CẢNH BÁO NGUY CƠ NHỒI MÁU CƠ TIM VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH SƠ CỨU BAN ĐẦU
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý cấp cứu do tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng cơ tim. Bệnh thường xuất hiện ở người già mắc bệnh lý tim-mạch, có thể gây tử vong đột ngột.

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý cấp cứu do tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng cơ tim. Bệnh thường xuất hiện ở người già mắc bệnh lý tim-mạch, có thể gây tử vong đột ngột.

Bác sỹ: Đinh Hoàng Giang khám cho người bệnh Khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn.

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi lòng động mạch vành bị cục máu đông, mảng xơ vữa bám trong lòng mạch đột ngột chặn sự lưu thông của dòng máu mang oxy và dưỡng chất đến nuôi dưỡng các tế bào cơ tim, làm hoại tử cơ tim, gây tử vong. Vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ trong ngày thay đổi thất thường, cơ thể người già rất khó thích nghi, nguy cơ nhồi máu cơ tim càng cao. Đây là một tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời. Trường hợp may mắn sống sót thì nguy cơ suy tim trong tương lai cũng rất cao.

Những người  có nguy cơ nhồi máu cơ tim như: Rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, tiểu đường, ít hoạt động thể lực, béo phì, áp lực công việc, áp lực cuộc sống kéo dài…  Độ tuổi hay gặp: nam từ 45 tuổi, nữ từ 55 tuổi trở lên.

Nhận biết dấu hiệu cảnh báo Nhồi máu cơ tim, để không bỏ lỡ “thời khắc vàng” trong xử trí:

Cơn đau thắt ngực: Có cảm giác lồng ngực bị ép chặt, đè nén ở vùng giữa ngực, lan ra cổ, vai, cánh tay trái,… Cơn đau kéo dài vài phút rồi mất đi và quay trở lại, có những cơn đau kéo dài hơn 30 phút; Toát mồ hôi lạnh; Choáng váng; Buồn nôn; Khó thở; Mệt mỏi; Cảm giác muốn đại tiện, nhưng khó đi

Cần phân biệt với cơn đau ngực khác mà nguyên nhân không phải do nhồi máu cơ tim: Đau ngực do hội chứng trào ngược (đau kèm cảm giác nóng rát, ợ hơi, ợ chua). Hoặc không có triệu chứng, nhưng xét nghiệm men tim  tăng.

Nhồi máu cơ tim thường để lại hậu quả xấu, mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào diện tích vùng cơ tim bị thiếu máu, vùng thiếu máu càng rộng thì chức năng của tim càng giảm mạnh, càng dễ tử vong. Do vậy, thời gian vàng để cấp cứu kịp thời là 30-60 phút; Cần được sơ cứu tại nhà trước khi đưa đến bệnh viện, việc đưa đến bệnh viện càng sớm thì khả năng được cứu sống càng cao,

Hướng dẫn người bệnh tự sơ cứu: Khi có những triệu chứng cảnh báo trên, người bệnh cần tự sơ cứu theo hướng dẫn sau:

Dừng ngay mọi việc đang làm, ngồi ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, co cao đầu gối;

Hít sâu, thở chậm;

Bỏ khăn quàng cổ, nới rộng quần, áo;

Báo người thân, gọi 115 để trợ giúp;

Uống ngay 1 viên Nitroglycerin hoặc nhai 1 viên Aspiirin hoặc cả 2 loại.

Hướng dẫn người nhà cách sơ cứu:

Nếu người bệnh còn tỉnh:

Để người bệnh ngồi ở tư thế nửa nằm nửa ngồi;

Không gian thoáng;

Nới rộng quần áo, giữ ấm cơ thể;

Trấn an tinh thần người bệnh, không hỏi quá nhiều;

Uống Nitroglycerin và Aspiirin.

Khi người bệnh bất tỉnh: Cần ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo ngay.

Đặt người bệnh nằm trên mặt phẳng cứng, kê gối dưới vai, đầu hơi ngửa ra sau, làm thông thoáng đường thở.

Người sơ cứu quỳ gối bên trái người bệnh; 2 bàn tay chồng lên nhau, đặt phía trước tim của người bệnh (ở giữa đường ngang 2 núm vú), dùng lực của 2 cánh tay ép sâu xuống khoảng 1/3 bề dày lồng ngực, khi ép xuống thì vai, khuỷu, cổ tay người ép phải thẳng, vuông góc với lồng ngực người bệnh. Ép ngực 60 lần/phút, cứ 15 lần ép tim, thì 2 lần thổi ngạt (người sơ cứu hít thật sâu, áp sát miệng của mình với miệng người bệnh, thổi mạnh 2 hơi liên tiếp).

Cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp hiệu quả

Thực hiện lối sống lành mạnh: Ngủ sớm, đủ giấc, tập thể dục đều, ăn nhiều rau xanh, hạn chế muối, mỡ, không bỏ bữa sáng, uống nhiều nước vào sáng sớm mới dậy, không hút thuốc lá, không uống rượu bia,… Khám sức khỏe định kỳ, kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu, đường huyết và cân nặng, sớm phát hiện các yếu tố nguy cơ.

Sẵn sàng khi Nhồi máu cơ tim xảy ra: Luôn mang theo điện thoại, có số điện thoại của người thân, bác sĩ để kịp gọi trợ giúp; Luôn mang theo thuốc Nitroglycerin, Aspiirin; Liệt kê các thuốc đang dùng, thuốc bị dị ứng,… lưu ở những nơi thường sinh hoạt; Hướng dẫn cho người thân dấu hiệu nhồi máu cơ tim và cách sơ cứu tại nhà;

Những người có tiền sử bệnh mạch vành lâu năm, nguy cơ nhồi máu cơ tim có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Để phòng ngừa Nhồi máu cơ tim hiệu quả thì việc tìm đúng giải pháp hỗ trợ điều trị sớm ngay từ đầu là rất cần thiết./.

 

 

BS CKI. Sầm Thị Hạnh Hiền

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn


Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 29
  • Trong tuần: 10 107
  • Tất cả: 1167388
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập