“TIỆN” NHƯNG KHÔNG “LỢI”
Những chiếc túi nilon, chai nhựa, hộp nhựa… đang là lựa chọn hàng đầu để bao, gói, chứa đựng đồ dùng. Hầu hết người dùng ưa thích bởi chúng rất tiện dụng. Tuy nhiên, những rác thải này có thể tồn tại hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, trở thành mối đe dọa không chỉ đối với môi trường, hệ sinh thái mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.


Những chiếc túi nilon, chai nhựa, hộp nhựa… đang là lựa chọn hàng đầu để bao, gói, chứa đựng đồ dùng. Hầu hết người dùng ưa thích bởi chúng rất tiện dụng. Tuy nhiên, những rác thải nàycó thể tồn tại hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, trở thành mối đe dọa không chỉ đối với môi trường, hệ sinh thái mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.



Hơn 30 tấn rác mà người dân thành phố Bắc Kạn xả thải trung bình mỗi ngày, chủ yếu là túi nilon và rác thải nhựa.

Hiện nay, những chiếc túi nilon đã trở thành vật dụng quen thuộc, không thể thiếu trong mỗi gia đình. Từ việc đựng đồ cho đến đi chợ, mua bán,... Với ưu điểm bền chắc, tiện dụng, giá thành thấp, loại vật liệu này nhanh chóng “phủ sóng” trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với túi nilon thì đồ nhựa dùng một lần cũng được nhiều người ưa chuộng.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau cái “tiện” ấy là cả một câu chuyện dài chưa có hồi kết, không chỉ gây tác hại đến sức khỏe của con người mà còn là tác nhân đe dọa môi trường sống của cả nhân loại. Trên thế giới: Năm 2050, ước tính lượng rác thải nhựa thải xuống biển sẽ nhiều hơn cá (tính theo trọng lượng); sử dụng 500 tỷ túi nhựa mỗi năm; thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, đủ để trải quanh Trái đất 4 lần. Còn tại Việt Nam: Hằng tháng, trung bình mỗi gia đình sử dụng 1kg túi nilon; xả khoảng 2.500 tấn rác thải nhựa mỗi ngày; ViệtNam là 1 trong 5 quốc gia xả chất thải nhựa ra biển nhiều nhất thế giới

Tại tỉnh Bắc Kạn: Nhà máy xử lý chất thải rắn thành phố Bắc Kạn trung bình mỗi ngày tiếp nhận khoảng trên 30 tấn rác thải, chủ yếu là rác thải nhựa.

Sau khi sử dụng, rác thải nhựa được vứt vào thùng rác, sau đó được đưa đến các địa điểm xử lý, tái chế. Một phần người dân mang đi đốt. Đáng lo ngại là việc đốt rác theo cách thủ công sẽ thải ra khí đi-ô-xin, khí CO, khí furan… Đây là chất đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Mang đi chôn lấp cũng chỉ là giải pháp tạm thời bởi túi nilon rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Chỉ cần 1 giây để vứt bỏ, nhưng quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng Mặt Trời. Túi nilon lẫn vào đất sẽ gây xói mòn, làm cho đất bạc màu. Nhiều người chọn cách vứt ra những bãi rác lộ thiên, chân cầu, ven đường, sông, suối. Từ sông suối, rác đổ ra biển và từ biển rác lại được trả lại cho con người. Vào tháng 3/2019, tại một vùng biển của Philippines phát hiện một con cá voi chết thảm vì nuốt phải 40 kg rác thải nhựa.

Việc sản xuất túi nilon sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, các chất phụ gia là chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu. Đó là những chất cực kỳ nguy hiểm tới sức khoẻ và môi trường sống của con người. Đây thực sự đã trở thành mối đe dọa đối với sức khỏe, tính mạng con người. Theo một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, mỗi người nuốt trung bình 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm. Khi sử dụng túi nilon để đựng thực phẩm sẽ làm cho thực phẩm nhiễm các chất phụ gia có trong túi nilon gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngoài ra, khi thải bỏ các túi nilon chứa các vi khuẩn gây hại có thể làm phát sinh, lây lan các dịch bệnh trong cộng đồng. 

Nhữnghiểm họa từ rác thải nhựa mang lại là rất lớn. Tuy nhiên, cho đến nay con người chưa có các loại vật liệu khác để thay thế hoàn toàn. Để giảm thiểu rác thải nhựa, cần tăng cường tái chế, tái sử dụng. Thực hiện tốt công tác truyền thông để người dân tự phân loại rác, thay đổi thói quen sử dụng, hạn chế dùng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon,.... Có thể thay thế bằng lá dong, lá chuối, túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần, túi nilon tự phân hủy hay những vật liệu khác thân thiện hơn với môi trường.

Thực trạng trên đặt ra vấn đề về sự cần thiết phải giảm thiểu rác thải nhựa, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Cùng phấn đấu thực hiện mục tiêu đến năm 2021, các cửa hàng, chợ, siêu thị ở các đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Tỉnh Bắc Kạn phấn đấu đế nnăm 2020 giảm 65% khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại.

Việc dùng túi nilon, đồ nhựa... là một trong những phát kiến quan trọng của nhân loại trong thế kỷ 20, làm thay đổi hàng loạt những thói quen của con người bởi sự tiện dụng của nó. Tuy nhiên, sự thay đổi tích cực đó, nay đã trở thành thói quen, khiến con người lệ thuộc vào thói quen đó, thì nó đang quay trở lại để tàn phá môi trường sống, sức khỏe của con người. Nó thực sự “tiện” nhưng không “lợi” khi con người đã quá lạm dụng. 

Ngọc Tú

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn


Những điều cần biết về bệnh dại
  • Những điều cần biết về bệnh dại
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
  • Bản tin phòng chống dịch Covid - 19 (Ngày 10/3/2022)
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 735
  • Trong tuần: 7 297
  • Tất cả: 1116608
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập