thuật xét nghiệm ĐHMM, bởi vì:

- Để phát hiện sớm người có YTNC qua bảng chấm điểm sàng lọc nghi ngờ THA và YTNC của ĐTĐ. Nếu chấm điểm trên 6 điểm thì làm xét nghiệm ĐHMM ngay.

- Kết quả sàng lọc chỉ cần đường huyết ≥5,6mmol/l là cho chỉ định xét nghiệm đường huyết tĩnh mạch ngay để chẩn đoán xác định

- Để hàng tháng theo dõi, đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân ĐTĐ đối với những bệnh nhân được tuyến trên giới thiệu chuyển về xã điều trị.

76.            Hỏi: Tại sao phải khám bệnh lồng ghép THA và ĐTĐ?

Trả lời: Bởi vì

THA và ĐTĐ có cùng YTNC.

Khám hỏi bệnh và chỉ định các xét nghiệm cơ bản giống nhau.

Căn cứ lời kể của bệnh nhân về lý do đi khám THA hoặc ĐTĐ thì khi khám bệnh này đồng thời phải khám xem có mắc bệnh kia không.

Để sử dụng thuốc cho hiệu quả hơn.

Để tiên lượng.

77.            Hỏi: Qui trình quản lý điều trị ĐTĐ tại TYT như thế nào

Trả lời:

anh tin bai

78.  Hỏi: Khi khám lồng ghép THA và ĐTĐ thì phần tiền sử lưu ý khám những gì?

Trả lời:Cần lưu ý hỏi như sau

- Họ tên, ngày, tháng năm sinh, nghề nghiệp.

- Lý do chính đi khám là gì? mong muốn gì?

- Số đo HA, Glucose máu trước đây?

- Triệu chứng và tiến triển: Nghi ĐTĐ khi có sụt cân, uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều. Dấu hiệu tổn thương cơ quan đích do THA.

·     Não: đau đầu, chóng mặt; dấu hiệu thần kinh khu trú như sụp mi, méo miệng, nói khó, liệt nửa người.

·     Tim: khó thở, đau tức ngực.

·     Mắt: nhìn mờ.

·     Thận: đái ít, phù.

+ Biểu hiện biến chứng: THA, ĐTĐ đều gây đột quị, tổn thương các cơ quan đích, tiểu ít, phù nhiều, sưng chân, tê bì tay chân, kim châm, nóng rát bàn chân; nhiễm trùng lâu khỏi (chi tiết tạiphụ lục 1).

- Tiền sử chẩn đoán và điều trị ĐTĐ và các bệnh liên quan, kèm theo (THA, rối loạn mỡ máu, bệnh tim, thận): Thuốc đã/đang sử dụng, hiệu quả, tác dụng phụ, hoặc xem đơn thuốc, sổ y bạ.

- Các YTNC: Thuốc lá, rượu, bia, ăn nhiều đồ ngọt, ít rau, nhiều mỡ động vật, ít hoạt động thể lực.

- Tiền sử gia đình (trực hệ): bố mẹ đẻ, anh chị em ruột có bị ĐTĐ, mẹ bị ĐTĐ thai kỳ.

79.  Hỏi:Khi khám lồng ghép THA và ĐTĐ thì khám lâm sàng cần lưu ý những gì?

Trả lời:Cần lưu ý khám như sau

- Đo vòng eo, BMI, khám phù

- Đo HA, bắt mạch ngoại vi, nghe tim (đều hay không? có tiếng thổi động mạch cảnh, động mạch bụng?)

- Nghe phổi, khám bụng (chú ý tim xem có gan to không).

- Khám bàn chân bệnh nhân ĐTĐ: cảm giác, vết chai, loét.

- Xem kết quả XN đã có sẵn (chú ý điện giải đồ, chức năng gan, thận, cholesterol máu).

80.  Hỏi: Khi khám lồng ghép THA và ĐTĐ thì cần làmnhững xét nghiệm gì?

Trả lời:Cần lưu ý chỉ định xét nghiệm như sau

- Các XN cơ bản Hemoglobin và/hoặc hematocrit;

- Glucose máu khi đói;

- Lipid máu: cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C, triglycerides;

- Điện giải máu (Na, K), A. uric, creatinine;

- Chức năng gan: SGOT/SGPT máu;

- Tổng phân tích nước tiểu và tìm Protit niệu (định tính hoặc định lượng);

- Điện tâm đồ đủ 12 chuyển đạo.

81.  Hỏi: Nêu Một số thuốc thiết yếu điều trị THA, ĐTĐ và rối loạn chuyển hóa li pít máu tại TYT

Trả lời:

Tên thuốc trong nhóm thuốc

Liều

khởi đầu (ngày)

Liều tối ưu duy trì hàng ngày

Một số điểm lưu ý

1. Nhóm Thiazide/lợi tiểu giống thiazide

Hypdrochlothiazide

(HCTZ)

12,5mg

12,5 - 25mg

- Một số tác dụng phụ: Tiểu nhiều, rối loạn điện giải.

- Là thuốc nên được chọn đầu tiên, nhất là ở người thừa cân, béo phì.

Chlorthalidone

12,5mg

25mg

Indapamide SR

1,5mg

1,5mg

2. Chẹn kênh canxi (CCB)

Amlodipine

 

 

 

 

 

 

5mg

5 - 10mg

- Một số tác dụng phụ:

+ Phù nề mắt cá chân

+ Đỏ mặt

+ Đánh trống ngực, nhịp nhanh

 

Nifedipineretard

10mg

10 - 80mg

3. Ức chế men chuyển (ACE)

Enalapril

5mg

5 - 40mg

- Nên kiểm tra creatinine huyết thanh và kali máu trước khi sử dụng.

- Là thuốc hàng đầu cho ĐTĐ có

THA, có tiền sử tai TBMMN.

- Chống chỉ định:

+ Có thai

+ Tiền sử phù mạch với ACE khác

- Tác dụng phụ:

+ Ho (1-2% BN)

+ Đau đầu (2-5% BN)

+ Tăng creatinine huyết thanh

+ Tăng kali máu, yếu cơ, phù mạch

Captopril

25mg

25-100mg

Perindopril

5mg

5 - 10mg

Ramipril

2,5mg

2,5 - 20mg

4. Ức chế thụ thể angiotensin (ARB)

Losatan

25mg

100mg

- Ít gây ho hơn so với nhóm ức chế men chuyển (ACE) nên được dùng thay nhóm này khi BN ho nhiều.

- Chống chỉ định: có thai

Telmisartan

40mg

80mg

5. Chẹn bêta giao cảm)

Atenolol

25mg

25 - 100mg

- Chống chỉ định: Hen cấp tính, mạch < 55 lần/phút

- Ưu tiên dùng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ; người có tiền sử bị nhồi máu cơ tim 3 năm qua.

- Sử dụng nếu nhóm lợi tiểu và ức chế men chuyển không dung nạp.

- Tránh dùng atenolol là thuốc hàng đầu cho THA không phức tạp ở người > 60 tuổi.

Bisoprolol

2,5mg

2,5 - 10mg

Metoprolol

50mg

50- 100mg

Acebutolol

200mg

200 -800mg

 

 

 

6. Biguanides

Metformin

500mg dùng 1 lần

2000 mg chia 2 lần

- Nguy cơ hạ đường máu thấp, tuy nhiên cần theo dõi sát ở người cao tuổi.

- Cẩn thận ở người giảm chức năng thận (creatinine 130- 150mmol/l).

- Nếu có thừa cân-béo phì, thuốc có thể làm giảm trọng lượng cơ thể.

- Chống chỉ định:

+ Suy thận (creatinine > 150mmol/l)

+ Bệnh gan.

- Tác dụng phụ: Đau bụng, có thể gặp ở 50% BN. Khắc phục: uống thuốc khi ăn, tăng liều chậm. Thông thường sẽ bớt đi sau 1 - 2 tuần.

7. Sulphonylurea

 

Gliclazide

30­-80mg uống 01 lần trước ăn sáng

15 phút

320mg. Nếu liều trên 160mg/ngày thì chia làm2 lần uống trước ăn 15 phút.

- Có nguy cơ hạ đường huyết do làm tăng tiết insulin tuyến tụy. Do đó cần uống trước bữa ăn.

- Có thể làm tăng cân

8. Thuốc hạ Lipid máu

Simvastatin

10mg uống 1 lần vào buổi tối

40mg, uống

1 lần vào buổi tối

- Tác dụng phụ: đau cơ

- Liều tối đa đối với simvastatin khi dùng với amlodipine và diltiazem là 20mg/ngày.

Atorvastatin

10mg

80mg

9. Thuốc chống kết tập tiểu cầu

Aspirin

75- 100mg

 

Không sử dụng ở người có tiền xử xuất huyết.

 

82.  Hỏi:Khoảng cách giữa các lần khám, xét nghiệm cơ bản và theo dõi đối với THA và ĐTĐ như thế nào?

Trả lời:            

- Đối với THA:

+ Lần đầu tiên phát hiện THA: Cần khám lâm sàng toàn diện và làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản (hoàn thành trong vòng 3 tháng đầu).

+ Các xét nghiệm cơ bản cần nhắc lại định kỳ mỗi 3-6 tháng 1 lần hoặc sớm hơn khi người bệnh có biểu hiệu bất thường.

+ Theo dõi sát Huyết áp và các dấu hiệu lâm sàng trong 1 tháng đầu khi khởi trị hoặc khi thay đổi phác đồ điều trị THA. Khi HA ổn định (đạt HA mục tiêu và không có tác dụng phụ) thì sẽ khám và theo dõi định kỳ mỗi 1-3 tháng 1 lần.

Đối với ĐTĐ: Cần chuyển tuyến trên làm Xét nghiệm cơ bản khi phát hiện nghi ngờ ĐTĐ sau đó theo hướng dẫn của tuyến trên.

83.  Hỏi:Nguyên tắc về chế độ Dinh dưỡng với Bệnh nhân ĐTĐ như thế nào?

Trả lời:

a) Ăn đủ và đa dạng các nhóm thực phẩm.

b) Duy trì ổn định chất bột đường và nên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (<55%) như thực phẩm nguyên hạt hoặc nhiều chất xơ, gạo lức, gạo giã dối, bánh mì đen các loại khoai, củ. Biết chuyển đổi thực phẩm trong cùng nhóm.

c) Tăng cường ăn rau quả để cung cấp chất xơ, vitamin và muối khoáng, bảo đảm ăn đủ 5 đơn vị chuẩn (400g)/ngày. Một đơn vị chuẩn là 80g, tương đương với ½ bát con rau đã nấu hoặc 1 quả cam nhỏ hoặc 01 quả chuối cỡ vừa.

d) Hạn chế thực phẩm nguồn gốc động vật nhiều mỡ. Nên ăn đậu, vừng, lạc, cá. Nếu ăn thịt gà, vịt nên bỏ da, bởi da gà chứa nhiều cholesterol xấu không tốt cho sức khỏe.

84.  Hỏi: Người bị ĐTĐ thì khi chế biến thực phẩm thì cần lưu ý những gì?

Trả lời:

Hạn chế chế biến các món chiên, rán

Mỡ động vật.

Thịt gà nên bỏ da.

Dùng dầu thực vật ở nhiệt độ dưới 100độ c.

Các loại khoai củ: không nên chế biến dưới dạng nướng vì có chỉ số đường huyết cao.

Hạn chế sử dụng các loại nước quả em, xay sinh tố: nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ.

85.  Hỏi: Khi có triệu chứng của bệnh ĐTĐ type 2 thì phải đi khám bệnh có đúng không?

Trả lời:Sai, bởi vì Bệnh ĐTĐ type 2 là bệnh âm thầm tiến triển, nhiều người bệnh khi phát hiện ra bệnh thì đã bị các biến chứng của bệnh như: biến chứng mắt, thận, thần kinh ngoại biên. Vì vậy muốn phát hiện được bệnh ĐTĐ type 2 sớm để hạn chế biến chứng của bệnh thì phải đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ra bệnh.

86.  Hỏi: Những người dễ mắc bệnh tiểu đường là những người có chỉ số khối cơ thể cao, ít hoạt động thể lực, tiền sử gia đình liên quan tới bênh đái tháo đường đúng hay sai?

Trả lời:Đúng, bởi vì theo một số nghiên cứu cho thấy những người có chỉ khối cơ thể (BMI) trên 23, vòng eo nam trên 90cm, nữ trên 80 và tiền sử gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ là những người có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ.

87.  Hỏi: Khi sử dụng tới insulin là bệnh tiểu đường đã tới giai đoạn nặng đúng hay sai?

Trả lời:Sai, bởi vì Insulin là chỉ định bắt buộc điều trị ĐTĐ typ 1. ĐTĐ typ 2 khi tụy bị tổn thương nhiều không sản xuất đủ insulin đáp ứng nhu cầu của cơ thể nên phải tiêm insulin. Hiện nay, nhiều quan điểm nên tiêm insulin sớm để bảo vệ tụy ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Nặng hay nhẹ là nói về mức độ biến chứng của bệnh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

88.  Hỏi:Theo dõi tiến triển và các biến chứng của ĐTĐ như thế nào?

Trả lời:

- Định kỳ đo HA và Xét nghiệmGlucose máu.

- Định kỳ thử nước tiểu (kiểm tra Protit, ceton).

- Nên đi khám mắt lúc mới phát hiện ĐTĐ và tái khám 1 lần/2 năm nếu không có bất thường và đường máu được kiểm soát tốt hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

- Theo dõi và dự phòng biến chứng bàn chân:

+ Tránh đi chân đất hay không mang tất.

+ Rửa chân bằng nước ấm (chú ý kiểm tra độ nóng của nước) và lau khô đặc biệt ở các kẽ ngón chân.

+ Không cắt móng chân quá sát.

- Không được cắt vết chai, không bôi đắp các chất hóa học vào các vết chai.

+ Kiểm tra bàn chân hằng ngày, nếu thấy bất thường, có vết thương, mất hoặc giảm cảm giác cần đi khám ngay.

89                   .Hỏi:Tầm quan trọng của chế độ ăn trong điều trị ĐTĐ là gì?

Trả lời:Chế độ ăn của người bị ĐTĐ là chế độ ăn hợp lý nhằm mục đích nâng cao sức khỏe và tuổi thọ để sống lâu dài với bệnh. Chế độ ăn cho điều trị ĐTĐ phải là một thói quen ăn uống theo một chế độ ăn cân đối và điều hòa.

Chế độ ăn không những rất quan trọng để kiểm soát đường máu mà còn ngăn ngừa các biến chứng, cũng là nguyên tắc của thói quen ăn uống cho cuộc sống khỏe mạnh. Hay nói cách khác chế độ ăn cho điều trị ĐTĐ không phải là chế độ ăn đặc biệt gì cả mà là một chế độ ăn hợp lý.

90.  Hỏi:Nguyên tắc của chế độ ăn trong điều trị ĐTĐ là gì?

Trả lời:

Đảm bảo đúng mức năng lượng và cân đối về dinh dưỡng

Chế độ ăn không làm tăng Glucose máu nhiều sau bữa ăn và cũng không làm hạ Glucose máu lúc xa bữa ăn

Chế độ ăn không làm tăng các YTNC như rối loạn mỡ máu, THA, suy thận

Chế độ ăn phải phù hợp với tập quán, thói quen ăn uống của bệnh nhân, không làm thay đổi quá nhanh và nhiều về mónvà số lượng của các bữa ăn

Chế độ ăn đối với các loại ĐTĐ

91.  Hỏi:Chỉ số đường huyết là gì?

Trả lời: Các loại thực phẩm dù có hàm lượng Gluxit giống nhau, sau ăn sẽ làm tăng đường máu với mức độ khác nhau. Khả năng làm tăng đường máu sau ăn 2 giờ của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn là 100% như: Glucose, bánh mỳ trắng thì được gọi là chỉ số đường huyết của thực phẩm đó.

Vì vậy các loại thực phẩm khác nhau sẽ có khả năng làm tăng đường huyết khác nhau.

Thực phẩm có GI thấp làm tăng đường máu sau ăn thấp và từ từ.

Thực phẩm có GI cao làm tăng đường máu sau ăn nhiều và nhanh.

92.  Hỏi:Phân loại chỉ số đường huyết theo tiêu chuẩn Quốc tế như thế nào?

Trả lời:Phân loại chỉ số đường huyết phải dựa vào chỉ số đường huyết GI (glycemic index) của thực phẩm, cụ thể như sau:

Chỉ số đư­ờng huyết cao

Chỉ số đư­ờng huyết trung bình

Chỉ số đư­ờng huyết thấp

Chỉ số đ­ường huyết rất thấp

³ 70%

56–69%

40- 55%

< 40%

Nhóm thực phẩm có GI ≥ 70, chỉ số đường huyết cao (làm tăng đường huyết nhanh chóng) nhóm thực phẩm này người ĐTĐ cần tránh.

Nhóm thực phẩm có GI từ 56 – 69, chỉ số đường huyết trung bình: những thực phẩm cần hạn chế.

Nhóm thực phẩm có GI≤ 55, chỉ số đường huyết thấp (làm tăng đường huyết chậm), khuyến cáo người ĐTĐ nên sử dụng nhóm thực phẩm này.

93.  Hỏi:Bác sĩ cho tôi hỏi là người ĐTĐ thì phải hạn chế ăn tinh bột, nhưng nếu như vậy thì phải ăn những loại thực phẩm gì thay thế để đảm bảo năng lượng đủ cho cơ thể ạ.

Trả lời:Chào bạn, nhu cầu dinh dưỡng cho một người bao gồm 

Chất đạm: 15%-20% tổng năng lượng, hoặc 1g/kg/ngày. Trung bình cần 50g-60g (đạm) protid/người 50-55 kg; ví dụ như: 100g thịt nạc hoặc cá , 100g đậu phụ ( 1 bìa), 2 ly sữa tươi lạt hoặc sữa đậu nành lạt hoặc 01 ly sữa đạm cao ( ly 250 ml)

Chất béo: Lipid = 25% – 30% tổng năng lượng , hoặc 1g/kg/ngày. Nên ăn dầu thực vật tránh dùng mỡ động vật. Người trưởng thành 1 tuần có thể ăn tối đa 3-4 lòng đỏ trứng, nếu có rối loạn mỡ máu chỉ nên ăn 2 trứng 1 tuần, và chọn các loại sữa ít béo (không đường).

Chất bột đường: Glucid = 50-60% năng lượng hàng ngày, trung bình mỗi bữa ăn chính :1-2 chén lưng cơm, chọn các thực phẩm cùng nhóm có chỉ số đường thấp hơn, hạn chế các thức ăn, thức uống có nhiều đường: bánh kẹo, chè, nước ngọt, sữa ngọt nguyên kem …

Chất xơ, Vitamin, khoáng chất, vi lượng: RAU CỦ cung cấp các vitamin,chất khoáng và chất xơ, ít tinh bột. Nên ăn sống, hấp, luộc, hạn chế chiên, xào.

94. Hỏi: Vì sao người ĐTĐ phải ăn thêm khi tăng cường độ vận động?

Trả lời:Ở người bình thường, khi vận động thì đường máu vẫn ổn định, do đường máu được cung cấp từ glycogen dự trữ ở gan và cơ. Còn ở người ĐTĐ khi vận động do thiếu Insulin nên quá trình chuyển hóa glucogen thành Glucose bị giảm, nên lượng Glucose máu cũng giảm, dễ gây hạ đường huyết. Vì vậy người ĐTĐ cần phải lưu ý khi luyện tập nên kiểm tra đường máu và ăn thêm Glucid trước khi luyện tập.

95.  Hỏi:Nhu cầu và vai trò của chất xơ trong chế độ ăn của người ĐTĐ như thế nào?

Trả lời:

Để điều trị bệnh ĐTĐ, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và duy trì sức khỏe thì chất xơ trong khẩu phần ăn phải từ 20-25gam trong các bữa ăn hàng ngày.

Chất xơ rất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, ngoài tác dụng lưu giữ thức ăn ở dạ dày lâu hơn thì còn làm giảm hấp thu Glucose vào máu, nên có tác dụng điều hòa đường máu.

Chất xơ còn có tác dụng kéo các chất mỡ ra khỏi lòng ruột giúp ngăn ngừa tăng Cholesterol trong máu.

Chất xơ còn có tác dụng phòng chống táo bón, kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi cho đường ruột và làm tăng khả năng miễn dịch.

96.  Hỏi:Hệ thống chuyển đổi thực phẩm

Trả lời:Hệ thống chuyển đổi thực phẩm là nhóm các thực phẩm có giá trị năng lượng hoặc số lượng các chất dinh dưỡng tương đương vào cùng một nhóm có thể chuyển đổi thay thế cho nhau. Vì vậy đơn vị thực phẩm đó được gọi là đơn vị chuyển đổi thực phẩm.

Các thực phẩm được chia vào 3 nhóm chính cung cấp chủ yếu; Glucid, Lipid, Protit. Trong mỗi nhóm được chia thành các nhóm nhỏ hơn. Một thực phẩm trong bất kỳ một nhóm nào có thể thay đổi cho nhau.

97.Hỏi:Thực phẩm nên dùngđối với bệnh ĐTĐ là gì?

Trả lời:Đối với ngũ cốc nên chọn loại gạo lứt, bánh mỳ đen hoặc ngũ cốc xay sát dối.

Đối với thịt, nên chọn thịt có nguòn gốc động vật ít béo, giàu sắt và can xi, như thịt nạc, cá nạc, tôm, cua. Nên ăn đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương.

Đối với chất béo nên chọn các loại dầu thực vật có các a xít béo không no cần thiết cho cơ thể như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu.

Đối với sinh tố: Ăn các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình như thanh long, gioi, bưởi, đu đủ, cam.

Đối với sữa: chọn các loại sữa có chỉ số đường huyết thấp như diabetes, glucerna, nutrien.

98.Hỏi: Thực phẩm hạn chế dùng đối với bệnh ĐTĐ là gì?   

Trả lời:

Mến dong, bánh mỳ trằng.

 Các loại bột tinh chế như bột sắn dây, bột dong.

 Phủ tạng động vật, mỡ động vật, bơ.

Thịt chiên, rán.

 Các loại quả có hàm lượng đường cao như: Na, táo, nhãn, vải, mít, chuối, hồng xiêm, chôm chôm.

99.Hỏi:Thực phẩm không nên dùngđối với bệnh ĐTĐ là gì?

Trả lời:

Các loại bánh kẹo có chứa nhiều đường.

Các loại quả xấy khô.

Rượu, bia, nước ngọt có đường.

100.  Hỏi: Bố tôi vừa đi khám và chẩn đoán bị tiền ĐTĐ, hay đi tiểu về đêm, tiểu nhiều hay khát nước. Vậy chế độ sinh hoạt ăn uống, vận động của bố tôi nên thế nào, thưa bác sĩ?

Trả lời:Bố bạn hay đi tiểu về đêm, tiểu nhiều hay khát nước là triệu chứng được mô tả gần giống với mắc ĐTĐ. Tuy nhiên chẩn đoán xác định phải dựa vào Xét nghiệm HbA1c, Glucose máu đói và hoặc Glucose 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp Gluocose. Có thể khuyên bố bạn làm xét nghiệm kiểm tra 1 lần nữa cho chắc chắn. Mỗi 3 tháng  nên đi khám kiểm tra XN máu trở lại nhé. 

Trong trường hợp bố bạn mắc tiền ĐTĐ chỉ cần điều chỉnh ăn uống, vận động hợp lý sẽ ngăn chặn bệnh tiến triển đến ĐTĐ.

Về ăn uống: Chọn loại thức ăn có nhiều chất xơ, chất bột đường không quá 60% tổng năng lượng; trái cây ít ngọt;

Đạm: 1g/kg cân nặng/ngày

Cá: ít nhất 3 lần/tuần (lượng mỡ không bão hòa cao)

Mỡ: chọn loại mỡ không bão hòa (nguồn gốc thực vật chủ yếu)

Lượng alcohol tối đa cho phép < 1 lon bia/ngày, <150mL rượu vang đỏ/ngày.

Vận động: Vận động thể lực trung bình – nặng ít nhất 150 phút/tuần, trải đều ít nhất 3 ngày/tuần, giữa hai lần tập cách nhau không quá 2 ngày.

Nếu không có chống chỉ định (bệnh tim mạch, bệnh xương khớp), nên tập loại thể thao có kháng lực ít nhất 2 lần/tuần. Vận động ngoài giúp giảm đường, mỡ máu, còn cải thiện tình trạng tiểu đêm người cao tuổi và kiểm soát cân nặng.

                                                                                              Bs. Nguyễn Thái Hồng     

PGĐ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn

 

 

Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Bác sỹ Lộc Văn Huân- Tấm gương điển hình về Y đức
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 1193
  • Trong tuần: 12 711
  • Tất cả: 1757617
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập