image banner
DUY TRÌ CHẾ ĐỘ ĂN GIẢM MUỐI IOT GIÚP PHÒNG NGỪA MỘT SỐ BỆNH MẠN TÍNH KHÔNG LÂY
Trong bữa cơm mỗi gia đình của người Việt Nam, ngoài các món ăn, vẫn thường có bát nước chấm dùng để chấm. Ở các hàng ăn, trên mỗi bàn ăn đều có sẵn các loại gia vị để người dùng tự thêm vào cho hợp khẩu vị. Tuy nhiên, thói quen ăn uống đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, có nguy cơ làm gia tăng các bệnh mạn tính không lây.

Trong bữa cơm mỗi gia đình của người Việt Nam, ngoài các món ăn, vẫn thường có bát nước chấm dùng để chấm. Ở các hàng ăn, trên mỗi bàn ăn đều có sẵn các loại gia vị để người dùng tự thêm vào cho hợp khẩu vị. Tuy nhiên, thói quen ăn uống đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, có nguy cơ làm gia tăng các bệnh mạn tính không lây.


Giảm muối iot trong chế biến thức ăn sẽ giúp phòng chống bệnh không lây nhiễm. 

Muối iot rất quan trọng đối với cơ thể con người. Thành phần chính của muối iot là Natri và Clo, là hai nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng thể dịch trong cơ thể. Muối iot giúp cơ thể kiểm soát khối lượng máu, điều hòa huyết áp,… Ngoài ra, muối iot là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, dùng trong chế biến và bảo quản thức ăn. Thông thường mỗi ngày sau quá trình hoạt động, có khoảng 0,5 gam muối bị đào thải qua mồ hôi. Nếu thiếu muối iot, cơ thể sẽ mệt mỏi. Thiếu iot muối nặng có thể dẫn tới chuột rút, hoa mắt, chóng mặt, có thể dẫn tới hôn mê và tử vong.

Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thì cơ thể lại phải đối mặt với nhiều nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm. Theo các nghiên cứu, trung bình một người Việt Nam trưởng thành tiêu thụ 9,4 g muối mỗi ngày, gấp hai lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.

Việc thừa muối iot, trước tiên xuất phát từ thói quen ăn mặn của mỗi người. Hơn nữa, thói quen chế biến thức ăn mặn cũng là nguyên nhân khiến cơ thể thừa muối iot. Khi đó, khiến cơ thể có cảm giác khát, dẫn đến uống nhiều nước, tích giữ nước, gây tăng huyết áp. Cơ thể cũng tìm cách tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác, làm tăng cường độ làm việc của hệ bài tiết, tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các hệ cơ quan này. Thói quen ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, suy tim, suy thận, loãng xương, viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư đường tiêu hóa.

Như vậy, thói quen ăn mặn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, mà nếu không đi khám sớm, con người khó có thể phát hiện ra. Vì vậy, cần thực hiện chế độ ăn giảm muối iot từ sớm. Việc thực hiện một chế độ ăn giảm muối iot phải bắt đầu từ việc giảm bớt lượng gia vị khi chế biến món ăn cũng như gia vị chấm khi dùng bữa. Việc giảm muối iot trong chế độ ăn phụ thuộc nhiều vào cách thực hành nấu nướng của người chế biến, ngoài ra còn làthói quen lựa chọn thực phẩm và thói quen ăn uống, cũng như khẩu vị của mỗi thành viên trong gia đình.

Để giảm muối iot, mỗi người cần kiên trì để thay đổi thói quen ăn uống, sử dụng thực phẩm: Từng bước giảm dần thói quen ăn mặn trong bữa cơm hằng ngày cho gia đình. Không sử dụng nhiều nước chấm trong bữa ăn, hạn chế để muối tiêu, muối ớt... trên bàn ăn. Hạn chế việc thường xuyên sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối iot cao như khoai tây chiên, pizza, thực phẩm đóng hộp... Hạn chế các món ăn rán/xào cần dùng kèm với nước chấm. Nên sử dụng nước mắm pha loãng (cùng tỏi, ớt...) trong bữa ăn hàng ngày thay vì nước chấm mặn nguyên chất.

Tác giả: Ngọc Tú

Khoa Truyền thông


Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Bác sỹ Lộc Văn Huân- Tấm gương điển hình về Y đức
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 210
  • Trong tuần: 12 153
  • Tất cả: 1785342
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập