image banner
CHƯƠNG TRÌNH 1363 /CTr-SYT-SNN&PTNT Phối hợp phòng, chống dịch, bệnh lây truyền từ động vật sang người trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013-2020
CHƯƠNG TRÌNH 1363 /CTr-SYT-SNN&PTNT Phối hợp phòng, chống dịch, bệnh lây truyền từ động vật sang người trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013-2020

UBND TỈNH BẮC KẠN

SỞ Y TẾ - SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Số 1363 /CTr-SYT-SNN&PTNT


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bắc Kạn, ngày 31 tháng 12 năm 2013

CHƯƠNG TRÌNH

Phối hợp phòng, chống dịch, bệnh lây truyền từ động vật sang người

trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013-2020

Căn cứ Quyết định số 2037/QĐ-UBND,ngày 22 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc qui định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Y tế;

Căn cứ Quyết địnhsố 2063/QĐ-UBND, ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc qui định vị trí, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/Pl-UBTVQH11;

Căn cứ Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT, ngày 27 tháng 5 năm 2013 về hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người;

Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng và Chi Cục trưởng Chi Cục Thú y tỉnh,

 Sở Y tế, Sở Nông nghiệp & Pháttriển nông thôn xây dựng chương trình phối hợp phòng, chống dịch, bệnh lây truyền từ động vật sang người trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013-2020, với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Quy định nội dung phối hợp và trách nhiệm giữa Sở Y tế và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.

2. Thực hiện chia sẻ thông tin, phối hợp tổ chức điều tra, xử lý ổ dịch, chia sẻ mẫu bệnh phẩm, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, phối hợp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

3. Đảm bảo các hoạt động phối hợp, chia sẻ thông tin về các hoạt động về phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người theo đúng Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Pháp lệnh Thú y; Thông tư số16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT.

4. Bảo đảm tính chủ động, kịp thời và liên tục đối với tất cả các hoạt động phối hợp.

II. NỘI DUNG PHỐI HỢP

1. Giám sát dịch, bệnh lây truyền từ động vật sang người. Danh mục các bệnh lây truyền từ động vật sang người được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT.

2. Tổ chức điều tra, xử lý ổ dịch, bệnh lây truyền từ động vật sang người.

3. Truyền thông về phòng, chống dịch, bệnh lây truyền từ động vật sang người.

4. Đào tạo và nghiên cứu khoa học về phòng, chống dịch, bệnh lây truyền từ động vật sang người.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ

1. Phối hợp trong giám sát dịch, bệnh lây truyền từ động vật sang người

1.1. Trao đổi các thông tin về ca bệnh, ổ dịch trên động vật hoặc trên người

a) Các thông tin về trường hợp bệnh, ổ dịch trên động vật:

- Ngày phát hiện trường hợp bệnh, ổ dịch đầu tiên nghi ngờ mắc bệnh hoặc đã xác định mắc bệnh có thể lây sang người;

- Tên, loài động vật mắc bệnh;

- Địa điểm cụ thể từ thôn, tổ ghi nhận các trường hợp bệnh, ổ dịch trên động vật; số mắc, chết, số đàn lây nhiễm;

- Triệu chứng lâm sàng của động vật nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người;

- Kết quả xét nghiệm: ngày lấy mẫu, ngày xét nghiệm, phương pháp xét nghiệm, số mẫu xét nghiệm, ngày có kết quả xét nghiệm, số xét nghiệm dương tính, âm tính.

- Đặc điểm chăn nuôi động vật bị mắc bệnh;

- Các biện pháp phòng, chống đã triển khai;

- Đề xuất, kiến nghị các biện pháp giải quyết tiếp.

b) Các thông tin về trường hợp bệnh, ổ dịch trên người:

- Ngày khởi phát, ngày ghi nhận trường hợp bệnh, ổ dịch trên người đầu tiên bị nghi ngờ hoặc đã xác định là mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người;

- Địa điểm, số trường hợp mắc, chết;

- Triệu chứng lâm sàng chính của các trường hợp mắc, chết;

- Kết quả xét nghiệm: ngày lấy mẫu, ngày xét nghiệm, phương pháp xét nghiệm, số mẫu xét nghiệm, ngày có kết quả xét nghiệm, số xét nghiệm dương tính, âm tính;

- Các yếu tố nguy cơ;

- Các biện pháp phòng, chống đã triển khai;

- Đề xuất, kiến nghị các biện pháp giải quyết tiếp.

1.2. Chia sẻ mẫu bệnh phẩm

- Tất cả các mẫu bệnh phẩm của động vật nghi ngờ mắc bệnh có thể lây truyền sang người hoặc của người nghi ngờ mắc bệnh lây truyền từ động vật được thu thập trong quá trình giám sát, điều tra ổ dịch phải được cung cấp cho Chi cục Thú y hoặc Trung tâm Y tế dự phòng khi có yêu cầu bằng văn bản của mỗi bên;

- Thời gian thực hiện việc chia sẻ mẫu bệnh phẩm: trong vòng 48 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.

1.3. Phương thức, thời hạn trao đổi thông tin trong giám sát dịch,  bệnh lây truyền từ động vật sang người

- Trao đổi thông tin trong giám sát dịch, bệnh lây truyền từ động vật sang người trong trường hợp đột xuất hoặc theo định kỳ phải được thực hiện bằng văn bản;

- Trường hợp khẩn cấp có thể trao đổi trực tiếp bằng điện thoại, fax hoặc thư điện tử; nhưng trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện ca bệnh, ổ dịch ở người hoặc động vật nghi ngờ mắc bệnh lây truyền từ độngvật sang người phải gửi văn bản theo Phụ lục 2 hoặc theo Phụ lục 3 ban hành kèmThông tư số16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT;

- Trao đổi thông tin theo định kỳ tháng, quý,năm về tình hình bệnh lây truyền từ động vật sang người thực hiện theo Phụ lục 4hoặc theo Phụ lục 5 Thông tư số16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT;

- Trao đổi, chia sẻ thông tin lưu trữ về các số liệu về số ca bệnh (mắc/chết)/ổdịch trên người và động vật, tỷ lệ tiêm phòng trên đàn động vật;

- Chi cục Thú y đầu mốinhận các thông tin về dịch bệnh và giám sát dịch qua phòng dịch tễ email: phongdichtebk@gmail.com

- Trung tâm Ytế Dự phòng đầu mối nhận các thông tin về dịch bệnh và giám sát dịch là Khoa kiểmsoát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm email: baocaodichbackan@gmail.com

1.3. Phâncông đơn vị đầu mối thực hiện trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyềntừ động vật sang người

- Cấp tỉnh: Trung tâm Y tế dựphòng tỉnh và Chi cục Thú y tỉnh.

- Cấp huyện: Trung tâm Y tế huyện, thị xã vàTrạm Thú y huyện, thị xã.

- Cấp xã: Trạm Y tế xã, phường, thị trấn vàBan chăn nuôi - thú y xã, phường, thị trấn.

2. Phối hợpđiều tra, xử lý ổ dịch, bệnh lây truyền từ động vật sang người

2.1. Thành lập Đội điều tra, xử lý ổ dịch

a) Khi phát hiện động vật nghi mắc bệnhlây truyền từ động vật sang người, cơ quan thú y có trách nhiệm tham mưu cho Ủyban nhân dân cùng cấp thành lập Đội điều tra, xử lý ổ dịch, gồm các thành phầnsau:

- Lãnh đạo chính quyền địa phương;

- Đại diện cơ quan thú y;

- Đại diện cơ quan y tế dự phòng;

- Đại diện các cơ quan, đơn vị có liênquan khác.

b) Khi phát hiện ngườibệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người, cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh đang điều trị có trách nhiệm thông báo ngaybằng điện thoại, fax hoặc thư điện tử, sau đó trong vòng 24 giờ phải có báo cáo bằng văn đến Trungtâm Y tế dự phòng tỉnh để có thông báo bằng văn bản cho Chi cục Thú y tỉnhvà dùng đội cơ động phòng chống dịch để điều tra, xử lý ổ dịch theo quy định.

2.2. Điềutra, xử lý ổ dịch, báo cáo tình hình bệnh dịch

a) Điều tra ổdịch:

- Điều tra nguồnlây, đường lây;

- Xác địnhhành vi nguy cơ gây bệnh cho người và động vật;

- Lấy mẫu từ ngườinghi ngờ mắc bệnh, người bệnh, động vật nghi ngờ truyền bệnh sang người và tiếnhành xét nghiệm hoặc gửi mẫu lên tuyến trên xét nghiệm xác định;

- Tiến hành xửlý ổ dịch.

b) Xử lý ổ dịch:

- Việc xử lý ổdịch trên người thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

- Việc xử lý ổdịch trên động vật thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp&phát triển nông thôn.

c) An toànphòng chống lây nhiễm cho cán bộ tham gia chống dịch và bảo vệ môi trường:

- Các cán bộ củangành Y tế và Nông nghiệp tham gia chống dịch đều phải đảm bảo an toàn phònglây nhiễm mầm bệnh từ động vật sang người;

- Các hóa chấttrong xử lý dịch cần đảm bảo sử dụng đúng qui trình, không được làm gây ô nhiễmvào thực phẩm, nguồn nước sinh hoạt.

d) Báo cáo kếtquả điều tra, xử lý ổ dịch:

- Báo cáo kếtquả với cơ quan chuyên môn cấp trên và chính quyền sở tại ngay sau khi kết thúcđiều tra, xử lý ổ dịch;

- Việc công bốthông tin tình hình  dịch, bệnh trên ngườivà trên động vật được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Phối hợp truyền thông, lưu trữ số liệu phòng, chống dịch, bệnh lây truyền từ động vật sang người

3.1. Truyền thông

a) Nội dung:

- Tên loại bệnh,dịch lây truyền từ động vật sang người;

- Đường lâytruyền;

- Các yếu tố,hành vi nguy cơ;

- Biện phápphòng, chống;

- Số mắc, chết.

b) Các thôngđiệp truyền thông:

 Phải có sự thống nhất giữa các ngành y tế vànông nghiệp về nội dung, phương thức truyền thông.

3.2. Phân công thực hiện truyền thông

- Trường hợpcó ổ dịch trên động vật có khả năng lây truyền sang người nhưng chưa phát hiệnca bệnh trên người: Chi cục Thú y tỉnh là đơn vị đầu mối, phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh xây dựng thông điệptruyền thông về phòng, chống dịch, bệnh và triển khai truyền thông;

- Trường hợp pháthiện người bị nghi ngờ hoặc đã được xác định mắc bệnh lây truyền từ động vậtsang người: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh là đơnvị đầu mối, phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh xây dựng thông điệp truyền thông vềphòng, chống dịch bệnh và triển khai truyền thông;

- Phân công người phát ngôn về tình hìnhdịch bệnh: theo quy định của hai Sở Y tế và Sở Nông nghiệp & Phát triển nôngthôn.

4. Phối hợp đào tạo và nghiên cứu khoa học về phòng, chốngbệnh lây truyền từ động vật sang người

4.1. Phối hợp trong tổ chức đào tạo, tập huấn

- Hàng năm mỗibên phải xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn, những nội dung chuyên môn thamkhảo ý kiến hai ngành và phù hợp với tình hình và nguy cơ dịch, bệnh lây truyềntừ động vật sang người của tỉnh;

- Phối hợp tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn theo kế hoạch đã đượcphê duyệt;

- Cử cán bộtheo đề nghị của ngành y tế hoặc nông nghiệp tham gia các chương trình đào tạo,tập huấn.

4.2. Phối hợp trong nghiên cứu khoa học

- Chia sẻthông tin, số liệu liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu theo đề nghị bằngvăn bản của các cơ quan thuộc ngành Y tế hoặc Nông nghiệp;

- Cử cán bộ tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học dongành y tế hoặc ngành nông nghiệp thực hiện;

- Thông báo kếtquả nghiên cứu về các bệnh lây truyền từ động vật sang người cho các đơn vị y tếhoặc nông nghiệp sau khi được nghiệm thu chính thức.

IV. TỔ CHỨC THỰCHIỆN

1. Trách nhiệmcủa Sở Y tế

- Chỉ đạo các đơn vị thuộcngành y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện các hoạt động về phối hợp giữangành y tế và nông nghiệp trong phòng, chống dịch, bệnh lây truyền từ động vậtsang người;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiệnphối hợp giữa ngành y tế, nông nghiệp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ độngvật sang người trên địa bàn phụ trách;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xâydựng kế hoạch hoạt động chung trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; đề xuất BộY tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ các hoạt động ưu tiên.

2. Trách nhiệmcủa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo các đơn vịthuộc ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện các hoạt động về phốihợp giữa ngành y tế và nông nghiệp trong phòng, chống dịch, bệnh lây truyền từđộng vật sang người;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiệnphối hợp giữa ngành y tế, nông nghiệp trong phòng, chống dịch, bệnh lây truyềntừ động vật sang người trên địa bàn phụ trách;

- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng các kế hoạch hoạt động chungtrình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; đề xuất Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn hỗ trợ các hoạt động ưu tiên.

3.Trách nhiệm của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh

- Là đơn vị đầu mối, tham mưu cho Sở Y tế triển khai thựchiện các hoạt động phối hợp phòng, chống dịch, bệnh lây truyền từ động vật sangngười trên địa bàn phụ trách;

- Thực hiện việc giám sát, phòng vàchống dịch, bệnh lây truyền từ động vật sang người: chia sẻ thông tin, phối hợp tổ chức điều tra, xử lý ổ dịch, chia sẻ mẫu bệnhphẩm, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh, phối hợp trong đào tạovà nghiên cứu khoa học;

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát về chuyên môn kỹ thuật đốivới Trung tâm Y tế các huyện, thị xã triển khai các hoạt động phối hợp trongphòng, chống dịch, bệnh lây truyền từ động vật sang người.

4. Trách nhiệmcủa Chi cục Thú y tỉnh

- Là đơn vị đầu mối, tham mưu cho Sở Nông nghiệp&Pháttriển nông thôn triển khai thực hiện các hoạt động phối hợp phòng, chống dịch,bệnh lây truyền từ động vật sang người trên địa bàn phụ trách;

- Thực hiện việc giám sát, phòng và chống dịch, bệnh lâytruyền từ động vật sang người: chia sẻ thông tin, phối hợp tổ chức điều tra, xửlý ổ dịch, chia sẻ mẫu bệnh phẩm, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh,phối hợp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học;

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị trong ngành nôngnghiệp tuyến huyện, thị xã triển khai các hoạt động phối hợp trong phòng, chốngdịch, bệnh lây truyền từ động vật sang người.

5. Hoạt động giao ban triển khai hoặc đánh giá hoạt động phối hợp

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Chi cục Thú y tỉnh khi phát hiện ổdịch hay ca bệnh hoặc có yếu tố nguy cơ thâm nhập dịch bệnh lây truyền từ độngvật sang người (ở người hoặc động vật) chủ động đề xuất với cơ quan chủ quản tổchức mời họp giao ban để thống nhất cùng nhau phối hợp các hoạt động phòng, chốngdịch. Thời gian và số lần giao ban do hai đơn vị cùng thống nhấttại buổi giao ban đầu tiên dựa vào tình hình cụ thể dịch bệnh lây truyền từ độngvật sang người tại thời điểm phát hiện ổ dịch hay ca bệnh.

Trong quá trình thực hiện nếu thấy có vướng mắc thì kịpthời phản ánh,trao đổi hoặc có sự thay đổi chỉ đạo củahai Bộ thì hai bên cùng thống nhất để sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

SỞ NN&PT NÔNG THÔN

SỞ Y TẾ

KT.GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

KT.GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

(đã ký)

(đã ký)

Nguyễn Đình Trọng

Nguyễn Tiến Tôn

Nơi nhận:        

- UBND tỉnh;

-Cục YTDP;                         

- Cục thú y;                      (Báo/cáo)

-Viện VSDTTW;

- Cơ quan thú y vùng 2;

- Sở Y tế, Sở NN&PTNT;

- Bệnh viện đa khoa tỉnh;

- Trung tâm Y tế dự phòng;

- Chi cục thú y;

- TTYT các huyện, thị xã;

- Trạm thú y các huyện, thị xã;

- Lưu văn thư: SYT, Sở NN&PTNT.

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC BỆNHLÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI ƯU TIÊN PHỐI HỢP GIỮA NGÀNH Y TẾ VÀ NÔNG NGHIỆP
(Theo Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNTngày 27/5/2013)

DANH MỤC

Các bệnh lây truyền từ động vật sang người ưu tiên phối hợp

 giữa ngành y tế vànông nghiệp

1.  Bệnh Cúm A(H5N1).

2.  Bệnh Dại.

3.  Bệnh Liên cầu khuẩn lợn.

4.  Bệnh Than (nhiệt thán).

5.  Bệnh Xoắn khuẩn vàng da (leptospirosis).

PHỤ LỤC 2

MẪU BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP BỆNH HOẶC ỔDỊCH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THÚ Y KHITRAO ĐỔI THÔNG TIN BỆNH DỊCH VỚI CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ)
(Theo Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNTngày 27/5/2013)

Cơ quan chủ quản: ........[1]............................

Đơn vị:................[2]..............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:.........../......[3].....

..........[4]........., ngày..... tháng ....năm .........

BÁO CÁO

TRƯỜNG HỢP BỆNH HOẶC Ổ DỊCH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬTSANG NGƯỜI

Kính gửi:......................[5]..........................

I. Thôngtin trường hợp bệnh hoặc ổ dịch đầu tiên:

1. Tên, loài động vật mắc bệnh:..............................................................................

2. Địa điểm pháthiện:...............................................[6].............................................

3. Họ tên ngườiliên hệ (hộ chăn nuôi, trang trại): ...................... Điện thoại:.........

4. Ngày phát hiện trường hợp bệnh đầutiên:........./........../.....................................

5. Chẩn đoán ban đầu:......................................Nơichẩn đoán..............................

6. Chẩn đoán xác định:............................................................................................

7. Yếu tố dịch tễ:.....................................................................................................

8. Đặc điểm chănnuôi:............................................................................................

9. Ngày lấy mẫu bệnh phẩm:....................../......./....................................................

10. Ngày gửi xét nghiệm:.................../......../...........................................................

11. Phương pháp xét nghiệm:................................................................................

12. Ngày trả và kết quả xét nghiệm:................./......../............................................

II. Tổng hợptình hình bệnh hoặc ổ dịch đến thời điểm báo cáo

1. Tổng số động vật mắc:.......................................................................................

2. Tổng số động vật chết:.......................................................................................

3. Tổng số đàn nhiễm bệnh:...................................................................................

4. Số địa phương ghi nhận ca bệnh: Số tỉnh:..........Số huyện:.......... Số xã:.........

5. Số mẫu xét nghiệm:............................................................................................

6. Phương pháp xét nghiệm:..................................................................................

7. Số mẫu dương tính:...........................................................................................

8. Các yếu tố nguy cơ lây truyền sang người:.......................................................

III. Nhận địnhtình hình

...............................................................................................................................

IV. Các biệnpháp phòng, chống dịch đã triển khai

...............................................................................................................................

Nơi nhận:

-  ..................

Thủ trưởng đơn vị

(ký, đóng dấu)

PHỤ LỤC 3

MẪU BÁO CÁOTRƯỜNG HỢP BỆNH HOẶC Ổ DỊCH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI (ÁP DỤNG ĐỐI VỚICÁC ĐƠN VỊ Y TẾ KHI TRAO ĐỔI THÔNG TIN BỆNH DỊCH VỚI CÁC ĐƠN VỊ THÚ Y)
(Theo Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNTngày 25/5/2013)

Cơ quan chủ quản .......[7].....................

Đơn vị:...............[8]...............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:........./.....[9].....

..........[10]........, ngày..... tháng ....năm ........

BÁO CÁO

TRƯỜNG HỢP BỆNH HOẶC Ổ DỊCH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬTSANG NGƯỜI

Kính gửi:......................[11]..........................

I. Thôngtin bệnh nhân đầu tiên:

1. Họ tên bệnhnhân:.................................................. Tuổi:................ Giới:............

2. Họ tên người liên hệ (đối với trẻ em):..................................................................

3. Nghề nghiệp:..........................................................................................................

4. Nơi ở hiện tại:..........................................[12]............................................................

5. Quận/Huyện:........................Tỉnh: ..........................Số điện thoại: .....................

6. Ngày khởi pháttriệu chứng đầu tiên:....................... /................. /.......................

7. Ngày vào viện:........./.........../...........Ngàytử vong (nếu có): .........../......./...........

8. Nơi khám bệnh đầutiên:......................................................................................

9. Nơi bệnh nhân đang điều trị:................................................................................

10. Chẩn đoán ban đầu:...........................................................................................

11. Chẩn đoán xác định:...........................................................................................

12. Tiền sử: ..............................................................................................................

13. Yếu tố dịch tễ:...................................................................................................

14. Ngày lấy mẫu bệnh phẩm: ..................................Loại bệnh phẩm....................

15. Ngày gửi xét nghiệm: ................/.........../...........................................................

16. Ngày trả và kết quả xét nghiệm: ........./........../...................................................

17. Nơi xét nghiệm:.......................... Phươngpháp xét nghiệm:..............................

II. Tổng hợptình hình bệnh hoặc ổ dịch đến thời điểm báo cáo

1. Tổng số trường hợp mắc:......................................................................................

2. Tổng số trường hợp tử vong:................................................................................

3. Số địa phương ghi nhận trường hợp bệnh: Số tỉnh:......Số huyện:......Số xã:......

4. Số mẫu xét nghiệm:..............................................................................................

5. Số mẫu dương tính:..............................................................................................

6. Các yếu tố nguy cơ:..............................................................................................

III. Nhận địnhtình hình

..................................................................................................................................

IV. Các biệnpháp phòng, chống dịch đã triển khai

.................................................................................................................................

Nơi nhận:

-  ..................

Thủ trưởng đơn vị

(ký, đóng dấu)

PHỤ LỤC 4

MẪU BÁO CÁO BỆNHLÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI THÁNG/QUÝ/NĂM (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ Y TẾKHI TRAO ĐỔI THÔNG TIN BỆNH DỊCH VỚI CÁC ĐƠN VỊ THÚ Y)
 (Theo Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNTngày 27/5/2013)

Cơ quan chủ quản

.......[13].......................

Đơn vị:...............[14]...............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:........./.....[15].....

..........[16]........, ngày..... tháng ....năm ........

BÁO CÁO THÁNG/QUÝ/NĂM

BỆNH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI

Tháng.... (từ ngày 01 đến ngày 31 hàng tháng)[17]

Quý.....(từ ngày 01 của tháng đầu quý đến ngày 31 củatháng cuối quý)[18]

Năm..... (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 cácnăm)[19]

Kính gửi:......................[20]..........................

I. Tìnhhình bệnh, dịch

TT

Địa phương

Cúm A (H5N1)

Dại

Liên cầu lợn

Than

Xoắn khuẩn vàng da

M[21]

C[22]

XN[23] (+)

M

C

XN (+)

M

C

XN (+)

M

C

XN (+)

M

C

XN (+)

1

......[24].......

2

.............

Cộng:

II. Nhận xét, đánh giá:

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Nơi nhận:

-  ..................

Thủ trưởng đơn vị

(ký, đóng dấu)

PHỤ LỤC 5

MẪU BÁO CÁO BỆNHLÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI THÁNG/QUÝ/NĂM

(Áp dụng đối với các đơn vị thú y khi trao đổi thông tinbệnh dịch

với các đơn vị y tế)

 (Theo Thông tưsố 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013)

Cơ quan chủ quản:.....[25].......

Đơn vị:................[26]..............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:........./....[27]......

.........[28]........., ngày..... tháng ....năm ........

BÁO CÁO THÁNG/QUÝ/NĂM
BỆNH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI

Tháng.... (từ ngày 01 đến ngày 31 hàng tháng)[29]

Quý.....(từ ngày 01 của tháng đầu quý đến ngày 31 củatháng cuối quý)[30]

Năm..... (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 cácnăm)[31]

Kính gửi:......................[32]..........................

I. Tình hình bệnh,dịch

TT

Địa phương

Cúm A (H5N1) trên gia cầm

Số chó dại

Số lợn mắc liên cầu lợn

Số gia súc mắc nhiệt thán

Số gia súc mắc xoắn khuẩn vàng da

M[33]

C[34]

XN[35] (+)

M

C

XN (+)

M

C

XN (+)

M

C

XN (+)

M

C

XN (+)

1

.......[36]....

2

..............

Cộng:

II. Nhận xét, đánhgiá:

...................................................................................................................................

Nơi nhận:

-  ..................

Thủ trưởng đơn vị

(ký, đóng dấu)



Ghi chú:

[1] Tên cơ quan chủ quản trực tiếp;

[2] Tên đơn vị lập báo cáo;

[3] Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức lập báo cáo;

[4] Địa danh;

[5] Cơ quan nhận Báo cáo;

[6] Ghi rõ số nhà, xã, phường, quận, huyện,tỉnh, thành phố địa điểm phát hiện bệnhhoặc ổ dịch.

Ghi chú:

[7] Tên cơ quan chủ quản trực tiếp;

[8] Tên đơn vị lập báo cáo;

[9] Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức lập báo cáo;

[10] Địa danh;

[11] Cơ quan nhận Báo cáo;

[12] Ghi rõ số nhà, xã, phường, quận, huyện,tỉnh, thành phố địa điểm phát hiện bệnhhoặc ổ dịch.

[13] Tên cơ quan chủ quản trực tiếp;

[14] Tên đơn vị lập báo cáo;

[15] Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức lập báo cáo;

[16] Địa danh;

[17] Thời hạn gửi báo cáo tháng: trước ngày 15 củatháng kế tiếp;

[18] Thời hạn gửi báo cáo quý: trước ngày 15 củaquý kế tiếp;

[19] Thời hạn gửi báo cáo năm: trước ngày 15 tháng01 của năm kế tiếp;

[20] Ghi rõ số nhà, xã, phường, quận, huyện,tỉnh, thành phố địa điểm phát hiện ca bệnh;

[21] M: số trường hợp mắc;

[22] C: số trường hợp chết;

[23] XN(+): sốtrường hợp xét nghiệm dương tính;

[24] Địa bàn quảnlý trực tiếp của đơn vị báo cáo;

Ghi chú:

[25] Tên cơ quan chủ quản trực tiếp

[26] Tên cơ quan, tổ chức lập báo cáo

[27] Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức lập báo cáo

[28] Địa danh

[29] Thời hạn gửi báo cáo tháng: trước ngày 15 củatháng kế tiếp.

[30] Thời hạn gửi báo cáo quý: trước ngày 15 củaquý kế tiếp.

[31] Thời hạn gửi báo cáo năm: trước ngày 15 tháng01 của năm kế tiếp.

[32] Ghi rõ số nhà, xã, phường, quận, huyện,tỉnh, thành phố địa điểm phát hiện ca bệnh

[33] M: số trường hợp mắc

[34] C: số trường hợp chết

[35] XN(+): số trường hợp xét nghiệm dươngtính

[36] Địa bàn quản lý trực tiếp của đơn vị báo cáo


Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Bác sỹ Lộc Văn Huân- Tấm gương điển hình về Y đức
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 742
  • Trong tuần: 10293
  • Tất cả: 1799975
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập