PHỤ NỮ NHIỄM HIV KHI MANG THAI VẪN CÓ THỂ SINH RA NHỮNG ĐỨA TRẺ KHỎE MẠNH, KHÔNG BỊ NHIỄM HIV

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đánh giá: Nếu can thiệp dự phòng sớm, đúng thời điểm, đúng thuốc thì các trẻ đẻ ra từ mẹ nhiễm HIV hoàn toàn khỏe mạnh không bị nhiễm HIV.

anh tin bai

Sơ đồ

Mô phỏng Lợi ích của can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Theo kết quả của WHO, cứ 100 phụ nữ nhiễm HIVmang thai nếu không được can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV thì sẽ có 30- 40 trẻ đẻ ra bị nhiễm HIV,còn nếu được can thiệp dự phòng thì chỉ còn từ 2-5 trẻđẻ ra bị nhiễm HIV.

Để khống chế sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con thì can thiệp phát hiện và can thiệp sớm là hết sức quan trọng. Theo kết quảđánh giá của nhóm nghiên cứu trên 313 sản phụ nhiễm HIV tại bệnh viện phụ sản Trung Ương và khoa Sản Bệnh viện  Đa khoa Quảng Ninh (9/ 2009- 12/2011)cho kết quả:tỷ lệ nhiễm HIV truyền từ mẹ sang con qua nhau thai trong giai đoạn mang thai của thai kỳ, chiếm khoảng 17% - 25%;HIV lây truyền qua con trong quá trình sinh đẻ, chiếm khoảng 50%- 60%; HIV lây từ mẹ sang con trong lúc cho con bú, chiếm 15%- 25%.

Vậy,để phụ nữ nhiễm HIV vẫn có thể sinh ra đứa trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, không bị nhiễm HIV từ mẹ, thìcần can thiệp gì? và can thiệp như thế nào?

Tại tỉnh Bắc Kạn, trong 6 tháng  đầu năm 2021: tổng số trường hợp nhiễm mới HIV là 11 người, nâng tổng số người nhiễm HIV/AIDS lũy tích tại 8huyện, thành phố lên 2.028 người,  số trường hợp HIVchuyển AIDS là: 1.753 người, số trường hợp đã tử vong do AIDS là 1.103 người; Đường lây nhiễm:lây qua đường máu: 54,5%, lây qua đường tình dục: 18,2%, không rõ đường lây truyền: 27,3 %. Hiện tại số trường hợp nhiễm HIV/AIDS đang sống là:925 người, trong đó: nam là 750 người (chiếm 81%) và nữ là 175 người(chiếm19%), trong số này có 52 phụ nữ nhiễm HIV đã mang thai và sinh con(số tích lũy tính từ năm 2010 đến nay), nhưng chỉ có 35 trường hợp được phát hiện sớm và  điều trị dự phòng lây nhiễm HIV kịp thời đúng phác đồ, nên số trẻ khi được sinh ra đều khỏe mạnh không bị nhiễm HIV, còn 17 trường hợp phụ nữ  mang thai trước năm 2009 (chưa có Gói dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con),nên số bà mẹ này không  được  phát hiện nhiễm HIV sớm, không được can thiệp điều trị, do đó 17 trẻ sinh ra đã dương tính với HIV. Số trẻ này đã và đang được điều trị duy trì bằng thuốc ARVtừ khi sinh ra đến suốt đời.

Hơn 10 năm qua,chương trình phòng, chống HIV/AIDS  đã nỗ lưc triển khai thực hiện các nội dung:Xét nghiệm HIV sớm cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con”,Điều trị ARV sớm cho mẹ - Sức khỏe cho con”, “Xét nghiệm HIV cho mẹ, sức khỏe cho con”.Đánh giá tổng thể, Chương trình phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được những kết quả khả quan.Để đạt được kết quả này, cơ quan chuyên môn phòng chống HIV/AIDS trực thuộc Sở Y tế đã tham mưu cho UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 138 đã ban hành các quyết địnhchỉ đạo các Ban, ngành đoàn thể phối hợp cùng ngành Y tế xây dựng kế hoạch triển khai Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con vào tháng 6 hàng năm (01/6 -30/6); Trú trọng công tác truyền thông; Không phân biệt kỳ thị với người nhiễm HIV tại cộng đồng; Động viên, chia sẻ, giúp đỡ những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao nhiễm HIV, khuyến cáoxét nghiệm HIV và điều trị ARV sớm.

Giai đoạn 2010- 2020, cơ quan chuyên mônđãtổ chức triển khaiđến 100% các cơ sở Y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện gói Dự phòng toàn diện lây truyền HIV từ mẹ sang con,gồm: Tư vấn xét nghiệm HIV sớm cho phụ nữ mang thai; Điều trị dự phòng bằng thuốc kháng virus ARV và chăm sóc điều trị phơi nhiễm cho trẻ sau khi sinh; Xét nghiệm chẩn đoán sớm cho trẻ nhiễm HIV từ 6 tuần tuổi đến đủ  18 tháng tuổi.

Đối với hoạt động tư vấn, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm HIV cho số phụ nữ mang thai có nguy cơ cao nhiễm HIV (vợ/bạn tình người nhiễm HIV, người nghiện chích ma túy, gái mại dâm)được triển khai tới tận xã/phường thôn bản, kết hợp các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản tư vấn lấy mẫu xét nghiệm tại cộng đồng đối với phụ nữ mang thai có nguy cơ cao nhiễm HIV vùng sâu, xa đi lại khó khăn.Hàng năm,tỷ lệ phụ nữ mang thai có nguy cơ cao được tư vấn xét nghiệm sàng lọc HIV,đạt >70%; Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận gói dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từmẹ sang con, đạt >50%. Đặc biệt, số trẻ em sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV đều được điều trị phơi nhiễm qua đường uống ngay trong06 giờ đầu sau sinh và uống đủ thời gian 18 tháng tuổi , được tư vấn về chăm sóc sau sinh đúng quy định. Nhờ sự nỗ lực thực hiện can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV sớm đã đem lại hiệu quả tốt (xét nghiệm các trẻ đều có kết quả ÂM TÍNH với HIV). Đây là thành quả của việc vận dụng nền Y học hiện đại và sự nỗ lựccủa ngành Y tế tỉnh nhà trong những năm qua. Mặc dù có được kết quả như vậy, nhưng cũng xuất hiện những con số đáng lo ngại trong nhóm độ tuổi sinh đẻ, đó là: Tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục tăng (năm 2015: 17,5%, 2020: 33,3%);Tỷ lệ nhiễm HIV không rõ đường lây chiếm khá cao : 27,3%.  Đây cũng là thách thức trước mục tiêu “hướng tới loại trừ HIV từ mẹ sang con” vào năm 2030.Vì vậy, cơ quan chuyên môn đã khẩn trương xây dựng kế hoạch dự phòng toàn diện lây truyền HIV từ mẹ sang con, chú trọng việc xét nghiệm giúp chẩn đoán nhiễm HIV sớm điều trị kịp thời cho toàn bộ phụ nữ mang thai là rất quan trọng, quyết định thái độ thành công với tỷ lệ trẻ có bị nhiễm HIV hay không? Do đó,song song với việc tăng cường cung cấp dịch vụ dự phòng tại các sơ sở y tế, cơ sở sản khoa trên toàn tỉnh, cần tích cực đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về lợi ích của dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, nhằm nâng cao nhận thức của người dân và huy động sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo, sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;Thực hiện dự phòng lây nhiễm HIV cho phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ và dự phòng có thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV; Tổ chức xét nghiệm sàng lọc phát hiện và điều trị sớm cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV bằng thuốc ARV với mục tiêu giảm đến mức thấp nhất tỉ lệ trẻ em bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang; Chăm sóc trẻ sau sinh và điều trị phơi nhiễm sớm cho trẻ, đúng quy định; Thường xuyên tuyên truyền, xoá bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, để phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai chủ động tiếp cận dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV từ mẹ.

Những phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai cần chủ động đến cơ  sở y tế để được tư vấn can thiệp dự phòng toàn diện sẽ hạn chế tối đa những nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con và sinh được đứa trẻ khỏe mạnh, không nhiễm HIV.

Vì một tương lai tươi sáng, chúng ta cùng chung tay “Hướng tới loại trừ HIV từ mẹ sang con”./.

Bs CKI- Lương Thị Thu Hà

Trung tâm  Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn

 

Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 1757
  • Trong tuần: 10 209
  • Tất cả: 1128409
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập