image banner
THUỐC VÀ CÁC BỆNH: VIÊM GAN VIRUS, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, LAO SẼ GÂY NGUY HIỂM CHO GAN NHƯ THẾ NÀO?
Phần lớn thuốc khi vào cơ thể  sẽ  được chuyển hóa tại gan trước khi được đào thải qua đường mật hoặc qua thận. Gan được coi như là một nhà máy xử lý chất độc cho cơ thể và khi gan bị viêm do nhiễm virus viêm gan hoặc mắc các bệnh: đái tháo đường, lao thì hậu quả sẽ rất khôn lường.

Phần lớn thuốc khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa tại gan trước khi được đào thải qua đường mật hoặc qua thận. Gan được coi như là một nhà máy xử lý chất độc cho cơ thể và khi gan bị viêm do nhiễm virus viêm gan hoặc mắc các bệnh: đái tháo đường, lao thì hậu quả sẽ rất khôn lường.

Phần lớn thuốc khi vào cơ thể được chuyển hóa tại gan trước khi được đào thải qua đường mật hoặc qua thận. Bình thường, thuốc đưa vào cơ thể là chất không độc, nhưng sau khi được chuyển hóa tại gan, một số thuốc lại trở thành chất gây độc với chính gan.Thuốc có thể gây độc cho gan ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến hoại tử tế bào gan rất nặng, bệnh có thể cấp tính nhưng cũng có thể mạn tính. Bệnh thường xuất hiện trong vòng từ 5 - 90 ngày sau khi dùng thuốc, với biểu hiện rất khác nhau từ chán ăn, mệt mỏi cho đến vàng da, nước tiểu vàng, đau tức vùng gan, xuất huyết dưới da; thậm chí có thể xuất hiện xuất huyết tiêu hóa, hôn mê gan, suy gan nặng dẫn đến tử vong. Với sự ra đời của nhiều thuốc mới, nên các thuốc gây độc cho gan ngày càng nhiều, trong đó phải kể đến các nhóm thuốc như giảm đau hạ sốt, thuốc kháng virus, thuốc điều trị lao, điều trị đái tháo đường. v.v...

Thuốc giảm đau hạ sốt Paracetamol

Đây là thuốc dùng phổ biến để điều trị hạ sốt, giảm đau; thuốc gây độc cho gan tùy theo liều sử dụng và cơ địa, tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Tổn thương gan do Paracetamol là dạng phổ biến nhất của bệnh gan do thuốc hiện nay.  Vì vậy khi điều trị cần chú ý xem xét liều lượng gây độc cho gan; với liều nhỏ hơn 2 - 3g/ngày thì bệnh nhân có thể chịu đ ng được, với điều kiện là không uống rượu và không bị các bệnh lý về gan mật.Khi dùng đường uống với liều lớn hơn 10 - 15g sẽ đưa đến tổn thương gan nặng thường sẽ tử vong. Ở người nghiện rượu, liều Paracetamol thông thường điều trị vẫn có thể gây độc cho gan, vì vậy phải cẩn thận khi dùng Paracetamol cho người hay uống rượu.

Thuốc kháng Retro virus (thuốc kháng virus)

Phần lớn các thuốc kháng Retro virus gây viêm gan, tổn thương gan rất đa dạng từ gan nhiễm mỡ đến viêm gan cấp, tiến triển bệnh có thể dẫn đến tử vong.

Thuốc chống lao

Các thuốc như Isoniazid, Rifampicin, Streptomycin..., đặc biệt là Isoniazid (INH)làm tăng men gan ngay trong vài tuần sau khi bắt đầu điều trị lao. Tác dụng này xảy ra ở khoảng 10 - 20% bệnh nhân dùng INH.

Đặc biệt khoảng 0,1 - 2% bệnh nhân khi dùng INH có thể suy gan cấp. Bệnh nhân lớn hơn 50 tuổi có nhiều nguy cơ bị viêm gan khi dùng INH. Vì vậy khi điều trị nên theo dõi kỹ để phát hiện viêm gan do INH để ngưng điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng nặng cho gan.

Một số nhóm thuốc khác

Ngoài ra,một số nhóm thuốc khác cũng có thể gây hại gan như thuốc điều trị đái tháo đường (Sulfamid, Troglitazone, Rosiglitazole); thuốc điều trị nấm (Nystatin, Ketoconazole,Fuconazole), thuốc kháng giáp trạng (PTU, MTU); thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp (Methyldopa).

Mắc bệnh viêm gan

Khi nhiễm viêm gan, nhất là viêm gan virus B hoặc C ở giai đoạn cấp thì  các tế bào gan bị viêm rồi hoại tử và ứ tắc dịch mật. Với nhiều đợt bị viêm  cấp như vậy thì các tế bào gan bị tổn thương ngày càng lan rộng, dần dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Mắc bệnh viêm gan virus B, C cùng với đái tháo đườngvà bệnh lao

Bên cạnh những tác dụng phụ của thuốc gây độc với gan như trên thì đối với các bệnh nhân bị viêm gan virus B và C lại bị mắc các bệnh như đái tháo đường hoặc lao thì lá gan của bệnh nhân phải chịu gánh nặng kép là: Gan bị viêm do sự tàn phá của virus viêm gan B, C; gan bị viêm do phải dùng các thuốc điều trị đái tháo đường và thuốc chống lao.

Những bệnh nhân chỉ cần bị nhiễm viêm gan B hoặc C mà nghiện rượu thì đã nặng lắm rồi; nay nếu mắc thêm bệnh đái tháo đường hoặc bệnh lao thì lá gan của bệnh nhân sẽ bị dồn dập tấn công bởi hóa chất (rượu, các thuốc điều trị đái tháo đường, lao) và virus viêm gan B, C. Những bệnh nhân như thế này thì tiên lượng rất nặng.

Theo tổ chức y tế thế giới người bệnh mắc đái tháo đường thì nguy cơ mắc bệnh lao sẽ cao hơn 2-3 lần người không mắc đái tháo đường. Nguyên nhân là do cơ thể bị suy giảm miễn dịch làm cho sức đề kháng giảm sút, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao có sẵn trong cơ thể phát triển thành bệnh lao.  Về điều trị lao phổi/ đái tháo đường gặp một số khó khăn vì vừa phải chữa đái tháo đường vừa phải chữa bệnh lao. Chức năng gan của bệnh nhân đái tháo đường đã yếu, nay lại phải cáng thêm các thuốc chữa lao độc với gan.

Giải pháp về y tế dự phòng

Để tránh được những tác hại, nguy cơ và các bệnh trên đối với lá gan thì chúng ta cần làm tốt các biện pháp sau đây:

Tiêm vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh đẻ ở các bệnh viện, tiêm vắc xin BCG để phòng lao cho trẻ dưới 01 tuổi.

Xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B: Trẻ em từ 15 tuổi trở lên và người lớn cần làm xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B, C (không làm xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B cho trẻ dưới 15 tuổi vì đã được tiêm viêm gan B miễn phí trong tiêm chủng mở rộng từ năm 2002). Nếu âm tính (không nhiễm viêm gan B) thì tiêm phòng viêm gan B với 3 mũi:

Mũi tiêm 1:   Ngày bắt đầu tiêm

Mũi tiêm 2:    Cách 1 tháng mũi đầu tiên

Mũi tiêm 3:    Cách mũi 1 là 6 tháng

Mũi tiêm 4(nhắc lại): Sau 5 năm

(Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh viêm gan C)

Nếu nhiễm virus viêm gan B hoặc C thì thực hiện các biện pháp dự phòng sau: Không uống rượu bia, cân nhắc khi dùng các thuốc có hại cho gan. Định kỳ làm xét nghiệm để kiểm tra chức năng gan, làm xét nghiệm để đánh giá sự nhân lên của virus viêm gan B và xem bệnh ở giai đoạn cấp tính hay mãn tính như: HBeAg, anti-HCV và làm xét nghiệm HBV/HCV-RNA (xét nghiệm sinh học phân tử để đếm số lượng virus viêm gan B, C). Nếu làm xét nghiệm HBV/HCV-RNA cho kết quả là số bản coppy >105 thì tiếnhành điều trị bằng thuốc kháng Retro virus theo phác đồ của Bộ Y tế.

Kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường: Tăng cường sàng lọc để phát hiện bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường; loại bỏ các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường có thể can thiệp được như: Thừa cân, béo phì, sống tĩnh tại, ăn uống không hợp lý... Nếu mắc tiền đái tháođường (đường huyết lúc đói từ 5,6-7mmol/ml) thì tích cực phòng tránh và loại bỏ các yếu tố nguy cơ như trên, nếu mắc đái tháo đường(đường huyết lúc đói từ ≥ 7mmol/ml)thì điều trị đúng theo phác đồ của Bộ Y tế, tránh tiếp xúc với các bệnh nhân lao.

Kiểm soát tốt bệnh lao:Tăng cường khám sàng lọc để phát hiện bệnh nhân lao, điều trị triệt để đúng phác đồ bệnh nhân mắc lao của Bộ Y tế, nhất là lao phổi vì là nguồn truyền nhiễm bệnh lao.

Bs. Nguyễn Thái Hồng


Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ- T5G
  • Bác sỹ Lộc Văn Huân- Tấm gương điển hình về Y đức
1 2 3 4 5  ... 
image

  • Hôm nay: 548
  • Trong tuần: 5 768
  • Tất cả: 1826116
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Địa chỉ: Số nhà 96, Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn
  • Email: ttksbt@backan.gov.vn
  • Điện thoại: (0209) 3870943
Đăng nhập