image banner
NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ RỐI LOẠN MỠ MÁU
Rối loạn mỡ trong máu là bệnh lý có tăng thành phần mỡ gây tác hại và giảm thành phần mỡ có lợi bảo vệ cho cơ thể. Mỡ máu (Lipid máu) có 2 thành phần chính là Triglycerides và Cholesterol,chúng là 2 dạng Lipid khác nhau, được tuần hoàn trong máu. Triglycerides được dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, Cholesterol được dùng để tổng hợp nên một số loại Hormone.

Rối loạn mỡ trong máu là bệnh lý có tăng thành phần mỡ gây tác hại và giảm thành phần mỡ có lợi bảo vệ cho cơ thể. Mỡ máu (Lipid máu) có 2 thành phần chính là Triglycerides và Cholesterol,chúng là 2 dạng Lipid khác nhau, được tuần hoàn trong máu. Triglycerides được dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, Cholesterol được dùng để tổng hợp nên một số loại Hormone.

Cholesterol: Cholesterol trong máucơ bản là do gan tạo ra, chiếm 80%; gan có khả năng tổng hợp Cholesterol từ những chất khác như đường, đạm. Chỉ có 20% Cholesterol được hình thành trong cơ thể từ một phần thức ăn hàng ngày trong thịt, mỡ, trứng.v.v....

Cholesterol không phải là chất hoàn toàn gây hại cho cơ thể, chúng ta không thể sống được nếu không có Cholesterol. Cholesterol là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần kinh và của nhiều nội tiết tố trong cơ thể. Ở trong gan, Cholesterol còn dùng để sản xuất ra Axít mật giúp tiêu hóa thức ăn.

Cholesterol không tan trong máu nên được vận chuyển bởi chất mang có tên là Lipoprotein để tuần hoàn khắp cơ thể. Có 3 loại Lipoprotein là: Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (LDL=Low-density-lipoprotein), rất thấp (VLDL=Very low-density-lipoprotein) và cao (HDL=High-density-lipoprotein). Cholesterol được vận chuyển trong máu với 3 loại Lipoprotein trên được ký hiệu là LDL-c, VLDL-c,HDL-c.

LDL-c là một dạng Cholesterolgây hại cho cơ thể, chúng vận chuyển Cholesterol vào trong máu, thấm vào thành mạch máu rồi hình thành nên xơ mỡ động mạch. Nên LDL-c còn được gọi là Cholesterol xấu.

HDL-c là một dạng Cholesterolcó lợi cho cơ thể, chúng chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang Cholesteroldư thừa, ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về gan. Nên HDL-c còn được gọi là Cholesterol tốt.

VLDL-c cũng là một dạng Cholesterol mang mỡ từ gan đi các nơi khác trong cơ thể, sau khi nhường bớt mỡ cho các tế bào thì VLDL sẽ chuyển thành LDL.

Triglycerid: Triglyceridlà một loại chất béo trong máu, năng lượng từ thực phẩm chúng ta ăn vào sẽ được chuyển hóa thành Triglycerid và dự trữ trong mô mỡ. Sau đó, Triglycerid sẽ được chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho hoạt động cơ thể. Nếu năng lượng thuvào nhiều hơn năng lượng cơ thể bị đốt cháy thì Triglycerid sẽ tăng trong máu. TăngTriglycerid trong máu quá cao sẽ góp phần thúc đẩy quá trình xơ mỡ động mạch.

Ngoài ra tăng Triglycerid còn làm gan nhiễm mỡ, làm tăng đề kháng Insulin,  dẫn đến bệnh đái tháo đường. Ngoài ra nếu Triglycerid quá cao (>1000mg/dl) có thể gây ra viêm tụycấp. Vì vậy ở bệnh nhân đái tháo đường, người ta thường làm xét nghiệm Triglycerid.

Trong cơ thể chúng ta luôn có sự cân bằng giữa hai quá trình gây hại và bảo vệ. Cho nên khi ta dùng từ tăng Cholesterol hay tăng mỡ trong máu, để chỉ tình trạng rối loạn mỡ máu là chưa chính xác mà ta phải gọi là tăng thành phần gây hại và giảm thành phần bảo vệ. Đôi khi không có tăng thành phần gây hại, nhưng có giảm thành phần bảo vệ thì vẫn gọi là rối loạn mỡ trong máu.

Hình  ảnh vữa xơ động mạch làm bít tắc lòng động mạch vành gây nhồi máu cơ tim

Vậy để phát hiện có bị rối loạn mỡ trong máu hay không ta cần làm những xét nghiệm gì? ta phải xét nghiệm đầy đủ 4 thành phần mỡ trong máu, gồm: Cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol viết tắt là LDL-c,  HDL-cholesterol viết tắt là HDL- c,Triglycerid. Trong 4 thành phần trên thì thành phần nào cũng rất quan trọng,chúng ta không được bỏ thành phần nào cả.

Giới hạn các chỉ số mỡ máu

Loại mỡ trong máu

Trị số bình thường

Trị số gây hại cho sức khỏe

Cholesterol toàn phần

Dưới 200 mg%

(<5,2mmol/l)

Trên 240 mg% (>6,2mmol/l)

LDL-c

Dưới 130 mg%

(<3,4mmol/l)

Trên 160 mg% (>4,1mmol/l)

HDL-c

Trên 45 mg%

(>0,9mmol/l)

Dưới 35 mg% (<0,9mmol/l)

Triglycerid

Dưới 160 mg%

(<2,26mmol/l)

Trên 200 mg% (4,5-11,3 mmol/l)

Khi đọc kết quả xét nghiệm ta cần lưu ý sự cân bằng giữa thành phần bảo vệ và thành phần gây hại.Nếu cả LDL-c và HDL-c đều cao thì ít gây lo ngại hơn trường hợp chỉ có LDL-c cao và chỉ có HDL-c thấp. Ngoài ra khi đánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng tăng Cholesterol chúng ta phải lưu ý đến tuổi, có bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường kèm hay không? v.v...

Tác hại của rối loạn mỡ trong máu: Nhiều nghiên cứu về rối loạn mỡ trong máu trên thế giới cho thấy khi Cholesterol toàn phần tăng cao hơn 240 mg% thì nguy cơ bị bệnh mạch vành tim tăng lên 2 đến 3 lần. LDL-c tăng cao thì tăng nguy cơ bị nhồi máu cơtim. Triglyceride tăng cao, nhất là ở bệnh nhân bị đái tháo đường thì nguy cơ xơ mỡ động mạch cũng cao hơn. Còn HDL-c giảm thấp là tăng các nguy cơ tai biến về mạch máu và xơ mỡ động mạch.

Điều trị và phòng ngừa rối loạn mỡ trong máu: Lợi ích của việc điều trị cho thấy, nếu Cholesteroltoàn phần giảm được 23mg% ở người tuổi 40 sẽ giảm 54% nguy cơ bệnh tim mạch;còn ở tuổi 70 thì giảm 20% nguy cơ bệnh tim mạch. Nếu HDL-c tăng 1,2mg% thì giảm được 3% nguy cơ bệnh tim mạch. Người ta cũng đã chứng minh được rằng giải quyết được rối loạn mỡ trong máu là cần thiết để hạn chế tai biến mạch vành tim, tai biến mạch máu não để giảm tỉ lệ tử vong do biến chứng mạch máu. Để điều trị rối loạn mỡ trong máu chúng ta có thể dùng 2 phương pháp là điều trị không dùng thuốc và điều trị có dùng thuốc.

Điều trị không dùng thuốc, gồm:

Ngừng hút thuốc lá, không uống quá nhiều rượu: Ngừng hút thuốc lá là việc làm cần thiết quan trọng với bệnh nhân rối loạn mỡ trong máu, vì thuốc lá là yếu tố góp phần làm thúc đẩy quá trình xơ mỡ động mạch và làm tăng LDL-c. Uống rượu quá nhiều cũng làm tăng Triglyceride.

Thay đổi thói quen ăn uống

Nên

Không nên

- Ăn nhiều rau quả và trái cây tươi loại ít ngọt (khoảng 500g mỗi ngày), nên ăn trái cây nguyên quả hơn là ép lấy nước uống.

- Ăn nhiều tỏi: Mỗi tuần nên có ít nhất là 03 ngày ăn cá và 01 ngày ăn đậu (đậu phụ, đậu ve, đậu xanh. v.v...) thay cho ăn thịt.

- Nếu ăn thịt, nên chọn các loại thịt nạc không lẫn mỡ, da và gân.

- Nếu ăn tôm, cua. v.v...nên bỏ phần gạch.

- Mỗi tuần chỉ nên dùng 02 quả trứng gà hoặc vịt.

- Nên dùng dầu thay cho mỡ động vật (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu.v.v...)

- Nên uống thật nhiều nước trong ngày (kể cả nước lá chè xanh).

- Thường xuyên dùng các món chiên xào.

- Ăn thường xuyên các thực phẩm có hàm lượng Cholestrol cao (ví dụ: óc heo, mỡ, da gà, da vịt, bì lợn, lòng đỏ trứng, chân giò, bò gân, đồ lòng. v.v...)

- Ăn quá nhiều đồ ngọt (ví dụ: chè, mứt, kẹo, bánh kem, kem, nước ngọt, nước tăng lực, nước trái cây đóng hộp .v.v...)

- Uống quá nhiều rượu, bia (tuy nhiên nếu điều độ mỗi ngày uống 01 ly nhỏ rượu vang đỏ sẽ tốt cho mạch máu). 

Tập thể dục: Tập thể dục nhịp nhàng dưới các hình thức như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp .v.v... ở mức độ không gắng sức là phù hợp. Tập đủ thời gian và thường xuyên, mỗi lần tập cố gắng đủ 30-45 phút và ít nhất tập 03 lần trong 01 tuần. Nếu bị béo phì, thừa cân mà nhiều năm nay không tập thể dục, nay nên quyết tâm luyện tập; lúc đầu tập ít sau tăng dần cố gắng tập đều đặn. Lúc đầu có thể thấy mệt, buồn ngủ vào buổi sáng sau tập, nhưng sẽ quen dần và thấy khỏe hơn.

Duy trì vận động, cố gắng xây dựng thời khóa biểu tập thể dục; coi đó như là một thú vui, có thể xây dựng nhóm cùng tham gia chương trình tập thể dục.

Điều trị có dùng thuốc: Sau khi áp dụng chế độ điều trị không dùng thuốc như trên trong 3 đến 6 tháng, xét nghiệm mà vẫn không cải thiện được tình trạng rối loạn mỡ trong máu; đặc biệt là LDL-c còn cao thì phải dùng thuốc hạ mỡ trong máu.

Hiện nay có nhiều nhóm thuốc hạ mỡ trong máu, như nhóm Fibrate, nhóm Statin, nhóm Resin, nhóm Niacin. Mỗi nhóm có tác dụng hạ mỡ theo những cơ chế khác nhau. Việc lựa chọn sử dụng loại nào phù hợp trong điều trị cho bệnh nhân sẽ do bác sỹ chuyên khoa quyết định. Cần lưu ý là hầu hết các thuốc hạ Lipid máu đều có tác dụng phụ nhất định cho cơ thể. Cho nên bệnh nhân không nên tự dùng thuốc mà không có chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

Bs. Nguyễn Thái Hồng


Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Bác sỹ Lộc Văn Huân- Tấm gương điển hình về Y đức
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 1267
  • Trong tuần: 12 430
  • Tất cả: 1733313
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập