image banner
CẮT ĐỨT 3 MẮT XÍCH LÂY TRUYỀN DỊCH CỦẢ VI RÚT VIÊM GAN B, C
Vi rút VGB và VGC là bệnh truyền nhiễn nguy hiểm, chiếm 70% nguyên nhân gây ung thư gan, 

Vi rút VGB và VGC là bệnh truyền nhiễn nguy hiểm, chiếm 70% nguyên nhân gây ung thư gan, điều nguy hiểm của VGB, VGC là trên 70% người nhiễm không có triệu chứng lâm sàng gì, không đi khám nên không biết mình nhiễm. Bệnh cứ âm thầm lây truyền từ người này sang người khác và gây tổn thương gan; từ viêm gan mãn đến xơ gan, ung thư gan. Khi người bệnh mới có biểu hiện lâm sàng, thì là quá muộn; vì vậy VGB, VGC là được coi là “kẻ giết người thầm lặng”. Tại tỉnh Bắc Kạn, kết quả điều tra tỷ lệ VGB ở lứa tuổi 16-35 trong tháng 6/2018 là 9,5%. Đối với VGC mặc dù chưa có điều tra, nhưng theo thống kê của các cơ sở điềutrị Methadone (MTD), tỷ lệ nhiễm VGC ở các đối tượng nghiện chích ma túy (NCMT) từ 70-90%.

VGB, VGC đều có 3 đường lây truyền như nhau và giống HIV là: đường máu, đường tình dục, đường mẹ sang con. Đối với VGB chủ yếu là lây truyền từ mẹ sang con; nếu không có các biện pháp phòng lây truyền mẹ- con thì  90% trẻ đẻ ra sẽ bị VGB mãn tính; trong số này 20% sẽ dẫn đến xơ gan, ung thư gan. VGB lây qua đường máu,đường tình dục thấp hơn, chỉ dễ lây khi vi rút nhân lên và đường sinh dục bị viêm nhiễm. Đối với VGC chủ yếu lây qua đường máu, nhất là tiêm chích ma túy, do đặc điểm của nhóm NCMT là hay dùng chung xi lanh.  Điều này giải thích tỷ lệ nhiễm VGC của các đối tượng NCMT tại tỉnh ta cao đến 70-90%. Vì vậy để chủ động phòng chống  VGB và VGC thì chúng ta phải cắt đứt được 3 mắt xích của lây truyền dịch là: nguồn truyền nhiễm, đường truyền nhiễm và khối cảm nhiễm. 

Đối với nguồn truyền nhiễm

Nguồn truyền nhiễm chính là người nhiễm hoặc người mắc bệnh VGB, VGC. Để cắt được nguồn này, trước tiên phải tìm ra ai là người nhiễm bằng cách đi khám sức khỏe định kỳ. Có hai xét nghiệm cần thiết, đơn giản phải làm khi khám sức khỏe định kỳ là xét nghiệm test nhanh HBsAg để phát hiện VGB;  test nhanh Anti HCV để phát hiệnVGC. Tại các bệnh viện, bệnh nhân có cơ hội hơn để phát hiện nhiễm VGB, VGC; vì các bệnh nhân đều được lấy máu xét nghiệm; vì vậy tại bệnh viện phải là một điểm giám sát, phát hiện VGB, VGC.

Khi phát hiện người nhiễm VGB, VGC, ta phảilàm các xét nghiệm tiếp theo để khẳng định là viêm gan mãn hay cấp, có đủ điều kiện dùng thuốc kháng vi rút không? nếu VGB, VGC đủ tiêu chuẩn dùng thuốc kháng vi rút thì phải điều trị ngay. Tất cả những người được phát hiện nhiễm VGB  phải được khám sức khỏe định kỳ ít nhất hai lần/năm; cần được tham dự các lớp tập huấn về sự nguy hiểm, biến chứng của bệnh, đường lây truyền  để họ chủ động không làm lây nhiễm cho người khác, biết bảo vệ lá gan để không dẫn đến biến chứng.v.v..

Tóm lại nhiệm vụ của cắt mắt xích này là: Phát hiện bệnh, điều trị bệnh để không còn nguồn truyền nhiễm nữa.

Đối với đường truyền nhiễm

Đường truyền nhiễm của vi rút VGB, VGC là: đường máu, đường tình dục, đường mẹ sang con. Do có ba đường lây truyền giống nhau, cắt được mắt xích này sẽ phòng được cả VGB và VGC. Biện pháp cắt đứt lây truyền VGB mẹ - con là tiêm phòng vắc xin VGB cho trẻ sơ sinh trong vòng 24h. Đối với VGC là không tiêm chích ma túy, nếu ai đã chót NCMT thì phải cai nghiện tại các cơ sở điều trị MTD để cắt đứt lây truyền qua đường máu. Tất cả các cơ sở y tế cần thực hiện nghiêm túc phòng nhiễm khuẩn bệnh viện.v.v…

Tóm lại nhiệm vụ của cắt mắt xích này là: Không để VGB, VGC lây từ người mắc sang người lành nữa.

Đối với khối cảm nhiễm

Khối cảm nhiễm là tất cả mọi người chưa nhiễm VGB, VGC thì đều có nguy cơ nhiễm. Để bảo vệ được khối cảm nhiễm hay là để cắt đứt được mắt xích này, cần tập trung vào tiêm vắc xin VGB cho người chưa nhiễm từ 16 tuổi trở lên (những trẻ sinh từ 2003 về trước đã được tiêm miễn phí vắc xin phòng VGB trong tiêm chủng mở rộng). Tuyên truyền phòng chống nghiện ma túy (NMT), nếu ai đã chót NMT thì không tiêm chích; nếu ai đã chót NCMT thì đi cai NMT tại các cơ sở điều trị MTD. Phòng và điều trị tốt các bệnh lây qua đường tình dục cho cả nam và nữ; không dùng chung các dụng cụ như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, xăm trổ.v.v... Ngành y tế cần tăng cường kiểm tra công tác phòng chống nhiễm khuẩn ở bệnh viện và các phòng khám tư nhân.

Tóm lại nhiệm vụ của cắt mắt xích này là: Bảo vệ cho tất cả những người lành không nhiễm vi rút VGB, VGC.

Ngoài 3 biện pháp trên thì chúng ta phải tuyên truyền cho để người nhiễm không tự kỳ thị với chính mình, không còn sự kỳ thị, phân biệt của gia đình, người thân, với người nhiễm VGB, VGC. Bởi vì kỳ thị sẽ làm tăng lây nhiễm VGB, VGB mà thôi.

Việc áp dụng các biện pháp phòng chống VGB, VGC như trên là dễ dàng,  vì VGB đã có vắcxin phòng bệnh, VGC đã có thuốc điều trị khỏi hẳn. Nếu bị nhiễm VGB thì có thể sống chung suốt đời với vi rút, không sợ biến chứng, nếu tích cực thực hiện các biện pháp bảo vệ lá gan của mình, đi khám bệnh định kỳ theo lịch hẹn của Bác sỹ.

Bs. Nguyễn Thái Hồng

Phó Giám đốc, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn


Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Bác sỹ Lộc Văn Huân- Tấm gương điển hình về Y đức
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 1155
  • Trong tuần: 12 575
  • Tất cả: 1787987
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập