“NƯỚC MẮT” NGƯỜI Ở LẠI
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn xảy ra nhiều vụ ngộ độc lá ngón. Trong đó, có những trường hợp tử vong, để lại nhữnghệ lụy lâu dài.

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn xảy ra nhiều vụ ngộ độc lá ngón. Trong đó, có những trường hợp tử vong, để lại nhữnghệ lụy lâu dài.

Cây lá ngón được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A.

Câu chuyện gia đình chị Hoàng Thị De, dân tộc Mông ở thôn Phja Bây, xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm. Hơn 2 tháng nay, mỗi khi nhớ đến đứa con gái 14 tuổi, chị De lại khóc. Nỗi đau của chị bao trùm lên cả bản làng.

"Lúc tôi đi phun lúa về, trong bản có người nói chị nó trông em để em ngã, bị gãy tay phải. Tôi mắng nó, nó sợ, nó tự đi ăn lá ngón. Sau khi ăn về nó đi ngủ với bà nội, cũng gần tối rồi. Thấy nó kêu khó thở, bà nội hỏi sao cháu kêu thế này?Cháu ăn lá ngón à? Nó gật đầu. Bà nội gọi đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện, đi đến thì chết rồi”.Chị De nghẹn ngào kể lại.

Tại xã Xuân La, huyện Pác Nặm có gia đình ông Thào A Súa, kinh tế rất khó khăn. Trong đầu ông luôn luẩn quẩn suy nghĩ: “Vợ, con không thương mình…”. Đã vài lần ông tìm đến lá ngón để kết thúc cuộc sống, nhưng được phát hiện sớm, cứu chữa kịp thờinên qua khỏi. Năm 2019, sau khi uống rượu say, một lần nữa ông lại tìm đến lá ngón, rồi vĩnh viễn ra đi ở tuổi 46.

Căn nhà nhỏ của ông Súa nay trở nên cô quạnh, hiu hắt buồn. Cuộc sống đã khó nay càng khó hơn. Ngày ngày, vợ chồng chị Sùng Thị Mai (con dâu ông) phải vất vả làm lụng lo cho 5 miệng ăn. Chị Maichia sẻ “Ông mất đi rồi không có ai giúp nữa. Bây giờ lại có bệnh Covid nữa, đi làm cái gì cũng khó, kiếm tiền cũng khó. Bây giờ chỉ có làm ruộng với trồng ngô…”.

Cây lá ngón là loại cây leo, dài hàng chục mét. Lá màu xanh,nhẵn bóng, hình trứng giống hình mũi mác, dài 7 đến 12 cm, mọc đối xứng, không có lông. Cây lá ngónđược xếp vào danh sách thuốc độc bảng A, ăn 3 lá có thể tử vong. Bà con ở vùng cao hầu hết biết rõ loài cây độc này. Mặc dù chính quyền các địa phương đã nỗ lực tuyên truyền, giáo dục… nhưng mỗi khi xảy ra mâu thuẫn trong cuộc sống, họ lại tìm đến lá ngón để quyên sinh. Theo một nghiên cứu, tại huyện Ba Bể, từ năm 2011 đến năm 2015, có 52 người ngộ độc lá ngón, nguyên nhân chủ yếu là tự tử và một số ít hái nhầm làm thức ăn. Gần một nửa số đó là người dân tộc Mông. Cũng chỉ vì trình độ dân trí thấp, hủ tục lạc hậu, kinh tế khó khăn,… Nên giờ đây, họ đang cần lắm một liệu pháp tâm lý để xoa dịu những nỗi đau tinh thần mà họ vừa trải qua. Hãy tăng cường truyền thông, nâng cao trình độ dân trí. Hãy phá bỏ cây lá ngón, phát triển kinh tế để sự bình yên lại trở về với bản làng.

Huyện Ba Bể là một trong những địa phương xảy ra nhiều vụ ngộ độc lá ngón. Theo ôngKhổng Văn Bình (Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ba Bể):“Để giảm thiểu số vụ ngộ độc lá ngón, Trung tâm Y tế tập trung vào một số giải pháp: Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, chuẩn bị tốt công tác cấp cứu cơ sở…”.

Theo người dân địa phương, cây lá ngón có 2 loại, loại có hoa màu vàng là lá ngón cực độc, gây chết người. Loại có hoa màu trắng là lá ngón có thể ăn được. Chỉ có thể nhận biết được chính xác khi vào mùa hoa nở. Năm 2019, gia đình ông Tống Văn Liêm, xã Thượng Giáo, huyện Ba Bểdo nhầm lá ngón với rau rừng nên hái về ăn, khiến cả 4 người bị ngộ độc. Được đưađến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn cấp cứu kịp thời, may mắn đều thoát chết.

Ngoài lá ngón, đôi khi bà con chủ quan lấy nhầm nấm độc, lá, rễ… cây rừng có độc mang về sử dụng, dẫn đến nhiều vụ ngộ độc thương tâm. Tại tỉnh Bắc Kạn,những năm qua xảy ra nhiều vụ ngộ độc do độc tố tự nhiên, rượu ngâm sâm, ngộ độc nấm...Vì vậy, khi chưa biết chính xác, tuyệt đối không nên sử dụng. 

Giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt hốc hác. Những tiếng nấc nghẹn ngào, xót thương cho số kiếp đứa con của chị De… Ánh mắt vô định, lo lắng cho tương lai của chị Mai…Cái đau cứ đeo bám từng khoảnh khắc trong cuộc sống mỗi gia đình, nỗi buồn cứ len lỏi trong bản nghèo mãi không thôi.Người ra đi, mãi mãi không trở về. Người ở lại khắc khoải sống cùng nỗi thương đau… Đó như một lời thách thức trách nhiệm của mỗi chúng ta với cuộc sống cộng đồng, với tương lai của những người Mông nơi đây./.

Tác giả: Ngọc Tú – Hạnh Hiền

Khoa Truyền thông - CDC

Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 225
  • Trong tuần: 9 818
  • Tất cả: 1163375
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập